e) Tính hữu hình
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong kinh doanh lưu trú
Để cho khách sạn hoạt động ngày một tốt hơn hàng năm khách sạn thường trích ra 5% tổng doanh thu toàn khách sạn, tương đương với trên dướu 1 tỷ đồng cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ lao động toàn khách sạn.
Trong khách sạn muốn nâng cao chất lượng phục vụ là phải tạo cho nhân viên thích ứng với cơ chế thị trường, luôn luôn coi khách hàng là “thượng đế”. Muốn vậy trước mắt khách sạn phải đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhất là đối với nhân viên ở các bộ phận buồng và lễ tân, trang bị cho nhân viên những kiến thức mới với những kỹ năng phục vụ và kỹ năng giao tiếp phục vụ, nhất là ngoại ngữ bởi đây là hai bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, không chỉ là khách trong nước mà cả khách nước ngoài đồng thời chất lượng dich vụ lưu trú của khách sạn được đánh giá là tốt hay không phụ thuốc rất lớn vào hai bộ phận trên.
Khách sạn Công Đoàn Việt Nam cần thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên về mặt chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ theo hình thức đào tạo tại chỗ thông qua trao đổi thử làm trong thực tế dưới sự hưỡng dẫn của những giảng viên được mời về giảng dạy hay dưới sự chỉ bảo của những nhân viên có kinh nghiệm trong khách sạn hoạc được gửu đi học tập ở những đơn vị khác để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách. Bên cạnh đó kết kợp với tuyển dụng theo tiêu chuẩn và khuyến khịch mọi người tự học, tìm hiểu để tự mình cũng có thể nâng cao trình độ và nghiệp vụ.
Đối với nhân viên trong bộ phận lưu trú cần được đào tạo lại theo đúng chuyên, môn nghiệp vụ, thường xuyên mời các chuyên gia cao cấp, giáo viên nhiều hinh nghiệm giảng dạy và được tham gia các khoá học bồi dưỡng nâng cao nghiệp cụ chuyên môn do sở du lịch tổ chức. Ngoài trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, các nhân viên phải có phong cách phục vụ nhanh gọn nhiệt tình tuyệt đối không để khách chờ lâu.
Trang phục của nhân viên phải đồng bộ, gọn gàng sạch sẽ phù hợp với công việc và phải đeo phù hiệu của khách sạn.