Trong sản xuất chế phẩm, nếu các chủng có khả năng đối kháng nhau có thể gây mất khả năng tồn tại của các chủng trong hỗn hợp vi sinh, dẫn đến việc giảm phát huy tác dụng probiotic của các chủng này trong chế phẩm. Vì vậy, cần phải tiến hành xác định tính đối kháng của 4 chủng TL4, NS1, BC và BB2 theo phương pháp cấy vạch đĩa thạch, sử dụng môi trường MRS trên đĩa petri, cấy vạch thẳng đều 4 chủng chéo nhau, khả năng đối kháng nhau hay không của các chủng sẽ được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54
Hình 3.11. Khả năng đối kháng giữa các chủng TL4, NS1, BC và BB2
biểu hiện ở vị trí giao giữa các đường cấy các chủng. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 3.11 Tính đối kháng giữa các chủng TL4, NS1, BC và BB2 Ký hiệu chủng TL4 NS1 BC BB2 TL4 - - - NS1 - - - BC - - - BB2 - - - (*) : - : không đối kháng
Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy: Sau 24h nuôi ở tủ ấm 370C cả 4 chủng TL4, NS1, BC và BB2 đều sinh trưởng rất tốt. Ở vị trí giao giữa các đường không thấy xuất hiện sự ức chế phát triển của các chủng với nhau, biểu hiện ở chỗ các chủng vẫn sinh trưởng bình thường ở vị trí giao thành các
đường thẳng liền mạch (hình 3.11). Điều này chứng tỏ 4 chủng TL4, NS1, BC và BB2 không có sự đối kháng nhau và hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp với nhau trong quá trình tạo chế phẩm probiotic. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu đã được công bố trước đây của Xiao-Hua Guo và cs (2010) [52] khi nghiên cứu về 3 chủng Lactobacillus salvarius G1-1, L. reuteri G8-5 and L. reuteri G22-2; của Đào Thị Lương và cs (2010) [8] khi tiến hành phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic dùng trong chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55