Khả năng chống chịu của các chủng TL4, NS1, BC và BB2 trong môi trường

Một phần của tài liệu Phân lập và tuyển chọn một số chủng Lactobacillus có khả năng sinh axit Lactic cao từ các sản phẩm lên men tại khu vực thành phố Thái Nguyên (Trang 50 - 52)

trường muối mật 0,3%

Khả năng chịu muối mật cũng là một đặc tính quan trọng của các vi sinh vật probiotic cho phép chúng tồn tại, phát triển và ảnh hưởng lợi ích cho tiêu hóa của vật chủ, đã chỉ ra rằng probiotic chỉ phát huy tác dụng có lợi lên vật chủ khi chúng định cư và tồn tại trong ruột non. Môi trường ruột non chứa pancreatine và muối mật là các yếu tố ức chế sinh trưởng của vi sinh vật. Theo Prasad và cs (1998) [43] thức ăn được tiêu hóa trong ruột non của vật nuôi trong khoảng 4 giờ, khi tiêu hóa thức ăn nồng độ muối mật giới hạn trung bình là 0,3% (w/v). Nghiên cứu của Gilliland và cs (1984) [31] cũng chỉ ra rằng muối mật 0,3% được xem là nồng độ để tuyển chọn các chủng vi sinh vật mang đặc tính probiotic.

Kết quả khảo sát khả năng chống chịu trong môi trường muối mật được trình bày ở bảng 3.9 và hình 3.8

Bảng 3.9. Khả năng chống chịu của các chủng TL4, NS1, BC và BB2 trong môi trƣờng có muối mật 0,3%

ĐVT: x105 CFU/ml

Ký hiệu chủng Thời gian (giờ)

0 1 2 3 4

TL4 6,500,08f 6,750,15d 7,050,09c 7,300,07b 7,650,06a NS1 7,100,07cd 6,950,08c 6,900,03f 7,050,09b 7,150,05a BC 6,070,04d 5,900,07f 6,500,02bc 6,450,03b 6,850,09a BB2 5,300,09b 5,100,06c 4,850,05d 4,700,1df 5,900,08a

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51

a,b,c,d,f Giá trị với chữ cái khác nhau là khác nhau đáng kể trong cùng một hàng (P <0,05).

Từ kết quả bảng 3.9 ở nồng độ 0,3% muối mật được bổ sung, mật độ tế bào của các chủng ở thời điểm 4 giờ đều tăng so với thời điểm 0 giờ khảo sát. Tuy nhiên, khả năng sống xót và sinh trưởng của bốn chủng TL4, NS1, BC và BB2 có sự khác biệt nhau. Sự ảnh hưởng của muối mật tới chủng BB2 là rõ ràng nhất, ở thời điểm 3 giờ số lượng tế bào vẫn có xu hướng giảm so với thời điểm 0 giờ, nhưng đến thời điểm 4 giờ mật độ tế bào đã tăng lên (P<0,05). Ngược lại chủng TL4 không bị ảnh hưởng của của muối mật tới sự tồn tại và sinh trưởng của tế bào. Hai chủng NS1 và BC ở thời điểm 2 giờ mật độ tế bào có xu hướng giảm (mức giảm ít hơn so với chủng BB2) nhưng sau đó đều tăng lên (P<0,05). Theo nghiên cứu của Du Toil và cs (1998) [26] cho rằng sự đặc tính chống chịu trong môi trường có muối mật của các vi khuẩn được quyết định bởi sự có mặt một loại enzyme bile salt hydrolase, tác dụng của enzyme này làm giảm hoạt độc bằng cách cắt phân tử hidro trong muối mật. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả [17], [35] khi tiến hành khảo sát đặc tính probiotic của các chủng Lactobacillus spp. trong môi trường chứa muối mật với nồng độ 0,3%.

Hình 3.9. Biến động số lƣợng tế bào của các chủng TL4, NS1, BC và BB2 trong có muối mật 0,3% 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 Thời gian ChủngTL4 Chủng NS1 Chủng BC Chủng BB2 x10 5 CFU /ml 0 1 2 3 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52

Một phần của tài liệu Phân lập và tuyển chọn một số chủng Lactobacillus có khả năng sinh axit Lactic cao từ các sản phẩm lên men tại khu vực thành phố Thái Nguyên (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)