Trong kinh doanh thì khách hàng là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một Ngân hàng. Mặc dù NHTMCPNTVN - CNHN là một Ngân hàng rất có uy tín trong lĩnh vực TTQT và có mối quan hệ rất tốt với các doanh nghiệp XNK, tuy nhiên để có thể tiếp tục phát triển dịch vụ TTQT mạnh hơn nữa NHNT cần chú ý việc duy trì và mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Để giữ chân những khách hàng lâu năm, thường xuyên giao dịch với NHNT thì Ngân hàng nên có những chính sách ưu đãi riêng dành cho họ và cho họ thấy được rằng chỉ có những khách hàng quen thuộc như họ thì mới có được những sự ưu đãi đặc biệt này: tặng những phần quà gắn liền với hình ảnh của Ngân hàng nhân ngày thành lập Ngân hàng; tổ chức thăm hỏi nhân dịp công ty của khách hàng tổ chức những sự kiện quan trọng; thường xuyên tổ chức hội nghị dành cho những khách hàng thân thiết để tìm hiểu nhu cầu của họ: cung cấp cho họ những thông tin về những dịch vụ thanh toán mới; tư vấn miễn phí về những thắc mắc của họ xung quanh việc thanh toán qua Ngân hàng.
Để tìm kiếm và thu hút thêm nhiều khách hàng mới thì NHTMCPNTVN - CNHN nên tổ chức những cuộc hội thảo miễn phí, sử dụng các chương trình tiếp thị kết hợp với các hình thức thức tiếp thi trực tiếp như gửi e-mail, điện thoại ...trực tiếp đến các doanh nghiệp XNK để cho họ thấy được những ưu điểm vượt trội trong chất lượng thanh toán của NHTMCPNTVN - CNHN, nêu ra những lý do mà họ không thể từ chối khi thanh toán qua NHTMCPNTVN - CNHN
Đối với những khách hàng đã thôi giao dịch tại NHTMCPNTVN - CNHN thì Ngân hàng cần điều tra nguyên nhân mà họ thôi không giao dịch tại NHTMCPNTVN - CNHN là xuất phát từ những thiếu sót của Ngân hàng đã tạo cho họ sự không hài lòng hay những Ngân hàng khác có chính sách hấp dẫn hơn để từ đó diều chỉnh chính sách của Ngân hàng để giữ chân những khách hàng đang giao dịch và thậm chí là thu hút những khách hàng đã ngưng giao dịch quay trở lại. Dù cho Ngân hàng có bất kỳ chính sách nào đi nữa thì cũng cần phải có thêm sự kết hợp hết sức quan trọng đó là thái độ của nhân viên.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1.Đối với cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước
3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
Chính Phủ cần sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam làm cơ sở điều chỉnh
và tạo môi trường pháp lư cho hoạt động TTQT của NHTM, đặc biệt là luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…; cho giao dịch thanh toán XNK, như các văn bản luật, dưới luật quy định và hướng dẫn giao dịch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người mua và người bán trong hợp đồng ngoại thương cũng như quyền và lợi ích của các ngân hàng tham gia trong giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ.
Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Thương mại thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thương mại phát triển theo hướng khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân TTQT. Bên cạnh đó cần có các văn bản liên ngành phối hợp chặt chẽ hoạt động của ngân hàng và hoạt động của các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Thương mại, Tư pháp, Hải quan, Thuế ... nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, chỉ đạo các ngành hữu quan thống nhất thực hiện các văn bản đã ban hành về nghiệp vụ thanh toán XNK, tránh mâu thuẫn lẫn nhau trong quá trình hướng dẫn thực hiện.
3.3.1.2. Tạo môi trường kinh tế -chính trị- xã hội ổn định
Một môi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định là nền tảng cho sự phát triển của mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động kinh doanh. Bởi một nền kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, an toàn, tăng trưởng bền vững tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán phát triển, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng sẽ giúp hệ thống ngân hàng nói chung và NHTMCPNTVN- CNHN nói riêng phát triển được dịch vụ thanh toán quốc tế của mình.
Vì vậy Chính Phủ cần có các biện pháp giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, duy trì chỉ số giá tiêu dùng hợp lý, cơ cấu ngành phù hợp với xu thế và tiềm năng của đất nước, giảm thất nghiệp, phòng chống tội phạm…
3.3.1.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Thanh toán điện tử nói chung và thanh toán xuất nhập khẩu nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của công nghệ thông tin quốc gia. Do đó, Bộ thông tin và truyền thông cần có chiến lược đầu tư thích đáng vào cơ sở hạ tầng viễn
thông để thúc đẩy sự phát triển của thanh toán điện tử cũng như hoạt động thanh toán XNK theo hướng nhanh chóng, an toàn tiện lợi, sớm đưa công nghệ nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà nước
3.3.2.1. NHNN cần có những biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường nhằm giải quyết các quan hệ trao đổi, cung cấp ngoại tệ giữa NHNN với các ngân hàng thương mại và giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Vì vậy, để NHTMCPNTVN- CNHN mở rộng quan hệ thanh toán quốc tế, phục vụ tốt cho hoạt động thanh toán XNK hàng hoá thì việc phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là rất cần thiết.
Trong thời gian tới, để hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, Ngân hàng nhà nước và các đối tượng có liên quan cần thực hiện các công việc sau:
Thứ nhất, cần giám sát và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hối trong ngày bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Thứ hai, mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường.
Thứ ba, phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ và các hình thức mua bán ngoại tệ như mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai…
3.3.2.2. Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp sao cho tỷ giá luôn đảm bảo có lợi cho các nhà XNK.
NHNN với vai trò tham mưu cho Chính Phủ đưa ra những chính sách quản lý ngoại tệ có hiệu quả nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động XNK.
3.3.2.3. Tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước.
tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong và ngoài nước là vô cùng quan trọng. Để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho trung tâm để có điều kiện thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Cần có cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về tình hình dư nợ của các doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng.
3.3.3. Đối với khách hàng
3.3.3.1. Củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và TTQT cho cán bộ làm công tác XNK.
Doanh nghiệp cần bố trí đội ngũ cán bộ thông thạo nghiệp vụ ngoại thương, trình độ pháp lý trong thương mại quốc tế làm công tác XNK. Chủ động nắm bắt thời cơ, thận trọng khi đàm phán ký kết hợp đồng, sao cho hợp đồng phải cụ thể, chính xác, rõ ràng, đầy đủ các điều khoản, nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên, phạm vi và đối tượng xử lý khi có tranh chấp xảy ra. Tránh những từ ngữ mập mờ khó hiểu, gây bất lợi sau này. Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên thường xuyên xử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về XNK và TTQT do các trường đại học, các NHTM tổ chức. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp nên có một bộ phận pháp chế hoặc sử dụng tư vấn pháp lý để tránh được các các bất đồng hoặc tranh chấp có thể xảy ra trong kinh doanh và trong thanh toán.
3.3.3.2. Nghiên cứu tìm hiểu kỹ thị trường để lựa chọn đúng bạn hàng.
Trong xu thế mở rộng giao lưu, buôn bán với nước ngoài, ngân hàng không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi mối quan hệ với những bạn hàng truyền thống mà phải mở rộng quan hệ ra bên ngoài. Tự bản thân doanh nghiệp không thể nắm vững được hết khả năng tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, thậm chí nhiều khi hợp đồng được ký kết thông qua các hoạt động quảng cáo hoặc do khách hàng khác giới thiệu nên dễ xảy ra rủi ro. Doanh nghiệp có thể thông qua Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phục vụ mình, các tổ chức của Việt Nam ở
nước ngoài để nắm bắt thông tin, tìm hiểu đối tác.
3.3.3.3 Trung thực trong các mối quan hệ làm ăn với bạn hàng và với ngân hàng, tranh thủ sự tư vấn của ngân hàng.
Trong quan hệ với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ theo đúng các thông lệ quốc tế, không nên vì mối quan hệ trước mắt mà đánh mất uy tín của bản thân doanh nghiệp và của các ngân hàng Việt Nam.
3.3.4. Đối với NHNT Việt Nam
NHTMCPNTVNcần chú trọng tới công tác đào tạo và tái đào tạo các thanh toán viên, tạo cơ hội cho họ cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực Thanh toán quốc tế. Mặt khác, đội ngũ cán bộ thanh toán viên của ngân hàng còn thiếu, đặc biệt là ở các chi nhánh. Một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, giải quyết công việc đôi khi bị chồng chéo. Do đó, NHTMCPNTVNcần bổ xung nhân lực cho các CN.
Cuối cùng, NH cần quan tâm mở rộng mạng lưới quan hệ đại lý với các NH đại lý trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Thanh toán quốc tế. Từ đó nâng cao hiệu quả và phạm vi hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3 chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp kiến nghị dựa trên cơ sở phân tích đặc thù của NHNT nói chung và NHTMCPNTVN- CNHN nói riêng và tình hình thanh toán L/C trên thị trường Việt Nam, nhằm giúp cho NHTMCPNTVN- CNHN phát huy điểm mạnh, khắc phục khó khăn, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để nâng cao hình ảnh NHTMCPNTVN trên thị trường, thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Chi nhánh ngày càng phát triển.
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một sự kiện quan trọng mở ra các cơ hội cũng như các thách thức cho nền kinh tế Việt Nam để ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoạt động thương mại và Ngân hàng đang ngày một sôi động và phát triển, nhất là khi có sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu không những tăng lên về kim ngạch mà tăng lên cả về quy mô và chất lượng.
Là Chi nhánh của một ngân hàng có thế mạnh về thanh toán và có lợi thế về dịch vụ thanh toán ở thị trường nội địa, lại hoạt động trên một địa bàn đông dân, kinh tế sôi động, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh hà Nội có những thuận lợi nhất định trong việc phát triển hình thức TTQT này. Với kinh nghiệm hoạt động trong công tác thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội đã đạt được một số thành công nhất định mặc dù so với toàn hệ thống là còn khiêm tốn. Ngân hàng cũng xác định đây mới chỉ là kết quả bước đầu, phía trước còn rất nhiều khó khăn và thách thức.
Qua thời gian nghiên cứu lý luận cũng như tìm hiểu thực tế và trên cơ sở sử dụng phương pháp luận khoa học, chuyên đề đã tìm ra một số nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán L/C. Đồng thời đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo L/C giúp Vietcombank nói chung và NHTMCPNTVN- CNHN nói riêng phát triển hiệu quả hoạt động thanh toán kinh doanh XNK.
Do giới hạn về thời gian, phạm vi nghiên cứu cũng như nhận thức, chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong khoa cùng các cán bộ ngân hàng để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS.Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch
kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, 2006
2. GS.TS.Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005
3. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang Thanh toán quốc tế bằng L/C, NXB Thống kê, 2009
4. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, Tài chính Quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở. 5. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại
thương, NXB Thống kê, 2009
6. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, 2009
7. TS.Nguyễn Thị Hồng Hải, Bài giảng môn Thanh toán quốc tế
8. TS.Nguyễn Thị Hồng Hải, Hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế đối với ngân
hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án
tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, 2008
9. Báo cáo thường niên của Chi nhánh NHNTVN chi nhánh Hà Nội năm 2008 – 2010
10. Bộ thương mại, Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam, 2008-2010.
11. Chiến lược tăng tốc phát triển trong năm 2011 của Vietcombank (trích từ báo VNEconomy).
12. GS.TS. Lê Văn Tư và Lê Tùng Vân, Tín dụng tài trợ XNK, TTQT, và kinh doanh ngoại tệ.
13. Hướng dẫn nghiệp vụ TTQT – NHNT Việt Nam.
14. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank (trích từ trang web vietcombank.com.vn).
15. Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998 16. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam
17. Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, NXB chính trị quốc gia.
18. Ngân hàng Nhà nước, Kế hoach hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng, Hà Nội, 2003.
19. PGS.TS.Bùi Xuân Lưu, Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Giáo dục, Đại học Ngoại thương, Hà Nội, 1995
20. PGS.TS.NGƯT.Đinh Xuân Trình, Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Lao động - Xã hội, 2006
22. Th.S. Dương Hữu Hạnh, Cẩm nang nghiệp vụ xuất nhập khẩu, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000
23. TS.Lại Ngọc Quý, Những vấn đề cơ bản nhằm hoàn thiện các nghiệp vụ
thanh toán quốc tế của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án
tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội, 2002
24. TS.Vũ Thị Thúy Nga, Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT
của NHNTVN, luận án TS (2003).
25. TS.Vũ Thị Thúy Nga, Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học
viện Ngân hàng, 2003
26. International Commerce Term-Incoterm 2000
27. International Standard Banking Practice for the Examination ò Document