2.2.1.1.Văn bản mang tính chất quốc tế.
Hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng liên quan đến các đối tượng ở các quốc gia khác nhau, do đó, các NHTM Việt Nam phải tuyệt đối tuân thủ những quy định mang tính bắt buộc cũng như những thông lệ quốc tế. Cụ thể là: Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - UCP600, Incoterm 2000, URC 522, UR 525, ULB.
a. Qui tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform custom and practice
Văn bản UCP do phòng thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) soạn thảo và ban hành.
Bản UCP đầu tiên được soạn thảo và công bố vào năm 1933 và được hội nghị ICC lần thứ 7 tại Viene thông qua, ấn phẩm và có hiệu lực cùng năm 1933. Sau đó nó được ICC chỉnh sửa bổ sung hoàn chỉnh qua năm lần sửa đổi vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983 và lần cuối vào năm 2006 có hiệu lực từ 1/2007, ấn phẩm có tên UCP 600. UCP là văn kiện tập hợp toàn bộ những qui tắc và định nghĩa thống nhất quốc tế, được hầu hết các quốc gia (hơn 165 quốc gia) công nhận. UCP cũng phân định rõ ràng, cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các bên tham gia vào giao dịch tín dụng chứng từ.
- Tính chất pháp lý tùy ý của UCP
+ Tất cả các phiên bản UCP đều còn nguyên giá trị, phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước. Do đó, khi dẫn chiếu phải nói rõ áp dụng UCP nào.
+ Chỉ khi trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP thì nó mới trở nên có hiệu lực pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên tham gia.
+ Các bên có thể thỏa thuận trong L/C: Không thực hiện hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản qui định trong UCP, hoặc bổ sung thêm những điều khoản vào L/C mà UCP không đề cập.
+ Trong giao dịch L/C, các bên trước hết phải tuân thủ các điều khoản của L/C, sau đó là các điều khoản của UCP được áp dụng.
- Hình thức UCP: UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản so với 49 điều
khoản của UCP 500, trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa các thuật ngữ gây tranh cãi trong UCP 500.
- Phạm vi áp dụng: UCP là văn bản pháp lý mang tính chất quốc tế rộng rãi,
chỉ áp dụng trong thanh toán quốc tế chứ không áp dụng trong thanh toán nội địa.
b. Tập quán tiêu chuẩn quốc tế ISBP
Ngoài UCP 600, trong thanh toán tín dụng chứng từ cũng có thể vận dụng văn bản “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong thanh toán quốc tế” (The international standard banking practice for the
examination of documents under documentary credit) do ICC phát hành và được thông qua 10/2002. Hiện nay ISBP được coi là tài liệu chính thức của ICC. Có hai cặp đôi: UCP 600 đi với ISBP 681 và UCP 500 đi với ISBP 645.
ISBP không sửa đổi UCP mà nó giải thích chi tiết và rõ ràng hơn cách áp dụng các qui tắc của UCP trong giao dịch. ISBP phản ánh tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế cho các bên tham gia thư tín dụng. Thông qua việc sử dụng ISBP, những người kiểm tra chứng từ có thể thực hiện công việc của mình phù hợp với tập quán mà đồng nghiệp của họ đang sử dụng trên toàn thế giới. Nhờ đó có sự giảm đi đáng kể số lượng chứng từ bị từ chối thanh toán do có sự khác biệt trong lần xuất trình đầu tiên.
c. Qui tắc thống nhất và hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ - URR
URR (Uniform rules for bank to bank reimbursement under documentary credit) xuất bản ấn phẩm số 525 năm 1996 ràng buộc trách nhiệm các bên tham gia trong các giao dịch hoàn trả giữa các ngân hàng.URR gồm 17 điều kiện với 4 nhóm:
- Nhóm A: Điều khoản chung và định nghĩa (điều 1 tới điều 3) - Nhóm B: Nghĩa vụ và trách nhiệm (điều 4 và điều 5)
- Nhóm C: Hình thức và thông báo ủy quyền, sửa đổi và đòi tiền (điều 6 - 12) - Nhóm D: Một số điều khoản khác (điều 13 - 17)
2.2.1.2.Văn bản mang tính chất quốc gia.
a. Phạm vi quốc gia.
- Nghị định 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của chính phủ về quản lý ngoại hối.
- Thông tư 01/1999/TTQT – NHNN7 ngày 16/4/1999 của NHNN Việt Nam hướng dẫn thi hành nghị định số 63/1998/NĐ – CP về quản lý ngoại hối.
- Nghị định 90/1998/NĐ – CP ngày 07/11/1998 của chính phủ ban hành quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
- Thông tư 03/1999/TTQT – NHNN7 ban hành ngày 12/08/1999 của NHNH Việt Nam hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp.
- Quyết định 283/2000/QĐ – NHNN14 ngày 25/08/2000 của thống đốc NHNN Việt Nam ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.
- Quyết định 386/2001/QĐ – NHNN ngày 11/04/2001 của thống đốc NHNN về việc sửa đổi một số điều trong quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành theo quyết định 283/2000/QĐ – NHNN của thống đốc NHNN.
- Quyết định 711/2001/QĐ – NHNN ngày 25/05/2001 ban hành quy chế mở thư tín dụng nhập trả hàng chậm (Điều 15 của quy chế được sửa đổi bởi quyết định số 1233/2001/QĐ – NHNN).
- Quyết định 226/2002/QĐ – NHNN ngày 26/03/2002 ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Một số yêu cầu khi mở L/C trả ngay, quy định tại công văn 405/NHNN – QLNH ngày 23/01/2006 của Vụ quản lý ngoại hối NHNN.
- Chỉ thị số 05/2008/CT – NHNN ngày 09/10/2008 về một số biện pháp đảm bảo an toàn hiệu quả hoạt động kinh doanh của các TCTD.
b. Phạm vi Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
- Quyết định số 1355/NHNT-QLTD,ngày 12/10/2001,về thực hiện mở L/C trả chậm ban hành theo QĐ711/2001/QĐ-NHNN.
- Quyết định số 29/2001/QĐ-NHNT-THTT,ban hành ngày 16/04/2001 về việc ban hành ‘Quy trình ký thuật nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu theo hình thức Thư tín dụng chứng từ và Nhờ thu kèm chứng từ với ngân hàng nước ngoài trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.”
- Quyết định 40/QĐ/NHNN.THTT ngày 21/08/2008 về việc ban hàn quy trình thanh toán xuất nhập khẩu theo hình thức tín dụng chứng từ và nhờ thu chứng từ trong hệ thống NHNTVN.
- Công văn số 1772/CV – VCB ngày 30/10/2009 của Hội sở chính triển khai công tác hoạt động của Ngân hàng trong đó có hoạt động TTQT.
NHTMCPNTVN - CNHN là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, vì thế hoạt động thanh toán TDCT của SGD cũng tuân theo các văn bản pháp lý trên.
2.2.2. Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức L/C
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cho hàng hoá nhập khẩu tại NHTMCPNTVN- CNHN không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín của hệ thống NHNT Việt Nam.
Thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đang là một hoạt động chủ yếu của bộ phận thanh toán quốc tế tại Chi nhánh. Bởi lẽ:
- Trước hết, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức Thanh toán quốc tế phổ biến và an toàn nhất trong điều kiện hiện nay.
- Thứ hai, hầu hết khách hàng có giao dịch thanh toán với Chi nhánh chỉ chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu.
- Thứ ba, do đặc điểm kinh tế – xã hội Việt Nam hiện nay đã có những bước phát triển mới, giao lưu thương mại quốc tế đã tăng lên nhiều lần.
Hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức L/C tại NHTMCPNTVN- CNHN được diễn ra theo một trình tự nhất định theo quy định của Ngân hàngThương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam.
2.2.2.1. Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại NHNTVN- CNHN.
Thanh toán hàng nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ được NHTMCPNTVN- CNHN rất quan tâm và dần hoàn thiện để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
Mặc dù trong bối cảnh các NH đang đua nhau cạnh tranh nhưng Chi nhánh đã thực sự khẳng định được vị trí vững chắc của mình khi thực hiện nghiệp vụ này.
Để có thể thấy được những kết quả mà NHTMCPNTVN- CNHN đã đạt được trong năm qua, chúng ta hãy cùng xem xét tình hình TTXNK qua bảng sau:
Bảng 2.3. Số món mở L/C NK qua NTVN- CNHN giai đoạn 2008-2010
2007 2008 2009 2010 Số món Số món % tăng, giảm Số món % tăng, giảm Số món % tăng, giảm 342 301 -12% 347 15% 313 -10%
(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán XNK – VCB Hà Nội giai đoạn 2008 - 2010)
Bảng 2.4 . Doanh số phát hành L/C qua NHNTVN- CNHN giai đoạn 2008-2010
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Giá trị (triệu USD) 134.74 144.58 131.92
Số món 301 347 313
(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán XNK – VCB Hà Nội giai đoạn 2008 - 2010) Qua bảng 2.4 thống kê trên ta thấy được tình hình mở L/C qua các năm biến động một cách không có quy luật, nó phụ thuộc vào tình hình biến động của nên kinh tế, cụ thể là năm 2007 NH đã tiến hành mở L/C là 342 món nhưng sang đến năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên số lượng L/C được mở đã giảm đi còn 301 món tương ứng với mức giảm là 12%, nhưng sang đến năm
2009 khi mà nền kinh tế đã dần được ổn định và cải thiện theo hướng tích cực thì việc giao dịch và buôn bán quốc tế đã được khôi phục lại, điển hình là số món L/C được mở đã tăng lên đáng kể so với năm 2008, cụ thể là năm 2009 số L/C được mở là 347 món tương ứng với mức tăng là 15% một con số thực sự đáng kể mà NH đã thực hiện được, bên cạnh đó thì tổng trị giá số món L/C được mở cũng tăng lên tương đối, 134.74 triệu năm 2008 và 144.58 triệu năm 2009. Sau năm 2009 với sự phát triển của ngành ngoại thương thì sang năm 2010 công tác mở L/C của NH dường như bị chững lại, cụ thể là số món L/C được mở năm 2010 là 313 món, giảm so với năm 2009 là 347 món, tương ứng với mức giảm là 10%, tuy là giảm về số món so với năm 2009 nhưng xét về tổng thể giữa số món được mở và tổng giá trị của số món thì năm 2010 NH vẫn hoạt động tốt trên lĩnh, điều này chứng tỏ NH đã có sự chọn lọc trong quá trình mở L/C nhằm tạo sự chắc chắn cho NH. Kết quả này cũng phản ánh được sự hiệu quả của các gói kích thích kinh tế của nhà nước về chính sách nhập khẩu đối với các doanh nghiệp.
Mặt khác, trên thực tế, các khách hàng của ngân hàng khi kinh doanh hàng nhập khẩu chỉ có nhu cầu sử dụng các loại L/C không huỷ ngang, L/C không huỷ ngang có xác nhận, còn các loại hình L/C khác vẫn chưa được sử dụng nhiều. Điều này có thể do đặc điểm kinh doanh chưa cần thiết hoặc chưa phù hợp để sử dụng.
Một tiêu thức nữa giúp chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn về tình hình thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH trong các năm qua:
Bảng 2.5: Tỷ trọng thanh toán L/C nhập khẩu tại chi nhánh
Đơn vị:Triệu USD
Chỉ tiêu Doanh số2008Tỷ trọng Doanh số2009Tỷ trọng Doanh số2010Tỷ trọng
Hàng nhập 273.91 100% 259.69 100% 213 100%
a.L/C 172.56 63% 168.27 65% 147.06 69%
c.Nhờ thu 30.13 11% 25.47 10% 15.42 7% (Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán XNK VCB Hà Nội giai đoạn 2008 - 2010)
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh tỷ trọng thanh toán L/C trong tổng lượng NK Đơn vị: triệu USD
(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán XNK VCB Hà Nội giai đoạn 2008 - 2010) Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động thanh toán XNK. Trong 3 năm qua hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu có sự thay đổi đáng kể. Năm 2008 doanh số L/C nhập khẩu đạt 172.56 triệu USD chiếm 63% trong tổng doanh số XNK.
Bước sang năm 2009, tuy xét về tổng lượng thanh toán L/C thì kém so với năm 2008 nhưng xét về mặt chất lượng và thì hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu
của ngân hàng thực sự có hiệu quả. Đây là một kết quả khả quan, để có được thành công này ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng bảo đảm an toàn, chính xác, hiệu quả các dịch vụ mua bán quốc tế. Kết quả là, năm 2009 doanh số thanh toán tuy có giảm xuống và Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu cũng giảm so với năm 2008 nhưng tỷ trọng trong cơ cấu thanh toán NK lại tăng lên, cụ thể là: doanh số XNK là 259.65 triệu USD. Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu chiếm 65% tổng doanh số XNK, tăng 2% so với năm 2008.
Năm 2010 doanh số thanh toán L/C nhập khẩu tuy có giảm so với năm 2009 nhưng xét về mặt tỷ trọng thanh toán L/C trong tổng cơ cấu NK thì lại tăng so với năm 2009, cụ thể là năm 2010 doanh số XNK đạt 213 triệu USD, tăng. Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu có tuy có giảm xuống c̣n 147.06 triệu USD nhưng tỷ trọng thanh toán L/C chiếm 69% tăng 3% so với năm 2009 bên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ảnh hưởng của các chính sách mở rộng với các doanh nghiệp kinh doanh XNK như bỏ giới hạn mức Quata một mặt hàng. Vậy nên hiện nay hình thức thanh toán bằng L/C đã trở nên phổ biến với các NH nên các Doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc thanh toán bằng L/C, tuy vậy nhưng tỷ trọng thanh toán bằng L/C vẫn tăng điều đó chứng tỏ là NH vẫn luôn có được sự ủng hộ của đa số các doanh nghiệp.Một nguyên nhân nữa đó là do hiện nay các NH đều chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ nên sự chênh lệch về chuyên môn giữa các NH là không lớn nên khách hàng có các lựa chọn khác nhau.
Như vậy, có thể nói hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đã đạt đựợc những thành tựu đáng kể, đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng và cho khách hàng. Tuy nhiên, NH cũng cần phải nâng cao chất lượng và mở rộng thêm nhiều dịch vụ hơn nữa để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
2.2.3. Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức L/C
Song song với hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, NHTMCPNTVN- CNHN cũng rất quan tâm tới việc mở rộng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, do
khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là kinh doanh hàng nhập khẩu nên hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng còn có nhiều hạn chế. Đây được coi là một thị trường tiềm năng để phát triển trong thời gian tới.
2.2.3.1. Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại NHNTVN- CNHN
Hoạt động thanh toán hàng hoá xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPNTVN- CNHN tuy chưa thật đều đặn, an toàn và hiệu quả, song đã góp một phần nhỏ bé vào sự tăng trưởng của hoạt động thanh toán quốc tế nói chung & hoạt động thanh toán L/C nói riêng của Ngân hàng.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - Tài chính khu vực, sự thay đổi của tỷ giá, sự khan hiếm ngoại tệ nên doanh số thanh