Những nghiên cứu về hài lòng với công việc của nhân viên y tế tạ

Một phần của tài liệu sự hài lòng của nhân viên y tế đối với công việc chăm sóc và điều trị hiv aids tại các bệnh viện của tỉnh hòa bình và nghệ an, năm 2013 (Trang 28 - 33)

Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên theo nghiên cứu của Dieleman M, Cuong PV, Anh LV, Martineau T đối với nhân viên y tế nông thôn vùng phía Bắc Việt Nam, thì chịu tác động của cả yếu tố tài chính và phi tài chính. Những yếu tố chính động viên cho nhân viên là sự đánh giá đúng từ người quản lý, đồng nghiệp và cộng đồng; công việc ổn định, thu nhập cao, ; đào tạo tốt. Yếu tố khiến nhân viên y tế không hài lòng là lương thấp và điều kiện làm việc khó khăn [28] .

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng phiếu tự điền của tác giả Vũ Hoàng Việt về Đánh giá sự hài lòng đối với công việc của nhân viên bệnh viện huyện Tuy An và bệnh viện huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên năm 2010. Nghiên cứu trên 142 nhân viên của hai bệnh viện (81 người ở Tuy An và 61

người ở Đông Hoà) cho thấy: yếu tố quan hệ dồng nghiệp dược nhân viên bộ phận lâm sàng hài lòng cao nhất (66,7%), sau đó là yếu tố dặc điểm công việc 48,3%, sự quan tâm của lãnh đạo 46% và đào tạo 43,7%. Điều kiện làm việc, lương và chế độ là hai yếu tố chiếm tỷ lệ hài lòng thấp nhất (16,1% và 20,7%). Tỷ lệ hài lòng khá thấp ở tiểu mục biểu dương của lãnh đạo (khen mà không có thưởng) - ở mức 37,5%. Lãnh đạo còn quan tâm đến các phòng chức năng hơn các bộ phận chuyên môn trong bệnh viện [29]

Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành để xác định mức độ của sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Tân Lạc (TLGDH), tỉnh Hòa Bình năm 2012 của tác giả Nguyễn Hữu Thắng với những phát hiện chỉ ra rằng mức độ chung sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế tại TLGDH ở mức độ trung bình [30].

Nghiên cứu "Thực trạng nhân lực và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Đức Giang Hà Nội, năm 2010" của Ma Doãn Quý thì cho thấy, tỷ lệ hài lòng chung của nhân viên y tế là 47,9%, trong đó bộ phận lâm sàng (49%) cao hơn bộ phận cận lâm sàng (41,4%) [31]. Nghiên cứu của Diêm Sơn trên 67 bác sỹ lâm sàng làm việc tại bệnh viện Đa khoa Yên Bái băm 2010 nhằm mô tả sự hài lòng và một số yếu tố liên quan với khối lượng công việc họ đang thực hiện, kết quả cho thấy các bác sỹ lâm sàng chưa hài lòng đối với khối lượng công việc họ đang thực hiện [32].

Ngoài ra theo nghiên cứu của Đỗ Thị Phúc, về "sự hài lòng đối với công việc của NV TYT quận Hà Đông và huyện Thanh Oai, Hà Nội, năm 2009". Mức độ hài lòng đối với công việc của các NVYT được điều tra là 58,3% (tỷ lệ này ở Hà Đông là 65,6% và ở Thanh Oai là 53,8%)[8].

Sự hài lòng trên có mối liên quan đến một số yếu tố như: sự quan tâm giám sát của cấp trên, yếu tố tiền lương và phúc lợi, quan hệ với đồng nghiệp, sự đào tạo và phát triển trong công việc, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm viêc công tác, sự khen thưởng, thông tin nội bộ và một số yếu tố khác như sau:

Sự hài lòng của nhân viên y tế đối với yếu tố tiền lương và phúc lợi đang ở mức thấp (chỉ một số ít nghiên cứu đạt mức trung bình): 45% bộ phận lâm sàng và 37,9% bộ phận cận lâm sàng (trong nghiên cứu của Ma Doãn Quý) [31]; 35,6% bộ phận lâm sàng, 50% bộ phận cận lâm sàng và 38,7% bộ phận hành chính (trong nghiên cứu của Vũ Hoàng Việt) [29]; đạt ở mức trung bình (nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thắng) [30]; 57,6% (Lưu Ngọc Hoạt) [33]; và NVYT cho rằng mức thu nhập hiện tại là khá thấp (26,6%) trong nghiên cứu của Đỗ Thị Phúc [8].

Đối với yếu tố quan tâm giám sát của cấp trên: sự hài lòng ghi nhận được ở mức cao trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thắng [30]; 55,7% bộ phận lâm sàng và 41,1% bộ phận cận lâm sàng (Ma Doãn Quý) [31]; 46% bộ phận lâm sàng, 41,7% bộ phận cận lâm sàng, 48,4% bộ phận hành chính, hài lòng với sự quan tâm của lãnh đạo trong nghiên cứu của Vũ Hoàng Việt [11]; 95,1% NVYT hài lòng với sự giám sát của cấp trên (Lưu Ngọc Hoạt) [33].

Hầu hết các nghiên cứu tìm thấy được đều có sự hài lòng cao đối với yếu tố đồng nghiệp: sự hài lòng của NVYT đối với quan hệ đồng nghiệp là 62,4% bộ phận lâm sàng và 41,4% bộ phận cận lâm sàng trong nghiên cứu của Ma Doãn Quý [31]; 66,7% bộ phận lâm sàng và cận lâm sàng, 80,6% bộ phận hành chính nghiên cứu của Vũ Hoàng Việt [29] ; 79,4% trong nghiên cứu của Lưu Ngọc Hoạt [33] và ở mức độ trung bình trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thắng [30]

Đối với sự đào tạo và phát triển trong công việc của nhân viên y tế thì theo nghiên cứu của Vũ Hoàng Việt cho kết quả như sau: 43,7% hài lòng với đào tạo và phát triển ở bộ phận lâm sàng, 37,5% ở bộ phận cận lâm sàng và 41,9% ở bộ phận hành chính[29]; 64,4% bộ phận lâm sàng và 48,3% bộ phận cận lâm sàng (Ma Doãn Quý) [31].

Về yếu tố cơ hội thăng tiến, thì mới có ít nghiên cứu đề cập đến: đạt 86,3% NVYT cho rằng công việc tạo điều kiện cho cá nhân phát triển đi lên (Lưu Ngọc Hoạt) [33] và hài lòng ở mức độ trung bình trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thắng [30].

Có sự khác biệt trong các nghiên cứu về điều kiện làm viêc công tác: ở mức độ hài lòng thấp (16,1% bộ phận lâm sàng, 20,8% bộ phận cận lâm sàng và 16,1% bộ phận hành chính) trong nghiên cứu của Vũ Hoàng Việt [29] và hài lòng cao (79,9%) nghiên cứu của Lưu Ngọc Hoạt [33] hay hài lòng trung bình trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thắng [30].

Đạt mức trung bình đối với yếu tố có sự khen thưởng trong công việc và thông tin nội bộ; và mức cao đối với yếu tố chất lượng dịch vụ trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thắng [30]. Ở mức thấp với yếu tố đặc điểm công việc trong nghiên cứu của Vũ Hoàng Việt [29]. Mức độ hài lòng về một số đặc điểm của cơ quan họ đang công tác thì tỷ lệ NV TYT hài lòng thấp (điều kiện trang thiết bị 36,5% và 52,4% hài lòng với điều kiện cơ sở vật chất của trạm), tuy vậy tỷ lệ nhân viên hài lòng với sự đoàn kết nội bộ (84,9%) và đánh giá của người dân (80,9%) là khá cao (Đỗ Thị Phúc) [8].

Các nghiên cứu trên được thực hiện trên nhân viên y tế nói chung, hiện nay chỉ duy nhất có tác giả Phạm Nguyên Hà, thực hiện nghiên cứu định tính trên đối tượng là nhân viên y tế tuyến Trung ương và tuyến tỉnh trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS (tại 5 tỉnh/thành phố) năm 2011 cho kết quả: các yếu tố liên quan đến việc làm hài lòng bao gồm các cơ hội đào tạo, công nhận xã hội và nhiệm vụ có ý nghĩa. Yếu tố liên quan đến việc không hài lòng bao gồm khen thưởng không thỏa đáng, thiếu thông tin phản hồi tích cực và hỗ trợ từ các giám sát viên, làm việc căng thẳng liên quan đến từ một khối lượng công việc nặng nề, sợ nhiễm trùng, và kỳ thị liên quan đến HIV và với người sống với HIV[34].

Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS và còn rất ít nghiên cứu liên quan đến nhân lực và sự hài lòng của nhân viên y tế làm công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đặc biệt là tại các bệnh viện huyện nơi mà thiếu cả về nhân lực, trang thiết bị và cán bộ y tế có nguy cơ phơi nhiễm với HIV/AIDS. Cũng có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng của nhân viên Y tế nói chung và chủ yếu là nghiên cứu định lượng theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Chỉ có một vài tác giả nghiên cứu định tính. Chính vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu này vừa kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng đối với nhân viên Y tế làm trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trên hai tỉnh Nghệ An và Hòa Bình. Với mong muốn nghiên cứu này tiến hành góp phần cung cấp thông tin góp phần hoạch định những chính sách thích hợp của ngành y tế đối với công tác phòng chống HIV/AIDS nói chung và công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các bệnh viện huyện nói riêng.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu

Chúng tôi chọn chủ đích hai tỉnh Hòa Bình và Nghệ An, vì đây là hai tỉnh nằm trong vùng có số người nhiễm HIV/AIDS cao và có hệ thống y tế cho người nhiễm HIV/AIDS lớn.

Tỉnh hòa bình

Bệnh viện tỉnh Hòa Bình

10 bệnh viện huyện, 3 trung tâm y tế huyện

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hòa Bình, Sở y tế tỉnh Hòa Bình

Tỉnh nghệ an

Bệnh viện tỉnh Nghệ An

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh nghệ an 7 bệnh viện huyện và trung tâm y tế huyện

Một phần của tài liệu sự hài lòng của nhân viên y tế đối với công việc chăm sóc và điều trị hiv aids tại các bệnh viện của tỉnh hòa bình và nghệ an, năm 2013 (Trang 28 - 33)