TÌNH HÌNH RAU TIỀN ĐẠO HIỆN NAY

Một phần của tài liệu nhận xét chẩn đoán, thái độ xử trí ở những sản phụ rau tiền đạo được mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012 (Trang 25 - 27)

Tỷ lệ RTĐ khác nhau tùy theo quần thể nghiên cứu, thời điểm nghiên cứu, thời điểm thai kỳ để chẩn đoán RTĐ.

Theo Taylor V M [58] thì phụ nữ châu Á có nguy cơ bị RTĐ cao gấp 1,86 lần so với phụ nữ da trắng. Theo Eric I A [49] tỷ lệ RTĐ (1997-2000) là 0,66%. Theo Choi S.J, Song S.E [2] (2008) tỷ lệ RTĐ là 1,4%. Nghiên cứu của Rosenberg và cộng sự năm 2011, tỷ lệ RTĐ là 0,42% [59].

Ở Việt Nam, tỷ lệ RTĐ có xu hướng ngày một tăng lên. Theo Ngô Thị Quỳnh Giao [4] tỷ lệ RTĐ là 1,7% (1997-2000) và 1,9% (2007-2008). Do tỷ lệ MLT ngày càng tăng làm cho số sản phụ bị RTĐ cũng tăng theo. Theo Vương Tiến Hòa [28] tỷ lệ RTĐ/sẹo MLT là 13,9%. Tỷ lệ này theo Đinh Văn Sinh là 16,15% [29], tăng 2,25%.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ RCRL tăng lên ở những thai phụ RTĐ có sẹo MLT do vậy tỷ lệ RCRL cũng ngày càng tăng theo tỷ lệ MLT. Theo Sumigama S và cộng sự [39] RCRL chiếm 37% số thai phụ bị RTĐ có sẹo

MĐC, còn tỷ lệ RCRL ở sản phụ bị RTĐ không có sẹo MĐC chỉ là 1,1%. Theo Lê Thị Thu Hà và cộng sự [60], tại BV Từ Dũ năm 2011 tỷ lệ RCRL là 1/1.100 trường hợp, trong đó 98,7% trường hợp có RTĐ, 84,8% trường hợp có sẹo mổ cũ. Theo Lê Hương Trà [51], tỷ lệ RCRL/RTĐ năm 2011 tại BVPS Trung ương là 8,1%. Trong đó tỷ lệ tai biến và biến chứng của bệnh nhân RCRL là 24%, tỷ lệ cắt TC trong RCRL là 76%. Theo nghiên cứu gần đây nhất của Trần Băng Huyền [5] thì tỷ lệ RTĐ là 2,12%, tỷ lệ RCRL/ RTĐ có sẹo MĐC là 31,71% và 100% RCRL đều phải cắt TC.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nhận xét chẩn đoán, thái độ xử trí ở những sản phụ rau tiền đạo được mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012 (Trang 25 - 27)