0
Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Đột biến trong vùng mã hóa gen (exon)

Một phần của tài liệu PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN GEN COL1A1 TRÊN BỆNH NHÂN TẠO XƯƠNG BẤT TOÀN BẰNG KỸ THUẬT PCR VÀ GIẢI TRÌNH TỰ GEN (Trang 54 -56 )

C: mẫu đối chứng, 1-5: mẫu bệnh nhân MK: Marker 100bp

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN

4.3.1. Đột biến trong vùng mã hóa gen (exon)

Kết quả giải trình tự gen ở bệnh nhân mã số 1 cho thấy BN có đột biến điểm thay thế nucleotide này thành nucleotide khác ở hai vị trí: C thành A ở vị trí 653 (653C>A) và C thành G ở vị trí 654 (654C>G) trên exon 6 của mRNA (c.653C>A, c.654C>G), làm cho bộ ba tại vị trí 176 mã hóa Serin chuyển thành mã kết thúc (p.Ser176 Stopcodon). Đây là đột biến mới, chưa được công bố trên ngân hàng dữ liệu về bệnh OI (Osteogenesis Imperfecta variant Database). Bệnh nhân này đã được chẩn đoán trên lâm sàng là mắc bệnh tạo xương bất toàn týp IV.

Hiện nay, trên thế giới có 1296 đột biến công bố trên gen COL1A1 với 29 đột biến là đột biến vô nghĩa, chiếm tỷ lệ 2,24% tổng số đột biến; nhưng đây là lần đầu tiên đột biến vô nghĩa được phát hiện trên exon 6. Trong nghiên cứu này, đột biến này chiếm tỷ lệ 1/5 số bệnh nhân. Nhưng với cỡ mẫu nhỏ (n=5) chúng tôi chưa thể đưa ra kết luận chính xác về tỷ lệ đột biến này.

Bệnh nhân OI mã số 2 (c.2183 G>T - p.Gly686Val)

Tiến hành giải trình tự gen DNA bệnh nhân mã số 2 sử dụng cặp mồi đặc hiệu trên gen COL1A1, phát hiện có một đột biến điểm là đột biến thay thế G thành T tại vị trí 2183 exon 31, làm thay đổi Glycin (Gly) thành Valin (Val) vị trí 686 trên protein (c.2183 G>T - p.Gly686Val). Đây là đột biến đã được công bố hai lần tại ngân hàng dữ liệu về bệnh OI và được khẳng định là đột biến gây bệnh OI týp III [19] và týp II [20]. Ở Việt Nam, bệnh nhân mã số 2 đã được chẩn đoán trên lâm sàng mắc bệnh OI týp IV.

Những kết luận khác nhau về thể bệnh OI do cùng một đột biến Glycin gây nên cho thấy có sự ảnh hưởng của các yếu tố địa lý, quần thể bệnh nhân tới tình trạng bệnh. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của việc xét nghiệm đột biến gen kết hợp với chẩn đoán lâm sàng, là cơ sở có thể đưa ra kết luận chính xác về một số đặc tính của bệnh OI.

Bệnh nhân OI mã số 3 (2852-2854 CCC del - p.Pro909del)

lâm sàng là mắc bệnh OI týp IV. Khi tiến hành giải trình tự gen COL1A1 của bệnh nhân với cặp mồi exon 39 - exon 41, phát hiện được đột biến mất 3 nuleotide C từ vị trí 2852 đến vị trí 2854 trên exon 39 (2852-2854 CCC del) của mRNA gen COL1A1 (NM_000088.3), làm cho bộ ba tại vị trí 909 mã hóa Proline bị mất (p. Pro909del).

Đột biến xóa nucleotid là đột biến phổ biến đứng hàng thứ hai sau đột biến thay thế. Trên ngân hàng dữ liệu thế giới về bệnh OI hiện nay có 176 đột biến xóa nucleotid được công bố, chiếm 13,58% tổng số đột biến trên gen COL1A1; trong đó có 147 đột biến xóa nucleotid xảy ra trên exon chiếm 14% số đột biến trên exon. Theo nghiên cứu này, tỷ lệ đột biến xóa nucleotid trên exon là 1/3. Tuy nhiên do cỡ mẫu nhỏ nên chúng tôi không đưa ra tỷ lệ chính xác đột biến này ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN GEN COL1A1 TRÊN BỆNH NHÂN TẠO XƯƠNG BẤT TOÀN BẰNG KỸ THUẬT PCR VÀ GIẢI TRÌNH TỰ GEN (Trang 54 -56 )

×