Các tác nhân gây lây truyền bệnh viêm vú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm các biện pháp phòng , trị bệnh viêm vú ở bò sữa nuội trong nông hộ tại vân hòa ba vì hà nội (Trang 41 - 51)

( Nguồn: agrobit.com)

1.6.2.1. Vi khuẩn

Có trên 130 loài vi khuẩn khác nhau gây viêm vú bò sữa. Dựa vào nguồn gốc khu trú và tắnh chất lây lan, chúng ựược phân chia thành hai nhóm lớn gồm nhóm mầm bệnh gây viêm vú truyền lây và nhóm mầm bệnh môi trường.

a)Nhóm vi khuẩn gây bệnh viêm vú truyền lây

Nhóm này phổ biến nhất là Staphylococcus aureusStreptococcus agalactiae, ngoài ra còn có Mycoplasma spp. và Corynebacterium bovis. đây là nhóm mầm bệnh sống kắ sinh và nhân lên trong cơ thể vật chủ, ựặc biệt là trong tuyến vú, xung quanh núm vú và bầu vú bị tổn thương. Chúng thường gây viêm vú dạng tiềm ẩn, làm tăng số lượng tế bào bản thể trong sữa, số ắt biểu hiện dấu hiệu lâm sàng. Chúng lây lan từ bò này sang bò khác trong quá trình vắt sữa thông qua máy vắt sữa, tay người vắt sữa, khăn lau vú hoặc truyền lây do bê con bú... Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Phạm Ngọc Bảo (1999).

b) Nhóm vi khuẩn có nguồn gốc từ môi trường

Bao gồm những loài Staphylococcus khác, Streptococcus uberis, S. dysgalactiae, coliforms, Pseudomonas spp.. Những vi khuẩn này sống ở lông, da bò và ngoài môi trường.

Nếu phân chia mầm bệnh theo mức ựộ gây bệnh của vi sinh vật ra làm các nhóm: nhóm gây bệnh chắnh (nặng) gồm S. aureus, S.agalactiae, S. dysgalactiae, S. uberis, E. coli,Klebsiella spp. và Mycoplasma spp.; nhóm hiếm gặp gồm Actinomyces pyogenes, Bacillus cereus, Norcadia, Candida; nhóm gây bệnh nhẹ gồm

Staphylococcus có phản ứng coagulase âm tắnh (Coagulase-negative Staphylococcus -

CNS), các loại Streptococcus khác, Corynebacterium bovis, Bacillus.

* Staphylococcus spp.

Staphylococcus spp. hiện nay ựược xác ựịnh là nguyên nhân gây bệnh viêm vú quan trọng nhất trên bò sữa (Trần Tiến Dũng và cs, 2003); (Tài liệu dự án JICA- Viện Thú y, 2002); Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Phạm Ngọc Bảo (1999). Sau khi xâm nhập vào trong bể sữa, Staphylococcus lan rất nhanh trong bầu vú. Viêm vú do Staphylococcus có thể ở dạng quá cấp, cấp, bán cấp hoặc mãn tắnh. Dạng viêm mãn tắnh thường gặp hơn. Trong những ca này, Staphylococcus có thể hiện diện bên trong tế bào biểu mô, bạch cầu trung tắnh và ựại thực bào (Cù Xuân Dần và Lê Khắc Thận, 1980). Ngoài ra, Staphylococcus còn gây viêm vú tiềm ẩn.

* Streptococcus spp

Trong bệnh viêm vú bò sữa, Streptococcus spp. chỉ ựịnh vị trên bề mặt màng nhầy. Chúng rất nhạy cảm với penicillin và bị giới hạn bởi các yếu tố môi trường khi sống bên ngoài bầu vú. Streptococcus gây viêm vú lâm sàng thể quá cấp, thể bán cấp, thể mãn tắnh và viêm vú tiềm ẩn (Trần Tiến Dũng và cs, 2003); (Tài liệu dự án JICA- Viện Thú y, 2002); Nguyễn Ngọc Nhiên và cs (1999); (Phạm Ngọc Bảo, 1999).

* Nhóm coliforms

Coliforms là những trực khuẩn Gram âm như E.coli, Enterobacter, Klebsiella có nguồn gốc từ phân (Trần Tiến Dũng và cs, 1996-1998); (Tài liệu dự án JICA- Viện Thú y, 2002); Smith T.L và cộng sự (1999). Coliforms chỉ gây bệnh khi cơ thể giảm sức ựề kháng. Do ựiều kiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh vắt sữa kém, vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú thông qua kênh ựầu vú. Coliforms không bám dắnh vào ống dẫn sữa và những tế bào biểu mô tiết mà nhân lên nhanh chóng trong sữa và sản xuất ựộc tố. độc tố ựược hấp thu vào máu. Kết quả là nhiễm trùng do coliforms sẽ dẫn ựến viêm vú lâm sàng thể cấp tắnh. Nhiệt ựộ cơ thể bò có thể tăng lên hơn 40oC. Thùy vú viêm sưng lớn, nhạy cảm với những kắch thắch từ bên ngoài. Coliforms có thể ựã bị loại bỏ khỏi cơ thể bò nhưng ựộc tố vẫn còn tồn tại nên không xác ựịnh ựược nguyên nhân gây bệnh bằng phương pháp nuôi cấy vi khuẩn theo Smith và cộng sự (1998).

Những ca viêm vú do E. coli có ựặc ựiểm số lượng tế bào bản thể tăng lên rất cao trong thời gian ngắn. Số lượng tế bào bản thể trong sữa tăng tới mức cao nhất vào ngày thứ 2 của thời gian ủ bệnh và trở lại mức bình thường sau 3 - 4 tuần.

*Pseudomonas spp.

Tô Minh Châu và Trần Thị Bắch Liên (2001); (Phạm Ngọc Bảo, 2002) cho rằng

Pseudomonas spp. có khắp nơi trong môi trường. Tình trạng chuồng trại và chất lót chuồng không vệ sinh có thể liên quan ựến sự bùng phát dịch viêm vú do P. aeruginosa. Chúng gây viêm vú khi bò yếu hoặc những mô vú hoặc bầu vú bị tổn thương. Những dụng cụ vắt sữa không hợp chức năng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm

thường liên quan ựến những bò có sản lượng sữa cao và thường vào giai ựoạn ựầu kỳ cho sữa. Sự nhiễm trùng có thể xảy ra ựột ngột ở thể quá cấp

* Corynebacterium spp.

Phần lớn các loài Corynebacterium sống hoại sinh, một số ắt gây bệnh. Chúng có khoảng 30 loài khác nhau. C. bovis là loài gây bệnh viêm vú phổ biến nhất. Bệnh lây lan từ bò này sang bò khác trong quá trình vắt sữa. Bò không cho sữa, bò cái tơ hay bò ựang cho sữa ựều bị nhiễm trùng vú. C. bovis không thể ựơn lẻ khởi ựầu cho quá trình viêm mà phải kết hợp với những vi khuẩn khác, nhất là những bầu vú bị tổn thương cơ học theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bắch Liên (2001); (Phạm Ngọc Bảo, 2002).

* Mycoplasma spp.

Mycoplasma bovis là nguyên nhân quan trọng nhất trong dịch bệnh viêm vú nổ ra do Mycoplasma. Mycoplasma thường gây viêm vú lâm sàng thể cấp tắnh. Tuy nhiên, bệnh có thể ở dạng tiềm ẩn và nhiễm trùng thùy vú mãn tắnh kéo dài dai dẳng từ ựầu kỳ sữa tới cuối kỳ hoặc từ kỳ sữa này sang kỳ sữa khác.

Bệnh có ựặc ựiểm là xuất hiện bất ngờ. Tuyến vú sưng, cứng, ựau. Có khi kết hợp viêm khớp. Mẫu sữa phân lập vi khuẩn cho kết quả âm tắnh và ựiều trị cho kết quả kém, tốc ựộ lây lan giữa các thùy vú của một cá thể và trong ựàn cao.

c) đường xâm nhiễm vi khuẩn gây viêm vú

Theo Trần Tiến Dũng (2003) cho biết vi khuẩn gây viêm vú có thể xâm nhập vào vú qua các ựường sau:

- Theo ựường hướng xuống

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng ựường máu hoặc ựường bạch huyết và ựịnh vị ban ựầu ở một vài mô và cơ quan ựắch. Sau ựó từ những nơi này chúng sẽ sinh sản và phân tán ựến vú. Những vi khuẩn này cũng ựược sinh sản trong ựường máu hoặc ựường bạch huyết.

- Theo ựường hướng lên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đây là trường hợp vi khuẩn từ môi trường xâm nhiễm vào tuyến vú qua ống dẫn sữa của núm vú.

- Theo ựường da tổn thương

Do có sự tổn thương của da trên thùy vú hoặc các núm vú, sự nhiễm trùng xảy ra và lan dần ựến các phần của tuyến vú.

1.6.2.2. Nấm

Tô Minh Châu, Trần Thị Bắch Liên (2001) cho rằng nấm men và nấm mốc là những vi sinh vật môi trường. Chúng có ở khắp nơi trong môi trường và có cả trên cơ thể bò khỏe mạnh, bên trong và ngoài chuồng bò. Bào tử nấm tồn tại trong không khắ, chất lót chuồng, thức ăn. Chúng có thể gây bệnh viêm vú nếu nhốt chung một lượng lớn bò trong cùng một chuồng quá chật chội. Phần lớn nấm men và nấm mốc sống hoại sinh và có tắnh gây bệnh yếu, hiếm khi là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm trên bầu vú bò. Cryptococcus neoformans là nguyên nhân gây viêm vú chủ yếu của nhóm nấm mốc. Ngoài ra bệnh do nấm men Candida, Geotrichum, Trichosporum thường kế phát sau khi ựiều trị viêm vú bằng kháng sinh, ựặc biệt nếu những loại kháng sinh ựó thắch hợp cho sự phát triển của chúng. Việc sử dụng kháng sinh có nguồn gốc từ nấm ựể ựiều trị bệnh viêm vú do nấm không có hiệu quả.

1.6.2.3. Virus

Tình trạng nhiễm bệnh do virus hướng thượng bì trên bò làm tổn thương da của núm vú cũng như bầu vú. Chúng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây viêm vú, nhưng bệnh làm da vú bị lở loét (tổn thương) và làm cho cơ thể vật chủ giảm sức ựề kháng với bệnh. Từ ựó, những vi khuẩn cơ hội nhất là nhóm staphylococci và streptococci bám vào và nhân lên ở những vết thương và xâm nhập vào tuyến vú, hậu quả gây viêm vú bò sữa Tô Minh Châu và Trần Thị Bắch Liên (2001).

1.6.3. Nguyên nhân do ngoại cảnh

1.6.3.1.Thời tiết

Mỗi mùa trong năm thắch hợp cho sự phát triển của một số nguyên nhân gây bệnh viêm vú khác nhau. Những nghiên cứu gần ựây ựã kết luận tỷ lệ bò bị bệnh viêm vú ở mùa Hè và mùa đông cao hơn so với mùa Xuân và mùa Thu.

Ở New York, bệnh viêm vú lâm sàng do Mycoplasma xảy ra thường xuyên ở mức ựộ cao vào những tháng mùa ựông. Bệnh bắt ựầu từ cuối thu, ựỉnh cao là tháng Giêng và giảm xuống vào giữa mùa Xuân.

Ở những nước thuộc bắc bán cầu, vào mùa ựông, vú bò thường bị nứt nẻ do thời tiết giá lạnh và khô. Từ những vết nứt này, vi khuẩn môi trường cũng như vi khuẩn truyền lây ựặc biệt là Staphylococcus aureusStreptococcus agalactiae

nhân lên và xâm nhập vào tuyến vú trong thời gian vắt sữa gây nhiễm trùng bầu vú.

1.6.3.2. Phương thức chăn nuôi

Bệnh viêm vú xảy ra nhiều trên bò trong giai ựoạn nuôi nhốt suốt trong chuồng hơn là trong giai ựoạn chăn thả trên ựồng cỏ. Trong nuôi nhốt mà bò bị cột xắch thì vết thương ở núm vú cao 2 - 5 lần so với nuôi nhốt mà bò ựược thả tự do (Trần Tiến Dũng, 2003).

1.6.3.3. Chuồng trại

Chuồng trại chật hẹp, nhất là nuôi nhốt tự do mật ựộ bò quá lớn, nền chuồng trơn trợt hay vách ngăn chuồng quá ngắn dễ dẫn ựến gây tổn thương vú làm gia tăng bệnh viêm vú (Trần Tiến Dũng, 2003).

* Chất ựộn chuồng

Chất ựộn chuồng là nơi cư trú chủ yếu của vi khuẩn họ Enterobacteriaceae

(E.coli, Enterobacter spp., Klebsiella), nhóm streptococci (S. uberis, S. faecalis, S.faecium, S.bovis). Chất ựộn chuồng thường xuyên ẩm ướt là ựiều kiện làm bệnh viêm vú gia tăng (Trần Tiến Dũng, 2003).

* Ánh sáng

Không ựủ ánh sáng ảnh hưởng ựến quá trình vệ sinh bầu vú và kiểm soát toàn bộ thời gian vắt sữa, những tổn thương nhỏ trên bầu vú khó ựược phát hiện ựể can thiệp kịp thời.

* độ thông thoáng

Ẩm ựộ cao trong chuồng bò và gió lùa làm tăng sự nhạy cảm của bò ựối với bệnh viêm vú. Sự ẩm ướt của bầu vú từ sàn chuồng ướt hoặc do vệ sinh bầu vú thường xuyên cộng với gió lùa làm mất nhiệt của da bầu vú và giảm lượng máu tuần hoàn làm sức ựề kháng của bầu vú giảm.

1.6.3.4. Dinh dưỡng

Smith và cộng sự (1998) cho biết có mối liên quan giữa khẩu phần ăn với tỉ lệ mắc bệnh viêm vú. Khẩu phần bò cho sữa cần cung cấp ựủ và cân bằng về năng

lượng, protein, béo, chất xơ, khoáng (ựồng, selenium, sắt), vitamin như vitamin A, E, C, DẦ và β-caroten. Thiếu những loại khoáng và vitamin này, bò giảm số lượng tế bào bạch cầu, giảm khả năng ựáp ứng miễn dịch dẫn ựến tăng tắnh nhạy cảm với những nguyên nhân gây viêm vú.

Những bò bị sốt sữa có tỉ lệ viêm vú cao hơn gấp 8,1 lần so với bò bình thường, sự phát triển bệnh viêm vú do coliforms cũng cao hơn.

Một số chất khoáng và vitamin cần thiết

* Selenium: Selenium và vitamin E tác ựộng ựến tình trạng sức khỏe của bầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vú. Nên bổ sung 0,1 ppm selenium vào khẩu phần bò. Kết quả cho thấy hiệu lực diệt khuẩn gây bệnh viêm vú của bạch cầu trung tắnh ở những bò này cao hơn bò không ựược bổ sung.

* Kẽm (Zn): Khẩu phần của bò sữa thiếu kẽm có liên quan tới tăng tỉ lệ mắc

bệnh viêm vú. Bổ sung kẽm - methionin làm giảm tổng số tế bào bản thể trong sữa khoảng 22%. Thiếu kẽm làm cho khả năng thực bào và giết chết vi khuẩn giảm, giảm lượng tế bào lympho trong máu. Thiếu kẽm gây bất triển lách và tuyến thymus, giảm khả năng hoạt ựộng của lympho T, lympho B và cytokin.

* đồng (Cu): Thiếu ựồng làm lympho T, lympho B và bạch cầu trung tắnh giảm số lượng cũng như giảm sức họat ựộng của những yếu tố diệt khuẩn làm cho bệnh viêm vú gia tăng.

* Vitamin E: Bổ sung vitamin E vào trong khẩu phần ăn của bò sữa hoặc cung

cấp qua ựường tiêm ựều làm tăng khả năng diệt vi khuẩn của tế bào bạch cầu.

* Vitamin A: Vitamin A rất quan trọng cho chức năng của hệ miễn dịch. Sự

thiếu hụt vitamin A hoặc β-caroten làm giảm sự thực bào của ựại thực bào và bạch cầu ựa nhân trung tắnh, giảm sự sản xuất kháng thể, tăng sự nhạy cảm với những tác nhân gây nhiễm. Vitamin A cần thiết cho sự tiết IgA chống lại sự nhiễm trùng trên bề mặt lớp tế bào biểu mô tuyến vú. Ngoài ra, khi thiếu vitamin A làm ngăn trở quá trình tái tạo của lớp biểu mô tuyến vú, gây hiện tượng sừng hóa, cản trở sự hình thành chất nhầy mucoprotein bảo vệ lớp niêm mạc tạo kẽ hở cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm vú.

* Vitamin C : Nếu thiếu vitamin C, sự ựáp ứng của cơ thể với vi khuẩn xâm

nhập giảm, tạo ựiều kiện cho những vi khuẩn này phát triển và gây bệnh viêm vú. Vì vậy, khi cơ thể bị stress nhu cầu vitamin C rất cao. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm lượng kắch thắch tố glucocorticoid trong máu, mà kắch thắch tố này là tác nhân ức chế chức năng hoạt ựộng của bạch cầu trung tắnh.

* Sodium chloride (NaCl) : Nồng ựộ muối trong thức ăn và tỉ lệ bò thủy

thũng bầu vú có liên quan với nhau. Khi nồng ựộ muối (NaCl) tăng trong khẩu phần làm tăng tỉ lệ bò cái tơ bị thủy thũng bầu vú, nhưng bò cái già thì ảnh hưởng không rõ ràng. Tương tự, tăng mức bicarbonat trong khẩu phần cho bò vào thời kỳ cạn sữa cũng làm tăng nguy cơ thủy thũng bầu vú ở lứa ựẻ kế tiếp. Khi bị thủy thũng, sự lưu thông máu kém, khó khăn khi vắt sữa và thùy vú dễ bị tổn thương do vắt sữa hoặc do bê con bú, cuối cùng dẫn ựến viêm vú.

1.6.3.5. Vệ sinh thú y

* Vệ sinh bầu vú

Trần Tiến Dũng (2003) cho rằng mức ựộ vệ sinh của bầu vú ảnh hưởng ựến số lượng và loại vi sinh vật hiện diện trên bề mặt vú và tỉ lệ bệnh viêm vú.

* Vệ sinh dụng cụ

Bệnh viêm vú do mầm bệnh truyền lây thường phát tán trong ựàn thông qua những dụng cụ vắt sữa như cuốn Sổ tay thú y dành cho thú y viên- Viện Thú Y (2004) cho chúng ta biết và tay người vắt sữa cũng là một yếu tố mang truyền cơ học những vi khuẩn gây viêm vú.

Máy vắt sữa có thể làm lây lan vi khuẩn bằng nhiều ựường khác nhau nếu không thực hiện tốt công tác vệ sinh theo Trần Thị Hạnh (2005).

1.6.3.6. Kỹ thuật vắt sữa

Theo Trần Thị Hạnh (2005) cho biết thời gian vắt sữa và kỹ thuật vắt sữa ảnh hưởng ựến tình trạng của bầu vú và bệnh viêm vú. Thời gian vắt sữa nhanh buộc người vắt sữa phải tăng tốc ựộ hoạt ựộng của máy, nghĩa là phải tăng áp lực hút của máy. Kết quả lượng sữa thải xuống bể sữa không kịp và bị tồn ựọng sữa trong ống dẫn sữa, hoặc lực hút quá mạnh gây tổn thương mô vú (Tài liệu tập huấn chăn nuôi bò sữa - Viện Chăn nuôi (2006).

1.6.3.7. Stress

Những yếu tố gây stress là nguyên nhân làm tăng số lượng tế bào bản thể trong sữa bò theo (Trần Tiến Dũng, 2003). Nhiệt ựộ tăng cao (trên 25oC), ẩm ựộ tăng cao (trên 80%) và những mùi hôi thối của phân chuồng là những yếu tố gây stress cho bò. Ẩm ựộ cao cũng làm tăng những nguy cơ xâm nhập của vi sinh vật trong không khắ ựến thùy vú và trong chất ựộn chuồng ẩm ướt. điều này dẫn ựến sự gia tăng quần thể vi khuẩn trong chất ựộn chuồng. Sự thông gió tốt tạo nên một yếu tố quan trọng cho tất cả các hình thức nuôi trong chuồng, cũng như ựảm bảo tiện nghi của bò nhằm hạn chế sự tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh viêm vú.

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. đối tượng

đàn bò sữa nuôi trong hộ gia ựình tại xã Vân Hòa - huyện Ba Vì -Thành phố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm các biện pháp phòng , trị bệnh viêm vú ở bò sữa nuội trong nông hộ tại vân hòa ba vì hà nội (Trang 41 - 51)