(Nguồn:www ag.ndsu.edu)
1.6.1.2. Tuổi
Trần Tiến Dũng (2003) nhận thấy viêm vú gia tăng theo tuổi của bò hay số kỳ cho sữa do sức ựề kháng của bò giảm theo tuổi và cơ vòng ựầu núm vú giảm sự ựàn hồi.
1.6.1.3. Giai ựoạn cho sữa
Trần Thị Hạnh (2005) và Trần Tiến Dũng (2003) nhận thấy bệnh viêm vú lâm sàng xuất hiện ở bất kỳ giai ựoạn cho sữa nào, nhưng tần số bệnh cao nhất vào tháng cho sữa ựầu tiên và ở thời kỳ cạn sữa.
Viêm vú lâm sàng hay xảy ra ở giai ựoạn ựầu của chu kỳ cho sữa, do lúc này sức ựề kháng của bò giảm. Có 30% viêm vú lâm sàng xảy ra trong những tháng ựầu tiên của chu kỳ cho sữa. Sự tăng áp lực xoang vú do tồn ựọng sữa có thể là nguyên nhân gây rò rỉ sữa, từ ựây vi khuẩn xâm nhập qua kênh vú và nhân lên trong tuyến vú. Ngoài ra, việc tăng thể tắch sữa trong bầu vú làm cho nồng ựộ những yếu tố ựề kháng tự nhiên của cơ thể giảm như Lactoferin, Immunoglobulin, tế bào thực bào.
Thời kỳ ựầu của giai ựoạn cạn sữa có nhiều yếu tố bất thường tác ựộng lên tuyến vú. Do sữa không ựược vắt trong khi tuyến vú vẫn tiếp tục tiết sữa làm cho bầu vú rất căng, bò khó chịu. Thời kỳ ựầu cạn sữa và khoảng 2 - 3 tuần trước khi ựẻ ước tắnh có 40 - 50% tổng số thùy vú bị nhiễm trùng mới.
1.6.1.4. Cấu trúc bầu vú
Cấu trúc của bầu vú có liên quan ựến sự xâm nhập của những mầm bệnh gây viêm vú. Sự mất cân bằng bầu vú là một trong những tác nhân của nguy cơ gây viêm vú. Một bầu vú ựược ựịnh nghĩa là cân ựối khi tất cả 4 núm vú ựều nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang.
Cù Xuân Dần , Lê Khắc Thận (1980) cho biết những núm vú bị nứt nẻ có tỉ lệ nhiễm trùng cao hơn 1,7 lần so với những vú lành. Những vết nứt, tổn thương ở vú thường bị nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus dysgalactiae.
Những núm vú có ựường kắnh lớn dễ dẫn ựến viêm vú lâm sàng. Những núm vú quá lớn không vừa với lỗ máy vắt sữa làm tăng nguy cơ bầm dập khi vắt sữa. Những núm vú hình lăng trụ, phạm vi tác ựộng của máy vắt sữa lớn hơn và tỉ lệ bị bệnh viêm vú cũng cao hơn núm vú hình nón .Những núm vú quá dài dễ bị xây xát do va chạm. Những bò có ựầu mút núm vú dạng nhọn hay tròn ắt bị viêm vú hơn những bò có dạng lõm vào như cái phễu, vì ựầu núm vú lõm vào thường xuyên có một giọt sữa ở ựầu mút của núm vú sau khi vắt sữa và ựó là ựiều kiện thuận tiện cho việc vấy nhiễm vi sinh vào vú (Tài liệu dự án JICA- Viện Thú y, 2002).
đường kắnh của lỗ núm vú hay kênh vú và sức co (tắnh ựàn hồi) của cơ vòng ựầu vú ảnh hưởng ựến tốc ựộ vắt sữa. Khi tốc ựộ vắt sữa tăng lên thì nguy cơ nhiễm trùng vú cũng tăng. Những bò thường có dòng sữa chảy ra trước khi vắt sữa thường bị viêm vú cao hơn những bò khác cùng ựàn.
Sự ựóng lại của lỗ núm vú có liên quan mật thiết với bệnh viêm vú, cơ vòng ựầu núm vú bị hở là một nguy cơ gia tăng số lượng tế bào bản thể trong sữa so với những thùy vú không hở cơ vòng ựầu núm vú và là nguy cơ dẫn ựến viêm vú lâm sàng trên bò sữa.
Trần Tiến Dũng (2003) cho rằng những thùy vú sau của bầu vú nhạy cảm với sự nhiễm trùng hơn những thùy vú trước do diện tắch da bề mặt quá lớn nên dễ bị lạnh, chấn thương hoặc bị vấy nhiễm vi khuẩn từ phân và sản dịch.
1.6.2. Nguyên nhân vi sinh vật
đây là nhóm nguyên nhân chắnh yếu gây bệnh viêm vú bò sữa.