- Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT Thủ quỹ
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
DOANH CỦA CÔNG TY.
Qua quá trình thực tập tìm hiểu thưc tế và qua việc phân tích đánh giá tình hình tài chính, nhận thức được phần nào tình hình tài chính của công ty, cả mặt tích cực và tiêu cực. Trong phạm vi luận văn của mình cùng với mục tiêu của công ty
đã đề ra, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty như sau:
3.2.1 Xác định cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu vốn hợp lý
• Về cơ cấu nguồn vốn:
Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các ngồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Quyết định về cơ cấu nguồn vốn rất quan trọng bởi lẽ đó là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn bình quân cũng như tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và thể hiện mức độ độc lập tự chủ tài chính của doanh nghiệp.Xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu phù hợp với tình hình của công ty sẽ giúp công ty tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, làm cân bằng giữa rủi ra và lợi nhuận (phát huy được sức mạnh đòn bẩy tài chính), qua đó tối đa hóa được giá trị công ty.
Trước thực trạng tài chính của công ty đã phân tích ở chương 2, hệ số nợ của công ty trong năm 2012 tương đối cao (0,954) và có xu hướng tăng so với năm trước.Nợ ngắn hạn cũng chiếm toàn bộ tỷ trọng trong nợ phải trả.Điều này cho thấy nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính là rất cao. Trong thời gian tới công ty cần có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu đồng thời thực hiện tốt việc thanh toán với người cho vay, khách hàng… nhằm nâng cao uy tín của công ty trong quan hệ tín dụng, tránh mất khả năng thanh toán.
Với mục tiêu tăng mức độ độc lập tự chủ, giảm hệ số nợ, trong năm 2013 công ty có thể huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán ảm đạm thì việc huy động vốn bằng cổ phiếu cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Ngoài ra công ty có thể tăng lợi nhuận để lại tái đầu tư cũng như tăng các khoản quỹ trong công ty.
Bên cạnh việc tăng vốn chủ công ty có thể xem xét khai thác thêm nguồn vốn có thể chiếm dụng như: phải trả cho người bán, các khoản trả trước… Đây là những nguồn vốn công ty đi chiếm dụng không mất chi phí sử dung vốn hoặc chịu
mức chi phí sử dụng vốn thấp, tỷ trọng nguồn vốn này ở mức rất thấp (năm 2012: phải trả người bán chỉ chiếm 1,35% về tỷ trọng, người mua trả tiền trước chiếm 4,55%...) do đó công ty có thể lên kế hoạch xem xét các khoản nguồn vốn này dựa trên năng lực tài chính và đảm bảo uy tín trong thanh toán.
Ngoài việc tăng tự chủ tài chính công ty vẫn cần đảm bảo một hệ số nợ phù hợp, do đó công ty cũng cần cân đối về tỷ lệ vay nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tránh tình trạng toàn bộ nợ phải trả là nợ ngắn hạn, sẽ gây rủi ro cao cho doanh nghiệp. • Về cơ cấu vốn:
Cơ cấu vốn thể hiện tỷ trọng phân bổ vốn cho tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp trong tổng nguồn vốn. Việc xác định cơ cấu vốn hợp lý là rất quan trọng, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính trong doanh nghiệp, đồng thời có thể phát huy được đòn bẩy kinh doanh trong hoạt động sản xuất.
Trong năm 2012, việc phân bổ vốn cho tài sản lưu động và tài sản cố định là chưa hợp lý, tỷ trọng vốn cố định và vốn dài hạn khác trong tổng tài sản rất thấp, chỉ chiếm 5,01% vào thời điểm cuối năm. Giá trị còn lại của TSCĐ chỉ còn 28,44% nguyên giá ban đầu. Trong thời gian tới, nếu công ty vẫn tiếp tục không tập trung nhiều cho việc cải tạo, nâng cấp TSCĐ để tạo tiền đề cho sự phát triển có chiều sâu thì sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của công ty về lâu dài. Vì vậy, công ty cần chú trọng đến đầu tư vào TSCĐ nhưng cũng phải dựa trên nhu cầu và năng lực sản xuất của công ty, tránh tình trạng đầu tư không thác hết được công suất gây lãng phí vốn.
3.2.2 Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý nợ phải thu
Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty. Với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào thì việc phát sinh các khoản phải thu trong kỳ là điều tất
yếu xảy ra. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp.
Theo như phân tích ở trên ta thấy cả đầu năm và cuối năm, nợ phải thu của công ty đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn lưu động của công ty ( hơn 30%- ở đầu năm và hơn 20% cuối năm). Nợ phải thu tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn lưu động. Hơn nữa nhìn vào kỳ thu tiền bình quân trong 2 năm của công ty ta thấy: mặc dù nợ phải thu giảm nhưng kỳ thu tiền trung bình lại tăng từ 376,85 ngày lên 409,96 ngày. Kỳ thu tiền bình quân của công ty khá lớn một phần do đặc thù sản phẩm kinh doanh có giá trị lớn nhưng công ty cũng cần xem xét công tác quản lý thu hồi nợ của mình. Hầu hết các khoản phải thu này, đều là ngắn hạn và chưa đến hạn thanh toán nhưng lượng vốn bị chiếm dụng lớn sẽ gây ra ứ đọng vốn, làm giảm số vòng quay tổng vốn (0.19 vòng tại cuối năm) từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty, hơn nữa công ty vẫn phải đi huy động vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn của mình do đó sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn của công ty. Vì vậy, công ty cần phối hợp thực hiện nhiều giải pháp cụ thể để quản lý tốt nợ phải thu trong thời gian tới như sau: • Theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như
vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.
Đối với các khoản nợ bị khách hàng chiếm dụng cũ, công ty cần phải dứt điểm theo dõi chặt chẽ và tuân thủ nguyên tắc: các khoản nợ cũ phải dứt điểm so với các khoản nợ mới phát sinh. Tuy hiện tại công ty chưa có phát sinh các khoản nợ quá hạn nhưng nếu có phát sinh, công ty cũng cần tìm hiểu nguyên nhân từ đó
có biện pháp xử lý kịp thời và đúng đắn như: gia hạn nơ, thỏa thuận xử lý nợ, xóa 1 phần nợ… Nếu tình trạng nợ quá hạn diễn ra thường xuyên và đơn vị mắc nợ không chịu trả nợ cho công ty theo đúng thời hạn đã quy định trong hợp đồng thì công ty nên kiên quyết không ký kết hợp đồng tiếp với công ty đó và đồng thời cũng nên lập quỹ dự phòng các khoản nợ khó đòi.
• Trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.
• Trong quá trình bán hàng, công ty nên thực hiện chính sách chiết khấu với mức chiết khấu thanh toán linh động ứng với các khoản thời gian khác nhau. Điều này sẽ thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh chóng hơn, giảm bớt nợ dây dưa, thu hồi vốn nhanh tránh bị chiếm dụng vốn quá lâu. Vì vậy công ty phải xác định mức chiết khấu hợp lý để nó phát huy hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên khi xác định mức chiết khấu này công ty phải đặt nó trong mối quan hệ với lãi suất vay vốn ngân hàng. Bởi vì khi cho khách hàng thanh toán chậm thì trong thời gian đợi khách hàng thanh toán công ty phải đi vay vốn để đảm bảo cho quá trình kinh doanh liên tục. Vì vậy nên công ty cần chiết khấu một khoản tiền nhất định nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng để có thể có ngày tiền do khách hàng toán thì vẫn có lợi hơn là khách hàng sẽ trả tiền nhưng trong thời gian đó công ty phải đi vay vốn và phải trả lãi vay.
• Công tác thu hồi nợ nên tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu, tiến hành đều đặn không nên dồn dập vào cuối năm làm cho vốn bị chiếm dụng lâu gây lãng phí. Trong khi đố cuối năm lượng tiền thu về sẽ làm tồn quỹ tăng nhanh gây dư tiền mặt giả tạo.
• Định kỳ DN nên xem xét, đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu, cân nhắc giữa lợi ích đạt được và rủi ro có thể gặp phải, từ đó xây dựng chính sách tín dụng khách hàng hợp lý cho những kỳ sau.
Các doanh nghiệp sản xuất thường tồn tại 3 loại hàng tồn kho là tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho thành phẩm.Quản lý vốn về hàng tồn kho rất quan trọng bởi vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp; việc duy trì một lượng vốn về hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi, liên tục, đồng thời cũng tránh ứ động vốn trong hoạt động kinh doanh. Vậy hàng tồn kho bao nhiêu là hợp lý để kịp phục vụ sản xuất mà lại tránh được tình trạng ứ đọng vốn?
Như đã phân tích ở trên ta thấy, hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn lưu động của công ty và có xu hướng tăng về cuối năm (cuối năm đạt 60,1%) trong đó chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng mạnh 18015,74 triệu đồng làm tỷ trọng của nó ở cuối năm là 97,96% hàng tồn kho. Điều này là do trong năm công ty đã tiếp tục đầu tư vốn vào các công trình xây dựng đang thi công, làm tăng hàng tồn kho, giảm vòng quay hàng tồn kho và vòng quay toàn bộ vốn.Do đặc thù sản phẩm của công ty là những công trình có thời gian thi công dài nên việc chi phí kinh doanh dở dang cao là điều hợp lý. Do đó để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý hàng tồn kho, đặc biệt trong điều kiện thị trường có nhiều biến động như hiện nay như biến động về tỷ giá, nguyên vật liệu xây dựng, … công ty cần lường trước những tác động của cạnh tranh, của đặc thù sản phẩm để có những biện pháp đề phòng rủi ro.
• Tính toán xác định cơ cấu nguyên vật liệu sản xuất cần thiết trong năm tới làm cơ sở để lên kế hoạch trong mua bán dự trữ nguyên vật liệu, tránh tình trạng thiếu vốn hoặc ứ đọng gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
• Trên cơ sở định mức nguyên vật liệu kế hoạch đã được xác định, công ty tiến hành lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng cả về chất lượng cũng như giá thành. Trước tình hình biến động của nền kinh tế nói chung cũng như thị trường vật liệu xây dựng nói riêng, công ty cần chủ động hơn nữa trong việc tìm nguồn nguyên vật liệu, từ đó đang dạng hóa nguồn cung ứng, tránh sự phụ thuộc quá mức vào một số nguồn
cung ứng như hiện nay, tạo nguồn cung ổn định cho nguyên vật liệu đầu vào. Việc đa dạng hóa nguồn cung ứng một mặt sẽ giúp công ty ổn định hơn trong hoạt động mặt khác sẽ tạo ra nhiều sự lựa chọn cho công ty góp phần làm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành.
• Nâng cao công tác quản lý, thường xuyên kiểm tra tiến độ các công trình đang thi công để đảm bảo tình hình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên ổn định, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa vốn gây lãng phí, đồng thời đảm bảo đúng tiến độ để bàn giao công trình cho đối tác, kịp thời thu hồi vốn.
3.2.4 Chú trọng công tác đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc đổi mới công nghệ kỹ thuật, dây chuyền sản phẩm là việc hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Để có được các tài sản cố định cần thiết cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đầu tư một lượng vốn nhất định. Số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên tài sản cố định được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp.Vốn cố định là một bộ phận vốn quan trọng trong vốn kinh doanh hơn nữa đặc điểm vận động của nó tuân theo tính quy luật riêng nên việc quản lý vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.
Qua phân tích ở chương 2 ta thấy kết cấu về TSLĐ và TSDH chưa phù hợp vì TSDH chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp (5,01%) trong khi đó tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh của năm vừa qua giảm đi với giá trị là 672,2 triệu đồng. Nhiều máy móc thiết bị đã khấu hao hết hoặc lỗi thời không còn phù hợp với sản xuất kinh doanh nên bị thanh lý, nhượng bán trong khi đó máy móc mua về với tỷ lệ tăng rất thấp chưa tương xứng với tiềm năng của công ty. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, khả năng phát triển trong tương lai của công ty. Chính vì vậy để khắc phục những tồn tại trên công ty nên đầu tư đổi mới máy móc công nghệ phục
lâu dài, vừa phù hợp với tình hình tài chính của công ty vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Để làm được điều đó, công ty cần làm từng bước cụ thể như sau:
• Trước hết cần chú trọng công tác sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ. Việc bảo dưỡng sửa chữa lớn cần đưa vào kết hoạch hoạt động: cuối mỗi năm cần tiến hành đánh giá tình trạng từng loại TSCĐ. Trên cơ sở đó lập dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cho cả năm. Công ty có thể tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất cho nhiều kỳ, do đó các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh là không đều và khi phát sinh thường có giá trị lớn. Hơn nữa, TSCĐ là tài sản dài hạn, tồn tại lâu dài nên chi phí sửa chữa không nên tính vào chi phí ở một kỳ nhất định. Nếu có biến động lớn sẽ gây khó khăn cho công ty.
• Đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, tuy nhiên phải có sự chọn lọc những công nghệ phù hợp: thứ nhất, công nghệ đó phục vụ cho những công đoạn quan trọng, có thể tận dụng được những máy móc thiết bị cũ mà công ty hiện có, phù hợp với trình độ nhân viên của công ty để họ có thể làm chủ được công