Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Số 10 Thăng Long.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng số 10 thăng long (Trang 31 - 40)

XÂY DỰNG SỐ 10 THĂNG LONG.

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂYDỰNG SỐ 10 THĂNG LONG. DỰNG SỐ 10 THĂNG LONG.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Cơ Khí và XâyDựng Số 10 Thăng Long. Dựng Số 10 Thăng Long.

- Tên doanh nghiệp hiện hành: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG SỐ 10 THĂNG LONG.

- Tên giao dịch: THANG LONG MECHANICAL AND CONSTRUCTION N010 JOINT STOCK COMPANY.

- Tên viết tắt: THANG LONG MEC 10. - Nhãn hiệu thương mại:

- Địa chỉ: SỐ 49 LÃNG YÊN, PHƯỜNG THANH LƯƠNG, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

- Số đăng ký kinh doanh: 0103012522 - Số điện thoại: 04.3980767 – 04.38210011 - Fax: 04.39840517

- Website: http://www.thanglonggroup.com.vn// - Email: so10tl@gmail.com.vn

Thực hiện Nghị Quyết TW Đảng lần 3 về sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Công ty được Bộ Giao Thông Vận Tải phê duyệt và chuyển công ty sang công ty cổ phần và công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 07 năm 2006 với số vốn điều lệ là:

Vốn điều lệ: 4.230.000.000 đ Trong đó:

• Vốn nhà nước: 2.072.700.000đ chiếm 49% vốn điều lệ.

• Vốn cổ phần ưu đãi của người lao động: 1.007.000.000đ chiếm 24% • Vốn khác: 1.150.000.000đ chiếm 27% vốn điều lệ.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia thành các giai đoạn chính như sau:

- Giai đoạn 1968 – 1975:

Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng số 10 Thăng Long tiền thân là Xí Nghiệp sửa chữa tàu sông Ninh Phúc thuộc công ty vận tải đường sông I. Nhiệm vụ chủ yếu là sửa chữa và đóng mới các phương tiện vận tải thủy, việc làm chủ yếu do công ty giao và xí nghiệp thực hiện theo kế hoạch được giao, công việc hoàn toàn phụ thuộc vào công ty và hạch toán phụ thuộc. Thiết bị máy móc, nhà xưởng của xí nghiệp đều do Liên Xô tài trợ nhưng lại không đồng bộ, đường triền để sữa chửa đường thủy chỉ đủ đáp ứng được với phương tiện có tải trọng dưới 200 tấn nhưng dưới sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ và sự đam mê của người thợ cơ khí đã khắc phục được những khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong những năm thời kỳ bao cấp.

Kế quả là đã sửa chữa được hàng trăm tàu, sà lan có trọng tải lớn đến 200 tấn, đóng mới được các phương tiện thủy phục vụ cho chiến tranh như phao nổi, sà lan, cano góp phần không nhỏ vào công cuộc giải phóng và thống nhất đất nước. - Giai đoạn 1975 – 1986:

Trong thời gian này xí nghiệp đã đóng mới được nhiều sà lan, tăng cường đội ngũ CBCNV và được trưởng thành về mọi mặt, nhu cầu phát triển đòi hỏi ngày

càng lớn,chính vì vậy lãnh đạo xí nghiệp đã đề nghị cấp trên được tách và nâng cấp thành nhà máy Đại Tu tàu sông số 2 và được hạch toán độc lập từ đây.

- Giai đoạn 1987 – 1993:

Thời kỳ này, tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, tư tưởng bao cấp đè nặng, nguồn viện trợ dần bị cắt giảm, trong khi đó các dây chuyền đầu tư còn dở dang, thiết bị không đồng bộ. Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. Trước tình hình đó lãnh đạo nhà máy đã khắc phục khó khăn, chủ động mở rộng thị trường, đã năng động sáng tạo nâng cấp đường triền sửa chữa, đóng mới được các phương tiện đến 500T nhà máy đã khắc phục được khó khăn, cơ bản đảm bảo đủ việc làm cho người lao động, đời sống CBNV được cải thiện.

- Giai đoạn 1993 – 1998:

Nhà máy được chuyển đổi cơ quan cấp trên từ “Tổng công ty vận tải sông I” về trực thuộc “Tổng công ty xây dựng Thăng Long”.

Giai đoạn này là giai đoạn chuyển đổi hoàn toàn từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty vận tải sông I, công ty gặp rất nhiều khó khăn do không có việc làm, hầu hết CBCNV phải nghỉ chờ việc. Thời điểm này nhà máy đứng trên bờ vực phá sản. Đứng trước tình hình đó lãnh đạo nhà máy đã đề nghị và được sự đồng ý của Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Bộ Giao Thông Vận Tải quyết định cho chuyển đổi cơ quan cấp trên về trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long. Bắt đầu từ đây nhờ sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của Tổng công ty xây dựng Thăng Long, nhà máy mở rộng ngành nghề kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm. Nhờ vậy, nhà máy đã có bước chuyển đổi lớn, từ chỗ đứng bên bờ vực phá sản đã vươn lên phát triển mạnh mẽ cả về năng lực và đời sống xã hội, công ty dần đi vào ổn định vượt qua được sự khó khăn nhất của sự chuyển đổi cơ chế nhà nước.

- Giai đoạn 1998- nay:

Thực hiện chủ trương của lãnh đạo Tổng công ty xây dựng Thăng Long là đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng đơn vị phát triển ổn định. Công ty đã mở rộng

thêm ngành nghề và đề nghị đổi tên thành “Công ty đóng tàu và xây dựng Thăng Long” theo quyết định số 2763/1998/QĐ/BGTVT ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Bộ Giao Thông Vận Tải.

Tháng 3 năm 2002 công ty đổi tên “Công ty đóng tàu và xây dựng Thăng Long” thành “Công ty cơ khí và xây dựng số 10 Thăng Long” theo quyết định số 821/QĐ/BGTVT ngày 25 tháng 03 năm 2002 của Bộ Giao Thông Vận Tải.

Thực hiện Nghị Quyết TW Đảng lần 3 về sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Công ty được Bộ Giao Thông Vận Tải phê duyệt và chuyển công ty sang thành “Công ty cổ phần Cơ Khí và Xây Dựng số 10 Thăng Long”, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.

2.1.2 Mục tiêu, nội dung hoạt động của công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng số 10 Thăng Long.

2.1.2.1 Mục tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động trong công ty, bảo đảm quyền và lợi ích cho các chủ sở hữu và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà Nước.

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cổ phần Cơ Khí và Xây Dựng số 10 Thăng Long.

Công ty Cổ phần Cơ Khí và Xây Dựng số 10 Thăng Long là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là:

- Sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải thủy. - Chế tạo máy móc thiết bị xây dựng.

- Xây dựng công trình giao thông công nghiệp, dân dụng quy mô nhỏ và vừa.

Do đặc thù là một công ty chuyên đóng mới và sửa chữa các loại phương tiện vận tải thủy, vị trí nằm ven sông Hồng, có đường triền được Nhà Nước đầu tư gần 9 tỷ đồng nên thế mạnh của công ty vẫn là sửa chữa, đóng mới tàu, sà lan tải trọng 400T, sản xuất các kết cấu thép…

Hiện nay chủ trương của công ty là tăng cường năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nên công ty cũng đã mở rộng ngành nghề kinh doanh đó là xây dựng cầu, đường có quy mô vừa và nhỏ.

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý.

2.1.3.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguyên vật liệu: do đặc thù của công ty Cơ khí và Xây dựng số 10 Thăng Long là

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng, sản xuất theo đơn đặt hàng nên khi có hợp đồng phòng kỹ thuật sẽ lập thiết kế. Nguyên vật liệu gồm:

Nguyên vật liệu chính: tấm tôn các loại, thép góc, thép tròn, thép gai… Vật liệu phụ: bulong, thuốc hàn, que hàn, sơn chống rỉ, dầu, oxy, khí ga… Nhiên liệu: xăng, dầu, than rèn…

Ở công ty Cơ Khí và Xây dựng số 10 Thăng Long, chi phí về NVL thường chiếm tỷ trọng lớn, từ 60% - 70% trong giá thành sản phẩm.

Chi phí NVL chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả vật liệu… khi có sự gia tăng giá đột biến ảnh hưởng rất lớn tới NVL đầu vào. Vì vậy công tác quản lý và hạch toán NVL rất quan trọng đối với Công ty nhằm theo dõi kịp thời số lượng tồn kho và chi phí NVL đầu vào cho các phân xưởng sản xuất cũng như ra các quyết định đúng đắn.

Thiết bị công nghệ: Với công nghệ tiên tiến, hiện đại hiện nay, để đảm bảo tạo ra

những sản phẩm chất lượng, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng và được người tiêu dùng chấp nhận thì việc chú trọng đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất là điều tất yếu, khách quan. Công ty đã tích cực đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công ty đã sản xuất và xây dựng nhiều công trình được khách hàng đánh giá cao như: ván khuôn dầm hộp cầu Kiền, xe đúc hẫng cầu Vĩnh Tuy, cầu Mỹ Lâm – Tuyên Quang, cầu Kè – Yên Bái…

Nguồn nhân lực: đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có nghiệp vụ vững

Xưởng sản xuất Nhận vật liệu Lấy dấu cắt Gá kết cấu Hàn kết cấu Nắn, sửa kết cấu Khoan lỗ Lắp ráp thử Kiểm tra vật liệu

Kiểm tra phôi

Ktra kết câú

Kiểm tra đường hàn

Ktra độ phẳng,thẳng Kt lỗ khoan Ktra lắp ráp Chủng loại, chứng chỉ Kích thước hình học Khuyết tật vật liệu Kích thước hình dáng

Kiểm tra kích thước hình dáng Kiểm tra kích thước đường hàn Kiểm tra khuyết tật

Ktra đường kính lỗ khoan Ktra tâm lỗ khoan

Vệ sinh,sơn Nghiệm thu

Ktra chất lượng sơn

Kiểm tra các KT lắp ráp

42 người, trung cấp có 18 người. Đảng viên hiện có 34 đồng chí sinh hoạt ở 4 Chi Bộ.

2.1.3.2 Quy trình công nghệ.

Sản phẩm của công ty Cơ Khí và Xây Dựng số 10 Thăng Long đa dạng và rất phức tạp.Mỗi sản phẩm có một quy trình công nghệ khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giới hạn luận văn tốt nghiệp này, em xin được giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất dầm thép.

Các bước công nghệ chế tạo kết cấu thép: • Kiểm tra vật tư trước khi đưa vào sử dụng. • Triển khai công nghệ.

• Lấy dấu cắt. • Cắt vật liệu. • Hàn kết cấu thép • Gia công lỗ.

Quy trình kiểm tra được thực hiện như sau:

Tổ trưởng kiểm tra – kỹ thuật xưởng kiểm tra – phòng KCS kiểm tra.

SƠ ĐỒ 01: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦM THÉP

2.1.3.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của công ty. a) Tổ chức quản lý

Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng số 10 Thăng Long là một công ty cổ phần do đó bộ máy quản lý cao nhất sẽ là Hội đồng Quản trị sau đó tới Giám đốc, Phó Giám đốc rồi tới các phòng ban.

SƠ ĐỒ 2: BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG SỐ 10 THĂNG LONG

Đại hội đồng cổ đông

Phó GĐ sản xuất Phó GĐ Chính trị

Phòng vật tư- thiết bị -dự ánPhòng kỹ thuật KCSPhòng tài chính kế toánPhòng kế hoạch - hợp đồngPhòng tổ chức hành chính Giám Đốc

Hội Đồng Quản Trị

PXưởng 1 PXưởng 2 Đội XDCB số 1 Đội XDCB số 2 Đội XDCB số 3 Ban kiểm soát

Chức năng các bộ phận: - Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, có nhiệm vụ thông qua váo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định các chiến lược, phương án, các nhiệm vụ sản xuất kinh

doanh và đầu tư, tiến hành thảo luận thông qua bổ sung sửa đổi điều lệ của công ty: bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và quyết định bộ máy tổ chức của công ty.

- Hội đông quản trị:

Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền thuộc Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Giám Đốc và những cán bộ quản lý khác trong công ty.

- Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát bao gồm 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm và có nhiệm kỳ 5 năm. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành của giám đốc và các báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

- Giám đốc:

Là người đứng đầu công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản cấp trên và trước pháp luật về kết quả kinh doanh của công ty mình.

- Phó giám đốc:

Tư vấn cho Giám đóc trong các quyết định đến hoạt động của công ty đồng thời quản lý trực tiếp các phòng ban.

- Phòng tài chính kế toán:

Thực hiện việc tổng kết, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể.Phân tích, tính toán cụ thể, chi tiết mức độ hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp.Lập bảng tổng kết tài sản cụ thể từng kỳ để cho phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, nộp cấp trên, để lại công ty, thanh toán đúng hẹn tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả. Xác định và phản ánh chính xác kịp thời, kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn bị kịp thời, đầy đủ thủ tục và tài liệu cho việc

Kế toán trưởng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng số 10 thăng long (Trang 31 - 40)