- Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT Thủ quỹ
2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG SỐ 10 THĂNG LONG.
XÂY DỰNG SỐ 10 THĂNG LONG.
Qua xem xét các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán năm 2012 và Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012, ta có thể nhận thấy 1 số nét về tình hình tài chính của công ty CP Cơ khí và Xây dựng số 10 Thăng Long sau các phân tích cơ bản dưới đây.
2.2.1 Đánh giá thực trạng tình hình tạo lập và sử dụng vốn.
2.2.1.1 Đánh giá tình hình nguồn vốn của công ty.
Đánh giá tình hình tạo lập vốn của công ty thông qua bảng cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn của công ty năm 2012 (bảng 2.1)
Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2012 ta thấy cuối năm tổng nguồn vốn tăng 16725,38 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 18,98% so với đầu năm. Trong đó nợ, nợ phải trả tăng 16680,33 triệu đồng, tăng 0,82% về tỷ trọng (chiếm 95,43% nguồn vốn), vốn chủ sở hữu tăng 45,05 triệu đồng chiếm 4.57% nguồn vốn. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty vẫn sử dụng nợ là chủ yếu và có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2012. Điều này giúp doanh nghiệp tận dụng được đòn bẩy tài chính nhưng cũng có nhiều rủi ro. Để đánh giá một cách khách quan và chính xác hơn cần có những phân tích sâu hơn, cụ thể:
• Nợ phải trả
Trong tổng số nợ phải trả,nợ ngắn hạn tăng 16790,25 triệu đồng tương ứng tăng 0.13% về tỷ trọng và chiếm toàn bộ số nợ phải trả của doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc huy động nợ dài hạn của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là xét trong bối cảnh nền kinh tế chung của đất nước trong năm qua còn rất nhiều khó khăn.
Xét cụ thể các khoản mục trong nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì vay và nợ ngắn hạn và người mua trả tiền trước là tăng mạnh hơn cả, đặc biệt là vay và nợ ngắn hạn. Trong năm 2012, doanh nghiệp đã tăng vay và nợ ngắn hạn lên hơn 26389 triệu đồng ( tăng hơn 2,3 lần so với năm trước) và đạt 37796 triệu đồng, chiếm 37,78% trong nợ ngắn hạn. Đi tìm hiểu sâu hơn thì được biết, các khoản vay nợ ngắn hạn của doanh nghiệp gồm có vay NH Công Thương, NH Quân Đội nhưng chủ yểu vẫn là vay của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long (chiếm gần 70%). Đây là một lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp khi được sự hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất thấp của Tổng công ty, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Người mua trả tiền trước tăng hơn 10 lần tương ứng với 3974,13 triệu đồng và chiếm 6,55% trong nợ ngắn hạn. Tỷ trọng này tăng vọt so với năm trước cho thấy uy tín của doanh nghiệp được cải thiện tốt hơn.
Phải trả người bán và phải trả nội bộ giảm 6195,47 triệu đồng và 9703,67 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 82,08% và 36,2%.Điều này cho thấy doanh nghiệp đã giảm sự phụ thuộc từ bên ngoài.
Các khoản mục còn lại trong nợ ngắn hạn hầu hết đều tăng: phải trả người lao đồng (tăng 583,22 triệu đồng, tỷ lệ tăng 85,64%), chi phí phải trả (tăng 143,21 triệu đồng, tỷ lệ tăng 12,06%), phải trả phải nộp khác (tăng 1985,61 triệu đồng, tỷ lệ tăng 6,26%), quỹ khen thưởng phúc lợi (tăng 63,23 triệu đồng, tỷ lệ tăng 251,21%). Đây là những nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp và không phải trả lãi vay nên công ty tiếp tục duy trì khai thác nguồn vốn này trên cơ sở không vi phạm khả năng thanh toán.
Qua bảng 2.2, ta nhận thấy, hệ số nợ của công ty vào đầu năm là 0,946 và cuối năm là 0,954 có nghĩa là bình quân cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì có tới 0,946 đồng nợ vào đầu năm và 0,954 vào cuối năm. Hệ số nợ tăng về cuối năm và vẫn duy trì ở mức cao, điều này nói lên rằng công ty sống nhờ vào các khoản nợ trong đó nợ vay ngắn hạn là chủ yếu. Đồng thời hệ số vốn chủ sở hữu quá nhỏ làm cho khả năng đáp ứng vốn thường xuyên của công ty là thấp, là nguyên nhân làm cho khả năng tự trang bị tài sản cố định gặp khó khăn.
• Nguồn vốn chủ sở hữu:
Cuối năm, vốn chủ sở hữu đạt 4794,74 triệu đồng tăng 45,05 triệu đồng so với đầu năm tương ứng tỷ lệ tăng 0,95%. Tuy có tăng về giá trị so với đầu năm nhưng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu vẫn chậm hơn tốc độ tăng của nợ phải trả nên đã làm tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm từ 5,39% vào đầu năm xuống còn 4,57% vào cuối năm.
Trong nguồn vốn chủ sở hữu, toàn bộ là vốn chủ sở hữu và không có nguồn kinh phí và quỹ khác. Trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 84,91% đầu năm và 84,11% vào cuối năm) tuy nhiên trong năm vừa qua không có sự gia tăng.
Sự gia tăng của nguồn vốn chủ chủ yếu là do sự gia tăng của các quỹ. Trong năm qua công ty đã trích 10,11 triệu đồng lợi nhuận sau thuế cho vào quỹ đầu tư phát triển làm quỹ này đạt 386,34 triệu đồng vào cuối năm, chiếm 8,06% về tỷ trọng (tăng 0,14%, tỷ lệ tăng 2,69%); quỹ dự phòng tài chính tăng 22,4 triệu đồngtừ 144,06 triệu đồng lên 166,46 triệu đồng chiếm 3,47% về tỷ trọng, tỷ lệ tăng 15,55%. Nguyên nhân là do trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế trong và ngoài nước vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng. Nền kinh tế vẫn trì trệ, ngành xây dựng còn gặp nhiều khó khăn nên đốivới một công ty chuyên về cơ khí và xây dựng thì rủi ro tài chính là rất lớn. Vì vậy, để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn
trọng phân phối lợi nhuận để lại vào các quỹ đầu tư phát triển và dự phòng tài chính. Đây là bước đi đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của công ty trong thời gian tới. Bên cạnh đó, lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng 12,54 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 5,87%. Điều này cho thấy trong năm qua công ty đã đạt được lợi nhuận cao hơn so với năm trước.
Như vậy, qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty Cơ Khí và Xây Dựng Thăng Long trong năm 2012, ta thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô sản xuất, kết cấu nguồn vốn có xu hướng tăng sự dụng nợ và vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, hơn nữa toàn bộ lại là nợ ngắn hạn nên nhìn chung cơ cấu nguồn vốn trong năm về cơ bản là chưa hợp lý. Trong năm vừa qua tuy chính sách huy động vốn có sự kết hợp cả huy động nguồn vốn bên ngoài với nguồn vốn bên trong nhưng tốc độ tăng của vốn chủ vẫn chậm hơn nhiều so với nợ và lảm giảm tỷ trọng vốn chủ trong tổng nguồn vốn, công ty có xu hướng gia tăng sử dụng nợ. Nợ phải tra vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn (95,43% nguồn vốn) và toàn bộ là huy động từ nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngân hang, tổng công ty, nợ người bán, người lao đông, thuế NN), chứng tỏ công ty sống bằng nợ vay là chủ yếu, khả năng tự chủ tài chính đối với công ty không cao, đồng thời khả năng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro là rất lớn. Công ty nên xem xét hình thức huy động sao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty để đảm bảo khả năng thanh toán tránh giảm uy tín của công ty trên thị trường. 2.2.1.2 Đánh giá tình hình sử dụng vốn của công ty.
Thông qua bảng cơ cấu và tình hình biến động vốn của công ty năm 2012 (bảng 2.3) để đánh giá tình hình sử dụng vốn của công ty trong năm vừa qua sau khi tạo lập như sau:
Cuối năm 2012, tổng tài sản của công ty đang quản lý và sử dụng là 104829,62 triệu đồng, tăng 16725,38 triệu đồng so với đầu năm, tương ứng với tỷ
lệ tăng 18,98%. Điều này cho thấy công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất.
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn, ta thấy phần lớn vốn của doanh nghiệp tập trung vào tài sản ngắn hạn, đầu năm chiếm 93,08% cuối năm chiếm 94,99%, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chủ yếu chịu ảnh hưởng của tài sản ngắn hạn. Cuối năm tài sản ngắn hạn đạt 99580,78 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21,43% so với đầu năm. Trong khi dó tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm, từ 6097,80 triệu đồng xuống 5248,84 triệu đồng vào cuối năm tương ứng với tỷ lệ giảm 13,92%, tỷ trọng giảm 1,91%. Điều này cho thấy doanh nghiệp có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất theo hướng mở rộng tài sản ngắn hạn và giảm tài sản dài hạn. Để đánh giá chính xác cần đi sâu xem xét cụ thể:
• Tài sản ngắn hạn: so với đầu kỳ, tài sản ngắn hạn tăng mạnh trong đó chủ yếu là do tăng về hàng tồn kho. Cụ thể:
- Hàng tồn kho: đây là một bộ phận quan trọng, có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp. Để đánh giá một cách cụ thể ta dựa vào biểu số 2.4: cơ cấu và sự biến động của Hàng tồn kho năm 2012.
Qua biểu số 2.4, ta thấy ở khâu sản xuất, nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ đều sụt giảm.Nguyên vật liệu giảm 532,68 triệu đồng xuống còn 673,66 triệu đồng vào cuối năm, tỷ trọng giảm 1,71% trong hàng tồn kho. Công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong hàng tồn kho (1,8% vào đầu năm và 0,91% vào cuối năm) cũng giảm 222,92 triệu đồng.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng tồn kho.Đầu năm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 40615,7 triệu đồng chiếm tỷ trọng 95,36% trong hàng tồn kho; đến cuối năm tỷ trọng này tăng lên 97,96% và đạt 58631,44 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,6%. Điều này cho thấy trong năm 2012 có thể một mặt công ty nhận được thêm các hợp đồng xây dựng và cơ khí, mặt khác công ty tiếp tục đầu tư thêm vốn vào các công trình đang
thi công dở nên đến cuối năm vẫn còn rất nhiều các công trình, sản phẩm dở dang.Điều này có thể dễ dàng lý giải được là do đặc thù sản phẩm của công ty là các sản phẩm cơ khí và công trình xây dựng có giá trị lớn, thời gian thi công dài nên giá trị sản phẩm dở dang lớn là điều hợp lý. Tuy nhiên công ty cũng cần xem xét về phương thức huy động vốn,công tác quản lý chi phí cũng như tổ chức sản xuất để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra ổn định, tránh tình trạng thiếu nguồn vốn gây gián đoạn các công trình.
- Vốn bằng tiền:
Vào thời điểm cuối năm, vốn bằng tiền là 535,53 triệu đồng so với đầu năm 1305,26 triệu đồng, giảm 769,73 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm mạnh 58,97%, đồng thời giảm 1,05% về tỷ trọng trong tổng tài sản ngắn hạn (đầu năm chiếm 1,59% cuối năm chiếm 0,54%). Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm của tiền tại thời điểm cuối năm và tăng thêm các khoản tương đương tiền nhưng với một lượng ít hơn nhiều nên đã làm cho vốn bằng tiền sụt giảm.Đi tìm hiểu sâu hơn được biết trong năm 2012 doanh nghiệp đã giảm mạnh dự trữ tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.Điều này giúp công ty tránh ứ đọng vốn, gây lãng phí, làm giảm khả năng sinh lời của tiền.Tuy nhiên ta thấy, tỷ trọng vốn bằng tiền trong tài sản ngắn hạn là rất thấp. Điều này thể làm cho doanh nghiệp giảm khả năng thanh toán tức thời và đặt ra cho doanh nghiệp một nhiệm vụ trong năm tới là cần phải xem xét lại công tác quản lý vốn bằng tiền cũng như kiểm tra định mức số dư của tiền cho hợp lý để vừa đảm bảo khả năng thanh toán, vừa khai thác được nhiều hơn khả năng sinh lời của tiền.
- Các khoản phải thu ngắn hạn:
So với đầu năm, vào thời điểm cuối năm các khoản phải thu ngắn hạn giảm 2875,46 triệu đồng, giảm 8,32% về tỷ trọng, tương ứng với tỷ lệ giảm 11,38%.
Các khoản phải thu khách hàng cuối năm tăng 1133,73 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 6,65% làm tỷ trọng tăng 13,73% và đạt 81,2% trong khoản phải thu ngắn hạn. Việc tăng các khoản phải thu khách hàng là một biểu hiện không tốt, cho thấy công ty đã bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, mất đi chi phí sử dụng vốn do một phần vốn lưu động của công ty nằm ở khâu thanh toán trong khi công ty vẫn phải đi vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên, xét trong cơ chế thị trường và tình hình kinh tế đất nước còn trong thời kỳ khó khăn, để tăng sức cạnh tranh và chiếm được thị phần thì công ty buộc phải áp dụng chính sách thương mại nới lỏng, hơn nữa sản phẩm của công ty có giá trị lớn nên việc tín dụng khách hàng lớn cũng có thể lý giải được. Như vậy để đánh giá việc công ty có duy trì quy mô nợ phải thu của khách hàng có hợp lý hay không thì cần dựa trên nhiều yếu tố khác như: vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình… mới có thể đưa ra những kết luận chính xác, khách quan và đáng tin cậy.
Trả trước cho người bán và phải thu nội bộ ngắn hạn là 2 nguyên nhân gây ra sự sụt giảm của các khoản phải thu ngắn hạn. Cuối năm 2012, trả trước cho người bán giảm 977,64 triệu đồng, giảm 3,34% về tỷ trọng, tương ứng tỷ lệ giảm 48,63%. Phải thu nội bộ giảm 3031,55 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 50,26%.Điều này cho thấy công ty đã tạo được sự tin tưởng của nhà cung cấp và giảm việc phải đặt cọc tiền trước.Đây là dấu hiệu tốt vì công ty giảm bớt được lượng vốn bị chiếm dụng.
- Tài sản ngắn hạn khác:
Tài sản ngắn hạn khác cuối năm tăng 3959,41 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 30,82% làm tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác tăng 1,21% và đạt 16,88% trong tái sản ngắn hạn.
• Tài sản dài hạn: cuối năm 2012 so với đầu năm, tài sản dài hạn giảm 848,96 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,92%. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp toàn bộ là TSCĐ nên việc giảm tài sản dài hạn là do sự sụt giảm của tài sản cố định.
Về mặt giá trị, TSCĐ của công ty được theo dõi chặt chẽ về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại cũng như tình hình tăng giảm của TSCĐ trong năm. Cụ thể, có thể xem xét tình hình trang bị, biến động cũng như tình hình kỹ thuật của TSCĐ công ty trong năm 2012 qua các biểu số 2.5; 2.6 và 2.7 như sau:
Qua biếu số 2.5: tình hình trang bị TSCĐ, ta thấy tổng nguyên giá TSCĐ tại thời điểm cuối năm là 18457,42 triệu đồng, giảm 635,29 triệu đồng so với đầu năm tương ứng tỷ lệ giảm 3,33%. TSCĐ của công ty chỉ có TSCĐ hữu hình. Để xem xét và tìm hiểu rõ nguyên nhân sự sụt giảm đó, ta sử dụng biểu số 2.6: Tình hình biến động của TSCĐ năm 2012 để phân tích. Cụ thể:
Qua biểu 2.6 ta thấy: tổng giá trị TSCĐ hữu hình giảm trong năm chủ yếu do sự sụt giảm của nhà cửa, phương tiện truyền dẫn và 1 phần của máy móc thiết bị. Nhà cửa sụt giảm 201,95 triệu đồng, phương tiện vận tải truyền dẫn giảm 299,25 triệu đồng, máy móc thiết bị cũng sụt giẩm 171 triệu đồng nhưng trong năm qua đã được công ty đầu tư thêm 36,91 triệu đồng.
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình là điều kiện không tránh khỏi, vì vậy việc đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ là việc làm cần thiết, nó cho phép các nhà quản lý biết được thực trạng năng lực sản xuất của TSCĐ tại một thời điểm cụ thể để giúp họ có những quyết định đúng đắn về tái đầu tư TSCĐ, ngày càng nân cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kính doanh.
Nguyên giá của TSCĐ chưa phản ánh đầy đủ năng lực hoạt động của TSCĐ