ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG SỐ 10 THĂNG LONG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng số 10 thăng long (Trang 72 - 75)

- Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT Thủ quỹ

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG SỐ 10 THĂNG LONG

XÂY DỰNG SỐ 10 THĂNG LONG

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội năm 2013

Tình hình quốc tế:

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, năm 2013 kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,6% so với mức dưới 3,5% của năm 2012; trong đó, các nền kinh tế phát triển tăng 1,5%; các nền kinh tế mới nổi tăng 5.6%. Còn Ngân hàng châu Á (ADB) thì cho rằng nhìn chung châu Á vẫn còn không gian cho việc mở rộng chính sách tài chính-tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng năm 2013. Về tổng thể, khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ lên tới đỉnh điểm vào nửa đầu năm 2013 và sẽ sáng sủa dần từ nửa cuối 2013 do tác động tích cực lan tỏa của các chính sách nới lỏng, kích thích kinh tế của các nước

Năm 2013, song song với việc thực thi những biện pháp thắt lưng buộc bụng để cắt giảm nợ và thâm hụt ngân sách, sẽ có sự tiếp tục duy trì xu hướng nới lỏng chính sách tài chính-tiền tệ chung trên phạm vi toàn cầu.

Xu hướng đàm phán FTA và hoạt động M&A và sẽ được tăng cường hơn.

Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn phát triển khiến thị trường các quốc gia đều thu hẹp do nguời tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, cũng như do sự gia tăng hàng rào bảo hộ kỹ thuật, thì năm 2013 sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều nỗ lực thành lập các FTA ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm tăng cường quan hệ đối tác của một loạt nước. Như vậy tình hình kinh tế năm 2013 có thể sẽ có xu hướng phụ hồi vào nửa cuối năm, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế. Những tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế thế giới có thể sẽ tác động tích cực và kéo theo nền kinh tế Việt Nam trở nên sáng sủa hơn. Điều này sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nói

chung cũng như công ty Cơ Khí và Xây Dựng số 10 Thăng Long có điều kiện để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới cho mình.

Tình hình trong nước.

Nếu nhìn về hiện tượng thì thực sự nền kinh tế nước ta từ quý II/2012 đang có sự phục hồi tốc độ tăng trưởng, dù rất chậm. Nguy cơ lạm phát cao quay trở lại kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình kinh tế thêm khó khăn.Tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn.Khả năng kéo lãi suất cho vay giảm xuống là không nhiều; vẫn chưa đáp ứng được như mức kỳ vọng của cộng đồng DN, do sự kém hiệu quả trong hoạt động của hệ thống NHTM. Nếu lạm phát kỳ vọng cả năm là 7- 8%, thì lãi suất vay thực dương theo lãi suất vay phổ biến hiện nay sẽ quá cao (6- 7%).Với mức lãi suất như vậy sẽ không kích thích được các DN đang có thị trường tiếp tục triển khai đầu tư mở rộng kinh doanh và làm tăng nợ xấu đối với những DN đang cố gắng phục hồi.

Trong tháng 4 vừa qua Chính phủ đã triển khai gói hỗ trợ 30000 tỷ đồng để cứu thị trường bất động sản.Ngân hàng Nhà nước đề xuất cho vay với lãi suất 6% cho các đối tượng thu nhập thấp đang được các nhà quản lý kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho người nghèo, cán bộ công chức, viên chức, công nhân khu công nghiệp, những người khó khăn… có điều kiện để mua hoặc thuê nhà ở. Tuy nhiên những nỗ lực để làm ấm thị trường BĐS chưa mang lại ngay kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện. Một khi thanh khoản của thị trường bất động sản chưa cải thiện thì sẽ tiếp tục ảnh hưởng không tốt tới các công ty trong lĩnh vực bất động sản nói chung cũng như các công ty xây dựng như công ty Cơ khí và Xây dựng số 10 Thăng Long.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội (khoá XIII) đã xác định mục tiêu kinh tế tổng quát của năm 2013 là “tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng...” với tốc độ tăng GDP khoảng 5,5 % và kiểm soát CPI dưới 8 % (Chính phủ đề ra khoảng 6%).

Tóm lại, năm 2013 nền kinh tế VN đan xen cả thách thức và cơ hội ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Dù yếu ớt và vẫn ở trong tình trạng tăng trưởng dưới tiềm năng, nhưng năm 2013 nền kinh tế VN đã chạm đáy của khó khăn và sẽ là năm hồi phục. 3.1.2 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

Các mục tiêu chủ yếu của công ty:

- Mục tiêu phấn đấu của Công ty là tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để trở thành một trong những Công ty lớn mạnh của Việt Nam.

- Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh theo các chức năng kinh doanh của Công ty nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa. - Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, cải thiện môi trường làm việc,

mang lại sự ổn định và đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu về chất lượng và tiến độ đã cam kết với khách hàng, giữ chữ tín trong kinh doanh.

- Đảm bảo hoàn thành tốt các nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước và cộng đồng.

Chiến lược phát triển trung và dài hạn.

- Đầu tư đổi mới công nghệ các máy móc, thiết bị để nâng cao năng lực thi công của công ty.

- Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, điều hành sản xuất, tham mưu giúp việc… của Công ty cho phù hợp với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013:

Căn cứ vào tình hình nêu trên, HĐQT đã thảo luận bàn bạc và nhất trí đề ra kế hoạch sản xuất và kinh doanh năm 2013 cho công ty với một số chỉ tiêu chính như sau:

Chỉ tiêu ĐV

T

Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ tăng

Vốn điều lệ Trđ 4230 4230 -

Doanh thu thuần Trđ 18672,84 19046,30 2%

Lợi nhuận trước thuế Trđ 274,37 315 14,8%

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trđ 48,01 65 35,37%

Lợi nhuận sau thuế Trđ 226,35 250 10,44%

Lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần

% 12,12 13,12 8%

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng số 10 thăng long (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w