Nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh mtv động cơ và máy nông nghiệp miền nam đến năm 2020 (Trang 66 - 68)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI EXIMBANK ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM

3.4.1- Nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực:

Một trong những yếu tố mang lại sự thành công cho ngân hàng đó là việc quản lý chất lượng nguồn nhân lực, một đội ngũ cán bộ năng động cộng với sự chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo ngân hàng đó là yếu tố quyết định trong cuộc cạnh

tranh với các ngân hàng trong toàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ trẻ nhưng giàu nhiệt huyết, đội ngũ cán bộ có thâm niên thật sự giàu kinh nghiệm là lực lượng hậu thuẫn vững chắc cho việc thực hiện các chính sách do ban lãnh đạo đề ra. Chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ cần nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để tiếp cận được công nghệ thông tin áp dụng vào các sản phẩm dịch vụ bán lẻ. Đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực ngày hôm nay chính là mang lại thành quả cho tương lai.

- Chú trọng công tác tuyển dụng cán bộ ngân hàng đúng chuyên ngành ngân hàng để giảm bớt áp lực chi phí đầu tư cho việc đào tạo lại. Cân đối nhân lực trong các phòng ban để tuyển dụng đảm bảo hoàn thành được công tác, không lãng phí lao động và quỹ tiền lương đơn vị. Công tác tuyển dụng nên tổ chức công khai, không nên ưu tiên cho các đối tượng con em trong ngành ( nếu không đủ điều kiện). Thường xuyên cử cán bộ đi học tại trung tâm đào tạo của Eximbank, trung tâm của các trường đại học nổi tiếng, như trường đại học Kinh tế, đại học Ngân hàng, đại học Lạc hồng …hoặc mời giảng viên về giảng dạy tại chi nhánh theo định kỳ hàng năm. Công tác đào tạo tại chỗ phải được thực hiện thường xuyên hàng tháng, hàng quý, cử cán bộ là lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo các phòng có chuyên môn giỏi, có khả năng truyền đạt tốt để tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ của toàn chi nhánh.

- Ngân hàng nên có nguồn quỹ đầu tư tài năng trẻ đầu tư cho các sinh viên giỏi đang còn học trong các trường đại học, có cam kết sau này về công tác tại Eximbank Đồng Nai.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng thêm cho cán bộ ngân hàng cũng nên chú trọng đúng người, đúng việc, tránh lãng phí chi phí đào tạo như thường xuyên mở các lớp học tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ mới khi có đủ số lượng, và các lớp dành cho nghiệp vụ nâng cao, cũng như các bộ quản lý.

- Xây dựng thang điểm khoa học để đánh giá năng lực của cán bộ làm công tác ngân hàng, thang điểm này là căn cứ để đánh giá chất lượng hoàn thành công tác hàng tháng.

- Về thu nhập có chính sách đãi ngộ những cán bộ giỏi đang làm việc tại Eximbank Đồng Nai để tránh được tình trạng cán bộ giỏi nhưng vì một trong những

lý do nào đó không thể đề bạt được vào những vị trí quan trọng, có tâm lý bất mãn chuyển sang công tác ngân hàng khác làm cho Eximbank Đồng Nai mất đi cán bộ giỏi.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Việc đề bạt cán bộ vào những chức vụ quan trọng nên căn cứ vào thang điểm đánh giá hoàn thành công việc hàng năm và thông qua cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm không khai minh bạch.

- Tăng cường cơ chế giám sát và kiểm tra thông qua vai trò của ban giám đốc, kiểm toán nội bộ, kịp thời phát hiện ra những sai phạm và chấn chỉnh kịp thời trong đơn vị.

- Cần bổ sung đủ nhân sự để triển khai theo mô hình mới phục vụ cho việc phát triển dịch vụ NHBL như bổ sung thêm phó giám đốc phụ trách dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đủ cán bộ để thành lập thêm 2 phòng tại chi nhánh (phòng khách hàng cá nhân, phòng Thẩm định ) và 4 phòng giao dịch. Đồng thời triển khai từng bước chuyển sang mô hình giao dịch một cửa, trước mắt triển khai ngay tại các phòng giao dịch, sau đó rút kinh nghiệm và triển khai trong toàn chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh mtv động cơ và máy nông nghiệp miền nam đến năm 2020 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)