Hoàn thiện hạch toán chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty tnhh một thành viên thịnh khánh (Trang 79 - 80)

tương lai cho doanh nghiệp

Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN không thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH, theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 04 về TSCĐVH (VAS 04), bao gồm: Chi phí thành lập DN; Chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của DN mới thành lập;Chi phí cho giai đoạn nghiên cứu và chi phí chuyển dịch địa điểm. Hiện nay phương pháp hạch toán chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN được Chế độ kế toán hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007, Quyết định só 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002) quy định như sau:

- Nếu chi phí phát sinh không lớn thì ghi nhận toàn bộ vào chi phí SXKD trong kỳ:

Nợ TK 641, 642: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấy trừ

Có TK 111, 112, 152, 331,…: Các tài khoản thanh toán liên quan

- Nếu chi phí phát sinh lớn phải phân bổ dần vào chi phí SXKD của nhiều năm tài chính, kế toán ghi:

Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112, 152, 331…: Các tài khoản thanh toán liên quan

Tuy nhiên những chi phí này thường phát sinh trong một khoảng thời gian, khi hoàn thành mới xác định được tổng chi phí thực tế và quy mô của chi phí. Do đó, kế toán nên thực hiện như sau:

- Khi phát sinh chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo trước hoạt động, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi:

Nợ TK 241: Chi phí XDCB dở dang

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112, 152, 331…: Các tài khoản thanh toán liên quan - Khi công việc đầu tư kết thúc, kế toán xác định tổng chi phí thực tế và ghi: Nợ TK 641, 642: Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý DN (Nếu quy mô chi phí phát sinh không lớn)

Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn (Nếu quy mô chi phí phát sinh lớn cần phân bổ)

Có TK 241: Chi phí XDCB dở dang (Tổng chi phí thực tế)

- Định kỳ, kế toán tiến hành phân bổ vào chi phí SXKD của kỳ kế toán tương ứng (thời gian phân bổ không quá 3 năm):

Nợ TK 641, 642: Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý DN Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty tnhh một thành viên thịnh khánh (Trang 79 - 80)