Kết quả ngoại quan trong quá trình ngâm

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp:“Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia tăng RON họ amin thơm đến tính chất của nhiên liệu trong quá trình bảo quản và sử dụng” (Trang 73 - 77)

- Không ảnh hưởng lên bộ chuyển đổi xúc tác 1.2.1.2 Phụ gia oxygenat

3.4.1Kết quả ngoại quan trong quá trình ngâm

Kết quả ngoại quan của các mẫu nhiên liệu A92-DQ-DC và PG-12a trong quá trình ngâm vật liệu được chỉ ra ở hình 3.7 (mẫu PG-12a tương ứng với mẫu PG- 12 trong hình).

Hình 3.7 Hình ảnh ngoại quan của các mẫu nhiên liệu trong quá trình ngâm vật liệu

(a) Mẫu khi mới ngâm, (b) Mẫu sau khi ngâm một tuần

Qua kết quả ngoại quan có thể thấy rằng màu sắc của các mẫu nhiên liệu A92-DQ-DC và PG-12a hầu như không thay đổi trong thời gian ngâm. Như vậy về mặt cảm quan, các mẫu nhiên liệu không có sự thay đổi nhiều.

3.4.2 Kết quả đo SEM của các ống và đệm (zoăng) cao su

Kết quả đo SEM của các ống cao su

(a) (b) (c)

Hình 3.8: Kết quả SEM của các ống cao su chụp với độ phóng đại 30 lần (a) Ống cao su ban đầu, (b) Ống cao su ngâm trong nhiên liệu A92-DQ-DC, (c)

Ống cao su ngâm trong nhiên liệu PG-12a

(a) (b) (c)

Hình 3.9: Kết quả SEM của các ống cao su chụp với độ phóng đại 100 nghìn lần (a) Ống cao su ban đầu, (b) Ống cao su ngâm trong nhiên liệu A92-DQ-DC, (c)

Ống cao su ngâm trong nhiên liệu PG-12a

Kết quả đo SEM của các đệm cao su

Hình 3.10: Kết quả SEM của các đệm cao su chụp với độ phóng đại 30 lần (a) Đệm cao su ban đầu, (b) Đệm cao su ngâm trong nhiên liệu A92-DQ-DC, (c)

Đệm cao su ngâm trong nhiên liệu PG-12a

(a) (b) (c)

Hình 3.11: Kết quả SEM của các đệm cao su chụp với độ phóng đại 1000 lần (a) Đệm cao su ban đầu, (b) Đệm cao su ngâm trong nhiên liệu A92-DQ-DC, (c)

Đệm cao su ngâm trong nhiên liệu PG-12a

Qua kết quả SEM của các ống và đệm cao su có thể thấy rằng, bề mặt của mẫu ngâm trong nhiên liệu có chứa phụ gia amin thơm hầu như không thay đổi so với bề mặt của mẫu ban đầu và mẫu ngâm trong nhiên liệu đối chứng.

Vậy qua kết quả ngoại quan và kết quả SEM có thể kết luận rằng xăng pha phụ gia amin thơm không gây ảnh hưởng đến các vật liệu như ống và đệm cao su trong quá trình sử dụng. Chúng hoàn toàn tương thích với loại vật liệu này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊKết luận Kết luận

Một vài kết quả nghiên cứu thu được sau quá trình thực hiện đồ án bao gồm: - Tìm hiểu được tổng quan về nhiên liệu xăng, các loại phụ gia được sử dụng để pha vào xăng, các nghiên cứu về khả năng tăng RON của phụ gia họ amin thơm cũng như các phụ gia họ khác.

- Nghiên cứu chế tạo hỗn hợp các hệ phụ gia tăng RON trên cơ sở amin thơm N-methyl aniline (NMA) như hệ (NMA+MMT), hệ (NMA+NNDMA+MMT), hệ (NMA+NNDMA+Aniline) và pha các hệ phụ gia đó vào xăng với các hàm lượng khác nhau. Đánh giá lựa chọn được hệ phụ gia (NMA+MMT) với tỷ lệ 0,5 mg Mn(MMT)/g NMA và hàm lượng pha vào xăng là 1,35 % khối lượng amin thơm (hàm lượng kim loại xấp xỉ 5mg/l) phù hợp cho các quy trình thực nghiệm chính.

- Nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của phụ gia tăng RON họ amin thơm đến tính chất của nhiên liệu trong quá trình bảo quản và độ tương thích của nhiên liệu pha phụ gia amin thơm với vật liệu. Cụ thể, các phụ gia amin thơm không gây ảnh hưởng lớn đến tính chất của nhiên liệu trong quá trình bảo quản và nhiên liệu pha phụ gia này hoàn toàn tương thích với vật liệu.

- Nghiên cứu đánh giá công suất, suất tiêu thụ nhiên liệu và phát thải của động cơ khi sử xăng có pha phụ gia amin thơm so với khi sử dụng nhiên liệu đối chứng. Cụ thể, so với khi sử dụng nhiên liệu đối chứng (xăng A92 Dung Quất), động cơ sử dụng nhiên liệu pha phụ gia amin thơm có công suất giảm, suất tiêu thụ nhiên liệu tăng và có sự thay đổi hàm lượng khí phát thải. Tuy nhiên, sự thay đổi hàm lượng khí phát thải là không đáng kể.

Kiến nghị

- Nghiên cứu và sử dụng thêm những loại phụ gia amin thơm khác ngoài các amin thơm đã dùng trong phần thực nghiệm để có cái nhìn tổng quát nhất về sự ảnh hưởng của phụ gia tăng RON loại này đến tính chất của nhiên liệu trong bảo quản và sử dụng.

- Thử nghiệm động cơ thêm với nhiều mẫu xăng pha phụ gia amin thơm khác để xem xét ảnh hưởng của các phụ gia đến hiệu quả sử dụng nhiên liệu.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp:“Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia tăng RON họ amin thơm đến tính chất của nhiên liệu trong quá trình bảo quản và sử dụng” (Trang 73 - 77)