- Không ảnh hưởng lên bộ chuyển đổi xúc tác 1.2.1.2 Phụ gia oxygenat
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả đánh giá sơ bộ xăng pha các hệ phụ gia amin thơm3.1.1 Kết quả đo RON của các mẫu xăng pha phụ gia amin thơm 3.1.1 Kết quả đo RON của các mẫu xăng pha phụ gia amin thơm
Hệ phụ gia 1
Như đã trình bày ở phần thực nghiệm, phụ gia loại 1a được lựa chọn đại diện cho hệ phụ gia 1 để đánh giá so sánh với các hệ phụ gia khác. Các mẫu xăng sau khi pha phụ gia loại 1a theo nhiều hàm lượng khác nhau được tiến hành đo RON. Kết quả đo RON và khả năng tăng RON của các mẫu được trình bày ở bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1 Kết quả đo RON và khả năng tăng RON của các mẫu nhiên liệu pha phụ gia loại 1a
Mẫu Hàm lượng amin
thơm (%) RON ∆RON
A92-DQ-DC - 92,6 - PG-11a 1 92,8 0,2 PG-12a 1,35 93,3 0,7 PG-13a 2 93,4 0,8 PG-14a 2,5 93,3 0,7 PG-15a 3 93,3 0,7
Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn khả năng tăng trị số octan của phụ gia loại 1a (NMA+MMT)
Từ kết quả đo RON của phụ gia loại 1a, nhận thấy rằng trong khoảng khảo sát, ban đầu khi hàm lượng phụ gia tăng lên thì RON của xăng tăng lên tuy nhiên sau đó sự tăng RON đạt đỉnh và giảm xuống. Khi hàm lượng phụ gia amin thơm nằm trong khoảng 1,5-2% thì sự tăng RON là cực đại. Giải thích cho điều này là do giữa phụ gia MMT và NMA có hiệu ứng hiệp trợ tăng RON, ban đầu khi hàm lượng
của phụ gia còn nhỏ hiệu quả hiệp trợ tăng RON chưa cao nhưng khi hàm lượng phụ gia đạt được tối ưu thì hiệu quả hiệp trợ cao nhất. Trong các mẫu khảo sát, mẫu PG-12a là mẫu tối ưu nhất vì nó có RON cao, hàm lượng phụ gia ít nhất và hàm lượng kim loại không vượt quá giới hạn cho phép theo TCVN 6776:2005 là 5 mg/l. Vì vậy mẫu được lựa chon để tiếp tục quá trình thực nghiệm.
Hệ phụ gia 2
Các mẫu xăng sau khi pha phụ gia hệ 2 với các hàm lượng khác nhau được tiến hành đo RON. Kết quả đo RON và khả năng tăng RON của các mẫu được trình bày ở bảng 3.2 và hình 3.2.
Bảng 3.2 Kết quả đo RON và khả năng tăng RON của các mẫu nhiên liệu pha hệ phụ gia 2
Mẫu Hàm lượng amin
thơm (%) RON ∆RON
A92-DQ-DC - 92,6 - PG-21 0.5 92,7 0.1 PG-22 1 92,8 0.2 PG-23 2 93,3 0.7 PG-24 2.5 93,4 0.8 PG-25 3 93,4 0.8
Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn khả năng tăng RONcủa hệ phụ gia 2 (NMA+NNDMA+MMT)
Từ kết quả trên, nhận thấy rằng trong khoảng khảo sát, ban đầu khi hàm lượng phụ gia tăng lên thì RON của xăng tăng lên, tuy nhiên khi hàm lượng amin tăng cao RON của xăng bão hòa và không tăng nữa. Khi hàm lượng phụ gia amin thơm nằm trong khoảng 2-3% thì sự tăng RON là cực đại. Điều này được giải thích tượng tự như đối với phụ gia loại 1a là do giữa phụ gia MMT và phụ gia amin thơm có hiệu ứng hiệp trợ tăng RON, ban đầu khi hàm lượng của phụ gia còn nhỏ hiệu
quả hiệp trợ tăng RON chưa cao nhưng khi hàm lượng phụ gia đạt được tối ưu thì hiệu quả hiệp trợ cao nhất. Trong các mẫu khảo sát, mẫu PG-23 là mẫu tối ưu nhất vì nó có RON cao và hàm lượng phụ gia ít nhất. Vì vậy mẫu được lựa chon để tiếp tục thực hiện quá trình thực nghiệm.
Hệ phụ gia 3
Các mẫu xăng sau khi pha phụ gia hệ 3 với các hàm lượng khác nhau được tiến hành đo RON. Kết quả đo RON và khả năng tăng RON của các mẫu được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.3.
Bảng 3.3 Kết quả đo RON và khả năng tăng RON của các mẫu nhiên liệu pha hệ phụ gia 3
Mẫu Hàm lượng amin
thơm (%) RON ∆RON
A92-DQ-DC - 92,6 - PG-31 1 92,9 0,3 PG-32 2 93,2 0,6 PG-33 3 93,7 1,1 PG-34 3,5 94,0 1,4 PG-35 4 93,8 1,2
Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn khả năng tăng RONcủa hệ phụ gia 3 (NMA+NNDMA+Aniline)
Từ kết quả trên, nhận thấy rằng trong khoảng khảo sát nhìn chung khi tăng hàm lượng phụ gia amin thơm thì RON của xăng tăng lên và đạt giá trị cao nhất khi hàm lượng phụ gia là 3,5 %. Trong các mẫu khảo sát thì mẫu PG-32 là mẫu có hàm lượng phụ gia thấp và khả năng tăng RON cao. Vì vậy nó được lựa chọn để tiếp tục quá trình thực nghiệm.