Quy trình tạo phụ gia tăng RON họ amin thơm và pha phụ gia vào xăng 1 Quy trình tạo phụ gia tăng RON họ amin thơm

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp:“Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia tăng RON họ amin thơm đến tính chất của nhiên liệu trong quá trình bảo quản và sử dụng” (Trang 42 - 43)

- Không ảnh hưởng lên bộ chuyển đổi xúc tác 1.2.1.2 Phụ gia oxygenat

2.2 Quy trình tạo phụ gia tăng RON họ amin thơm và pha phụ gia vào xăng 1 Quy trình tạo phụ gia tăng RON họ amin thơm

2.2.1 Quy trình tạo phụ gia tăng RON họ amin thơm

Trong các amin thơm thì NMA được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay vì nó có thể tăng trị số octan nhiều nhất với hiệu ứng tạo nhựa thấp nhất. Để đạt được hiệu quả cao nhất các nhà sản xuất không dùng một mình phụ gia NMA mà luôn pha kèm với nó một loại phụ gia tăng RON khác. Loại phụ gia được sử dụng đi kèm với phụ gia NMA thường là MMT vì giữa hai phụ gia này có hiệu ứng “tương hỗ” tăng RON cao. Phụ gia được sử dụng cho quá trình nghiên cứu dựa trên cơ sở của các sáng chế quốc tế (được trình bày ở mục 1.3). Có 3 hệ phụ gia được sử dụng trong quá trình thực nghiệm bao gồm:

- Hệ phụ gia 1: Hỗn hợp NMA và MMT.

Theo phần tổng quan, đối với hệ phụ gia này, hiệu ứng “tương hỗ” xảy ra khi tỷ lệ Mn/NMA nằm trong khoảng từ 0,5-1,0 mg/g. Trong khi đó, hàm lượng kim loại trong nhiên liệu theo TCVN 6776:2005 phải nhỏ hơn 5mg/l nên tỷ lệ để đảm bảo hàm lượng kim loại nằm trong giới hạn cho phép mà lượng amin thơm pha vào xăng nhiều nhất là 0,5 mg Mn/g NMA. Vì vậy phụ gia hệ 1 có tỷ lệ 0,5 mg Mn/g NMA (Loại 1a) được lựa chọn để đánh giá và so sánh với các hệ còn lại. Ngoài ra, các tỷ lệ 0,8 mg Mn/g NMA (Loại 1b) và 0,3 mg Mn/g NMA (Loại 1c) cũng được khảo sát để tìm tỉ lệ MMT/NMA tối ưu.

- Hệ phụ gia 2: Hỗn hợp (97% khối lượng NMA + 3% khối lượng NNDMA) và MMT với tỷ lệ 0,65 mg Mn/g amin.

- Hệ hệ phụ gia 3: Hỗn hợp 94% khối lượng NMA + 1,2 % khối lượng NNDMA + 4,8% khối lượng Aniline.

 Quy trình pha các hệ phụ gia như sau: - Hệ phụ gia 1:

 Loại 1a: Cân 1,025 gam MMT sau đó thêm dần NMA vào để được 10 gam hỗn hợp NMA và MMT. Sau đó cân 0,8 gam hỗn hợp trên rồi từ từ thêm dần NMA để được 40 gam hỗn hợp phụ gia. Kết quả thu được 40 gam hỗn hợp NMA và MMT với tỷ lệ 0,5 mg Mn/g NMA.

 Loại 1b: Cân 1,64 gam MMT sau đó thêm dần NMA vào để được 10 gam hỗn hợp NMA và MMT. Sau đó cân 0,8 gam hỗn hợp trên rồi từ từ thêm dần NMA để được 40 gam hỗn hợp phụ gia. Kết quả thu được 40 gam hỗn hợp NMA và MMT với tỷ lệ 0,8 mg Mn/g NMA.

 Loại 1c: Cân 0,615 gam MMT sau đó thêm dần NMA vào để được 10 gam hỗn hợp NMA và MMT. Sau đó cân 0,8 gam hỗn hợp trên rồi từ từ thêm dần NMA để được 40 gam hỗn hợp phụ gia. Kết quả thu được 40 gam hỗn hợp NMA và MMT với tỷ lệ 0,3 mg Mn/g NMA.

- Hệ phụ gia 2: Cân 97 gam NMA sau đó thêm dần NNDMA để được 100 gam hỗn hợp 97% NMA và 3% NNDMA. Sau đó lấy 0,52 gam MMT trộn lẫn với 9,48 gam dung dịch gồm 97% NMA và 3% NNDMA để được 10 gam hỗn hợp có chứa 13,16 mg Mn/g amin. Cuối cùng lấy 2,5 gam hỗn hợp có chứa 13,16 mg Mn/g amin vừa pha ở trên trộn lẫn với 47,5 gam hỗn hợp gồm 97% NMA và 3% NNDMA. Kết quả thu được 50 gam hỗn hợp (97% khối lượng NMA + 3% khối lượng NNDMA) và MMT với tỷ lệ 0,65 mg Mn/g amin

- Hệ phụ gia 3: Cân 47 gam NMA sau đó thêm dần Aniline để được 49,4 gam hỗn hợp và cuối cùng thêm dần NNDMA để được 50 gam hỗn hợp NMA, NNDMA và aniline. Kết quả thu được hỗn hợp với thành phần gồm 94% khối lượng NMA, 1,2 % khối lượng NNDMA và 4,8% khối lượng aniline.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp:“Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia tăng RON họ amin thơm đến tính chất của nhiên liệu trong quá trình bảo quản và sử dụng” (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w