- Thiết bị khử bụi (Xyclôn) CF – 610 với các thông số:
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP 9.1 An toàn lao động
9.1. An toàn lao động
An toàn lao động trong nhà máy sản xuất đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình sản xuất, đến sức khỏe công nhân cũng như tình trạng máy móc. Vì thế cần phải quan tâm đúng mức, phổ biến rộng rãi cho người công nhân hiểu được tầm quan trọng của nó và nhà máy nhất thiết phải đề ra nội quy, biện pháp để đề phòng. Thực hiện tốt an toàn lao động sẽ giúp cho nhà máy tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn.
9.2. Những nguyên nhân gây ra tai nạn
Những tai nạn xảy ra trong nhà máy thường do các nguyên nhân sau:
- Tổ chức lao động không an toàn và sự liên kết giữa các bộ phận sản xuất không tốt.
- Các thiết bị bảo hộ không an toàn.
- Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa tốt.
- Trình độ lành nghề và nắm vững kỷ luật của công nhân chưa cao. - Thao tác vận hành thiết bị chưa tốt hoặc không hợp lý.
9.3. Những biện pháp hạn chế tai nạn
- Trong nhà máy phải có các biển báo về quy trình vận hành cho từng phân xưởng. - Tại các phân xưởng phải có sơ đồ quy trình vận hành của từng loại thiết bị. - Các đường ống dẫn hơi, nhiệt phải có lớp bảo ôn, van giảm áp, áp kế. - Bố trí lắp đặt các thiết bị phù hợp quy trình sản xuất.
- Các đường ống dẫn nhiệt phải bọc cách nhiệt, có đồng hồ theo dõi áp lực phải kiểm tra lại các bộ phận của máy trước khi vận hành xem có trục trặc, hư hỏng gì không, nếu có thì phải kịp thời sửa chữa.
- Kho xăng dầu, thành phẩm v.v... phải có bình Cacbonic, cát, nước để phòng cháy chữa cháy. Tuyệt đối nghiêm cấm người vô phận sự vào khu vực sản xuất.
- Kỷ luật trong nhà máy phải nghiêm ngặt, phải xử lý kịp thời các trường hợp vận hành không đúng nguyên tắc…
9.4. Những yêu cầu cụ thể
9.4.1. Chiếu sáng và đảm bảo ánh sáng khi làm việc
- Vấn đề chiếu sáng phải đảm bảo yêu cầu không lóa mắt công nhân, không lóa mắt do phản xạ, không có bóng tối ở những nơi cần thiết, phải đảm bảo độ rọi đồng đều, đạt yêu cầu tiêu chuẩn độ rọi tối thiểu.
- Bố trí các loại cửa hợp lý để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Khi chiếu sáng cần sử dụng màu sắc ánh sáng sao cho không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân, tạo cảm giác thỏa mái khi làm việc.
9.4.2. An toàn về điện sản xuất
- Mỗi thiết bị phải có hệ thống báo động riêng khi có sự cố, có rơle tự ngắt khi quá tải. Các phụ tải phải có dây nối đất.
- Sử dụng các bộ phận che chắn và bảo hiểm. - Trạm biến thế đặt xa nơi đông người.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm tối thiểu sự nguy hiểm trong trường hợp hở mạch điện.
9.4.3. An toàn về máy móc thiết bị
- Máy móc thiết bị phải sử dụng đúng chức năng, đúng công suất.
- Mỗi loại thiết bị phải có sổ theo dõi rõ ràng. Sau mỗi ca làm việc phải có sự bàn giao máy móc, nêu rõ tình trạng để ca sau xử lý.
- Có chế độ vệ sinh sát trùng, bôi trơn dầu mỡ cho thiết bị. - Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy móc, thiết bị.
9.4.4. An toàn về khí nén, thông gió
- Nhà sản xuất và làm việc phải được thông gió tốt. Những phân xưởng có nhiều hơi nóng như lò hơi, phân xưởng sấy cần bố trí thêm quạt máy để tạo điều kiện thỏa mái cho công nhân khi làm việc.
9.4.5. An toàn về hoá chất
Các hoá chất phải để đúng nơi quy định, xa kho nguyên liệu, kho thành phẩm. Khi sử dụng các hoá chất độc hại cần tuân thủ tốt các biện pháp an toàn.
9.5. Phòng chống cháy nổ - chống sét9.5.1. Phòng chống cháy nổ 9.5.1. Phòng chống cháy nổ
+ Những nguyên nhân gây ra cháy nổ: - Do ý thức tổ chức kỷ luật lao động.
- Do chập điện, do tác động của tia lửa điện, do cạn nước trong lò hơi, do các ống hơi bị co giãn gây nổ vỡ.
+ Đề phòng chống cháy nổ cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Đề ra nội quy phòng chống cháy nổ cho từng phân xưởng, bộ phận làm việc của nhà máy.
- Có kế hoạch theo dõi kiểm tra định kỳ các biện pháp an toàn.
- Căn cứ vào tính chất nguy hại về cháy nổ của từng nơi mà bố trí các thiết bị chữa cháy cho phù hợp.
- Những bộ phận dễ cháy nổ phải đặt cuối hướng gió, phải có phương tiện chữa cháy.
- Phải thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ, công nhân về an toàn trong cháy nổ.
9.5.2. Chống sét
Để bảo vệ các công trình trong nhà máy phải bố trí các cột thu lôi theo quy định đối với mỗi công trình xây dựng.
9.6. Vệ sinh công nghiệp
- Vệ sinh công nghiệp đối với nhà máy thực phẩm nói chung và nhà máy sản xuất malt nói riêng là một vấn đề không thể thiếu được trong nhà máy.
- Một nhà máy có chế độ vệ sinh tốt nó sẽ đảm bảo sản lượng cũng như chất lượng của sản phẩm. Nếu vệ sinh không tốt thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây hiện tượng nhiễm tạp làm hư hỏng bán thành phẩm, thành phẩm.
9.6.1. Vệ sinh xí nghiệp
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong xí nghiệp, tránh ứ đọng nước, rò rỉ thiết bị, rơi vãi hoá chất ...Nếu công tác vệ sinh không tốt sẽ ảnh hưởng đến máy móc thiết bị, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ của người lao động.
9.6.2. Vệ sinh thiết bị
- Các thiết bị trong thời gian ngừng hoạt động cần phải được vệ sinh sát trùng. Các thiết bị phải vệ sinh sạch sẽ và cần phải sát trùng trước khi đưa vào một mẻ mới.
9.6.3. Vệ sinh cá nhân
Vấn đề này đặc biệt cần thiết cho các công nhân lao động trực tiếp. Khi vào nhà máy phải mặc đồng phục, đeo khẩu trang. Không được ăn uống trong khu sản xuất, thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân.
9.6.4. Xử lý phế thải
Trong quá trình sản xuất malt có nhiều phế thải như hạt không đạt yêu cầu sản xuất, rễ malt là những phế liệu gây nhiễm bẩn vì vậy sau mỗi mẻ sản xuất cần phải chứa đúng nơi quy định và đưa ra ngoài phân xưởng để sử dụng cho các mục đích khác.
9.6.5. Xử lý nước thải
Trong nhà máy nước thải ra từ các thiết bị ngâm rửa, thiết bị ươm mầm, nước sinh hoạt... thành phần của nước thải có nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Do đó nước thải cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải:
Nước thải từ nhà máy theo các cống rảnh được dẫn đến khu xử lý nước thải. Tại đây, nước thải được bơm vào bể điều hòa lưu lượng và trung hòa nhằm ổn định thành phần nước thải và tạo ra pH thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.
Sau đó được bơm qua thiết bị keo tụ và lắng nhằm chủ yếu loại bỏ những tạp chất như đất đá và các hợp chất vô cơ,…trước khi được bơm qua thiết bị tuyển nổi nhằm loại bỏ rác và các tạp chất nhẹ lơ lững khác.
Kết thúc quá trình tuyển nổi nước thải được bơm qua bể aeroten (hiếu khí), tại
đây dưới tác động của vi sinh vật hiếu khí các chất hữu cơ sẽ được phân hủy thành CO2 và H2O. Nước sau khi được xử lý được bơm qua bể lắng để tách bùn hoạt tính và được khử trùng bằng nước clo trước khi được thải ra môi trường.Còn bùn và các tạp chất khác từ các thiết bị keo tụ, tuyển nổi, aeroten và lắng được đưa qua bể UASB (yếm khí), tại đây nhờ hoạt động của vi sinh vật kị khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp tạo ra sản phẩm chủ yếu là CH4, H2S và một ít CO2.
Bùn từ bể kị khí sau khi được tách nước được dùng để sản xuất phân vi sinh.
CHƯƠNG 10