Các loại hình kiểm toán cơ bản trong hoạt động kiểm toán của

Một phần của tài liệu cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm toán nhà nước quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.5.Các loại hình kiểm toán cơ bản trong hoạt động kiểm toán của

Kiểm toán nhà nớc

Loại hình kiểm toán là hệ thống các nội dung, hình thức kiểm toán cần thực hiện để đạt tới những mục tiêu đã định trớc.

Hiện nay trên thế giới một số nớc đa ra nhiều loại hình kiểm toán để thích ứng với yêu cầu ở từng giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia. Tại Trung Quốc hiện đang áp dụng bốn loại hình kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán hoạt động và Kiểm toán môi trờng. ở Thái Lan ngoài việc áp dụng ba loại hình truyền thống, còn áp dụng loại hình Kiểm toán điều tra…. Tuy nhiên ở các loại hình kiểm toán với những tên gọi khác nhau nhng chung quy lại vẫn bao gồm ba loại hình kiểm toán chính thống theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế quy định: Kiểm toán báo cáo tài chính (Financial Audit), kiểm toán tính tuân thủ (Compliance Audit) và kiểm toán hoạt động (Performance Audit).

ở Việt Nam hiện tại đang áp dụng đồng thời cả ba loại hình kiểm toán trong mỗi cuộc kiểm toán:

a. Kiểm toán báo cáo tài chính

Theo Khoản 2, Điều 4, Luật kiểm toán nhà nớc, “kiểm toán báo cáo tài chính là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính”. Loại hình kiểm toán này đang là phổ biến

và là trọng tâm, chủ yếu trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nớc Việt nam hiện nay. ở hầu hết các nớc có nền kinh tế phát triển, loại hình kiểm toán xác nhận báo cáo tài chính hầu nh không còn áp dụng, mà chủ yếu áp dụng loại hình kiểm toán hoạt động (Performance Audit) để xác định tính kinh tế (ecconomical), hiệu quả (effictioncy), hiệu lực (effectivness) hoạt động của các tổ chức công quyền.

b. Kiểm toán tuân thủ

“loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị đợc kiểm toán phải thực hiện ” [11, khoản 3, điều 4]. Loại hình kiểm toán này không tách rời riêng biệt cho một cuộc kiểm toán đơn lẻ theo loại hình kiểm toán nào, mà nó đợc kết hợp đan xen trong các loại hình kiểm toán và đợc xem nh là “chỗ dựa” pháp lý của các loại hình kiểm toán, vì ở đó nó chứa đựng những quy tắc làm chuẩn mực để so sánh trớc khi phát hiện những sai sót, rủi ro và đa ra những phân tích, đánh giá của kiểm toán viên.

Là “loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nớc” (11,

khoản 4, điều 4]. Loại hình kiểm toán này mới đợc pháp điển hoá trong các văn bản pháp luật và Luật kiểm toán nhà nớc trong những năm gần đây. Trên thực tế nhu cầu về kiểm toán hoạt động hiện nay trên thế giới cũng nh ở Việt nam là rất phổ biến. Các chủ thể mong đợi Kiểm toán nhà nớc xác định tính hiệu quả trong việc thu, chi NSNN, mức độ hiệu lực của hệ thống các quy phạm pháp luật của Nhà nớc, các chỉ tiêu đặt ra của các doanh nghiệp, các tổ chức…ở những thời kỳ nhất định, tính tiết kiệm (ecconomical), hiệu quả (effectioncy) và hiệu lực (effectiveness) trong hoạt động quản lý huy động và sử dụng NSNN.

Một phần của tài liệu cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm toán nhà nước quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước (Trang 28 - 30)