Nhận xét về hiệu lực so sánh trong kí Nguyễn Tuân

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong ký nguyễn tuân (Trang 96 - 109)

Kí là thể loại văn học ghi chép những sự kiện và con người có thật với nguyên tắc tơn trọng tính xác thực của đối tượng được miêu tả nhưng vẫn không loại bỏ trong nó tính hư cấu, tưởng tượng [44, tr 40] Chính vì vậy, kí đề cao tính xác thực của sự kiện. Đó là tính tự sự của kí. Điều này cũng địi hỏi người viết kí phải đi nhiều, có vốn hiểu biết sâu rộng.

Tự sự là sự phản ánh thế giới bên ngoài bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thơng qua một cốt truyện [38, tr 1332] Trong kí, tính tự sự được bộc lộ rõ nét nhất thông qua ngôn ngữ của tác giả, hầu hết là ngôn ngữ trực tiếp. Tuy nhiên, kí cịn mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Đó có thể là tư tưởng, tình cảm, cũng có thể là ngơn ngữ, có thể là giọng điệu…

3.4.1. Ngôn ngữ tác giả

Trong kí Nguyễn Tn, ngơn ngữ tác giả hầu hết là ngôn ngữ trực tiếp. Theo Cù Đình Tú - Nguyễn Thái Hịa, “Ngơn ngữ trực tiếp của tác giả cịn gọi

là ngôn ngữ thuyết minh, tức là tác giả đứng ra giới thiệu, miêu tả, trần thuật những sự việc, con người mà tác giả đưa vào câu chuyện” [49, tr 97] Nguyễn

Tuân trực tiếp là người kể chuyện, dẫn dắt câu chuyện, hoặc trực tiếp nói ra những nhận định, những khám phá của mình về câu chuyện, về một con người,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một nhân vật văn học hay về một tác phẩm văn chương nào đó. Và người đọc cứ thế đồng hành cùng tác giả để tiếp thu câu chuyện. Trong các bài kí của mình, Nguyễn Tuân giới thiệu một số tác giả văn học, cũng là những người bạn thân trong nghề của ông như Nguyên Hồng: “Hình ảnh Nguyên Hồng hiện ra y hệt một ông chở đị tận tình đưa mình sang ngang cho kịp bến tinh sương” (Con

người Nguyên Hồng). Qua cách so sánh của tác giả, người đọc không chỉ hiểu về nhà văn Nguyên Hồng, một nhà văn tận tụy với nghề mà cịn thấy ở ơng sự tâm huyết, sinh tử với nghề. Phép so sánh khơng những giúp nhà viết kí bộc lộ cách kể một cách chủ quan của mình mà còn thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca của người viết với đối tượng được nhắc tới trong lời văn.

Phép so sánh cũng xuất hiện khi tác giả trực tiếp miêu tả thiên nhiên:

“Điều tơi dự đốn, thật là không sai, sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi” (Cơ Tơ). Cũng là một câu miêu tả nhưng khi dùng

phép so sánh, người đọc khơng chỉ tiếp nhận được thơng tin mà cịn cảm nhận được vẻ đẹp của chân trời ngấn bể. Chúng khơng chỉ sạch sẽ bình thường mà cịn đưa người đọc đến với sự sạch sẽ, trong vắt đến láng bóng như tấm gương mới được làm sạch một cách trơn tru, loáng lạnh.

Hay trong chuyến đi thực tế đến nơi địa đầu của Tổ Quốc, mỏm Lũng Cú tác giả gi lại cảm xúc của mình: “Ngồi ở mỏm Lũng Cú này, ngồi ở nhà cụ Mèo

Dềnh đây, tưởng như mình là một người thợ ngõa nào khom mình trên nóc thượng lương để nghe Tổ quốc đang như một bậc thợ cả khơng ngớt lời truyền cho mình những bài học thấm thía về xây dựng cơ bản và giữ cửa nhà” (Mỏm

Lũng Cú tột Bắc). Người đọc nhận ra được, tác giả ngồi ở mỏm Lũng Cú và tưởng tượng ra nó như một mái nhà của Tổ quốc ta. Chính bản thân tác giả tưởng như mình đang là truyền nhân của nghệ nhân lớn Tổ quốc để tiếp nhận nghệ thuật tạo hình cho mái nhà đất nước Việt Nam và biết cách giữ mái nhá đó. Qua cách so sánh, tác giả hiện ra giống như một truyền nhân thực thụ và Tổ quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giống như một nghệ nhân lành nghề, tinh xảo với kĩ nghệ tạo mái và giữ mái nhà bằng đá trước gió biển, mưa núi và ngoại xâm.

Lỗ Tấn cũng là một trong nhiều nhà văn Nguyễn Tuân kính trọng. Khi đọc truyện ngắn của đại văn hào Trung Quốc, ơng đã ghi lại cảm xúc của mình: “Tơi

cầm chén rượu nhìn đêm lạnh ồn ào, thấy nhớ Lỗ Tấn như là trước đây chính mình đã có lần cầm vào bàn tay của đích thân Lỗ Tấn” (Truyện ngắn Lỗ Tấn).

Đó là lời bộc bạch ngưỡng mộ đầy xúc động của một nhà văn đối với một nhà văn. Nhưng qua phép so sánh, người đọc không những cảm nhận được Nguyễn Tuân bộc lộ được cảm xúc cá nhân của mình một cách trực tiếp mà cảm nhận được sự đồng điệu tâm hồn của Nguyễn Tuân đối với Lỗ Tấn qua hành động “như là trước đây chính mình đã có lần cầm vào bàn tay của đích thân Lỗ Tấn”. Trong các bài kí của mình, Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc chất hiện thực của đối tượng được miêu tả thơng qua phép so sánh. Khơng chỉ có thế, phép so sánh cịn tạo cho hình ảnh được so sánh có cách gọi tên khơng những cụ thể mà cịn đẹp hơn nữa. Để đối tượng được miêu tả hiện ra đầy đủ, sắc nét, Nguyễn Tuân còn mở rộng thành phần ở vế cái so sánh. Các vế chứa cái so sánh thường có số lượng từ ngữ nhiều hơn vế chứa cái được so sánh.

3.4.2. Cái tơi trữ tình

Hình tượng nghệ thuật là một trong những chìa khóa then chốt để tạo nên giá trị của tác phẩm. Nó là một sản phẩm của ngôn ngữ nên cũng mang trong mình tính hình tượng, tính cá thể, tính cụ thể và tính cấu trúc. Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, người đọc không thể bỏ qua các đặc trưng này. Tuy nhiên, nói đến nghệ thuật là nói đến sáng tạo của cá nhân người nghệ sĩ. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học dù mang những đặc điểm chung của ngôn ngữ nghệ thuật nhưng chịu sự chi phối của phong cách nhà văn. Mặt khác, mỗi tác phẩm văn học thường thuộc về từng thể loại nhất định. Và ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ chịu sự chi phối của phong cách nhà văn mà còn mang những đặc trưng của thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

loại văn học. Vì thế, tìm hiểu những biểu hiện của ngơn ngữ nghệ thuật trong từng tác phẩm không thể bỏ qua những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách nhà văn và thể loại văn học.

Kí là thể loại văn học mang tính tự sự cao. Tuy nhiên, nó cũng là nơi các nhân tác giả thể hiện những tình cảm, cảm xúc, suy tư, trăn trở trước thực tại khách quan. Với Nguyễn Tuân, kí là thể loại kết tinh tài năng của nhà văn. Một trong những yếu tố kết thành tài năng Nguyễn Tn trong kí đó là ơng đã tạo nên một loạt những hình ảnh mới lạ, độc đáo, giàu chất trữ tình thơng qua phép so sánh. So sánh được xem là biện pháp nghệ thuật nhằm mang lại cho kí lượng thơng tin dồi dào, mở ra những lớp ý nghĩa mới, tạo khoái cảm mạnh mẽ cho độc giả. Có thể thấy rõ điều đó trong kí Nguyễn Tn đặc biệt qua các hình ảnh so sánh.

3.4.3. So sánh để bộc lộ cao trào cảm xúc

3.4.3.1. Xúc cảm dương tính: sự trân trọng, tự hào

Song song với việc ghi chép lại thực tế một cách trung thực, đầy đủ, chính xác, kí cịn thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc của cá nhân người viết. Đó là tình cảm u, ghét, khen chê… Tuy nhiên, với Nguyễn Tuân, sự yêu ghét cũng được đẩy lên mức nghệ thuật, một nghệ thuật – nghệ thuật khen chê. Việc khen chê của Nguyễn Tuân cũng rất khác người. Cái được khen chưa chắc đã phải là cái to lớn, cái vĩ đại, chưa chắc đã phải là những nhân vật tầm cỡ, danh tiếng mà có khi là những sự vật hết sức bình thường, những kẻ thấp cổ bé họng trong xã hội. Đó là chị Dậu, đó là anh thanh niên vệ quốc, đó là bác xích lơ…

Ví như khi đọc Tắt đèn, Nguyễn Tuân thấy rõ sự bần cùng, khốn quẫn của người dân sống không ra sống mà chết cũng không xong. Cái xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám ấy khiến Nguyễn Tuân phải thốt lên rằng “Thật là được làm người với tối thiểu phẩm cách làm người, thì có đời nào chị Dậu lại phải đi đọa lạc nhân phẩm mình đến cái mức phải đưa con đi bán như một hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vật cũ ở chỗ chợ giời chợ người” (Tắt đèn). Nguyễn Tuân cho thấy, trong Tắt đèn có một chị Dậu được xã hội “ban tặng” sự bất nhân, bất nghĩa, bất tín. Bởi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lẽ, chị bán con để lấy tiền nộp thuế, mẹ bán con đó là bất nhân. Chị đẻ con ra mà không nuôi được con đến lúc trưởng thành, đó là bất nghĩa. Chị hứa với cái Tí sẽ chuộc nó về nhưng chắc chắn khơng bao giờ nó cịn có cơ hội trở về nhà. Đó là bất tín. Một con người như vậy, thử hỏi nhân phẩm còn ở chỗ nào ! Nguyễn Tn thương xót họ nhìn họ với cái nhìn ưu ái, đầy thương cảm. Khơng chỉ có thế, ta cịn thấy thái độ của ơng đối với xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, một xã hội “nấu nung một áng khổ, buồn” ngày một tấy lên giống như “một nhọt bọc khổng lồ”, đó là xã hội thối nát, nhớp nhơ, một xã hội mà cha mẹ

của dân đọa lạc nhân phẩm đến mức con dân không được “làm người với tối thiểu phẩm cách con người”, đó là thái độ bất mãn. Nguyễn Tuân đã đau cùng

nỗi đau dân tộc, một dân tộc mà ở nông thôn đâu đâu cũng thấy cảnh mẹ mang con đi bán như bán một mớ củi, mớ tép, bị ép giá phải bán tống bán táng, trong suốt một thời kì dài. Nhưng Nguyễn Tuân cũng tin tưởng ở họ mà chị Dậu là đại diện tiêu biểu “Một nhân vật khỏe mạnh như chị Dậu, không thể ngừng cuộc đời

ở đấy” và ơng cịn thấy hình như có bóng dáng chị thấp thoáng trong một tổ

chức nào đó.

Khơng chỉ đồng cảm trân trọng với những nhân vật văn học như chị Dậu, Nguyễn Tn cịn nhìn thấy vẻ đẹp ở ngồi đời thực, đó là những con người đất Hà thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ơng trìu mến ngắm nhìn họ từ đằng xa và nhận thấy anh thanh niên tự vệ thành: “Có anh lại xinh như một cơ gái q đen

giòn cái nước da bánh mật, một cái đen giịn của nắng gió trận địa ngoài trời lửa Hà Nội” (Ở mặt trận Hà Nội . Qua cách so sánh, cái khốc liệt của chiến tranh

dường như không thê làm mất đi vẻ đẹp của chàng thanh niên thủ đô phơi phới sức trẻ này. Hay Nguyễn Tn nhìn anh cơng an giữ trật tự cho chợ hoa ngày tết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cành đào ta” (Có ba phi công Mĩ đi bộ trong chợ hoa sơ tán). Nhà văn trân

trọng, ngợi ca những con người bình thường của Thủ đơ trong những năm đánh Mĩ.

Không chỉ dừng bút lại trước những con người bình thường, Nguyễn Tn cịn hướng ngịi bút của mình và những thế hệ nhà văn đàn anh mà ông ngưỡng mộ. Mặc dù Nguyễn Tuân cũng là một trong những đỉnh cao của văn học Việt Nam thế kỉ 20. Nhưng đứng trước các nhà văn lớn, Nguyễn Tuân ln nghiêng mình kính cẩn. Với Tolstoi ơng viết “Tolstoi hành văn chính xác như soi kính hiển vi để tìm cái sâu sắc cho những chi tiết báo hiệu những chân lí”. (Tơnxtơi)

Qua phép so sánh, Nguyễn Tuân cho thấy sự lao động nghệ thuật của một bậc đàn anh – cây đại thụ trong rừng nền học Nga thế kỉ 19: tỉ mỉ, cẩn trọng đến từng tiểu tiết để tạo nên giá trị cho sáng tác của mình. Nếu Nguyễn Tn có ngợi ca Tolstoi nhiều hơn thế nữa cũng chưa đủ để vinh danh tên tuổi cho Tolstoi nhưng ơng khơng thế. Ơng ngợi ca Tolstoi chỉ qua phép so sánh thông thường nhưng trong đó ẩn chứa biết bao sự thương mến, trân trọng và thán phục. Tolstoi giống như một nhà khoa học nào đó cầm kính hiển vi để tìm đến từng vi mạch để gắn kết, sâu chuỗi chúng lại với nhau tạo nên một đường dẫn lớn cho mọi người có thể nhìn thấy nhưng khơng phải ai cũng làm được. Văn Tolstoi đài các, sang trọng. Và Nguyễn Tuân đứng xa để ngắm, chiêm ngưỡng, thán phục trước tài năng vĩ đại, một đỉnh cao của văn học thế giới khó có một người nào có thể vượt. Nguyễn Tuân khẳng định “Trong rừng văn đại ngàn nước Nga, Tolstoi sừng sững và chót vót như một đỉnh Thái Sơn trường tồn cho đến ngày nhân loại du hành vũ trụ đi hết lên các tinh cầu khác” (Tônxtôi).

Nguyễn Tuân ngợi ca Tolstoi về mặt giá trị của tác phẩm thì với Dostoievski lại ở một khía cạnh khác. Ơng kính cẩn nghiêng mình vì xúc động trước thành quả lao động nghệ thuật của Dostoievski. Ông viết “Với Đốt, với những thành quả của một sự nghiệp lao động nghệ thuật như tiểu thuyết Đốt, ta

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có cái cảm giác như mình đứng trước, đứng ở chân một ngọn núi văn học”

(Đôtxtôi) . Thông qua cách so sánh, Nguyễn Tuân giúp người đọc hình dung ra sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Dostoievski – một chân núi văn học. Đứng

trước ngọn núi văn học ấy, người đọc phải thán phục bởi sức lao động diệu kì của Dostoievski. Nguyễn Tuân cũng không ngoại lệ. Dostoievski là một trong những nhà văn lớn của nước Nga mà Nguyễn Tuân vơ cùng ái mộ. Ơng ái mộ tài năng “siêu phàm bạt tục” của Dos, ái mộ sự hiện thực hóa đời sống nhân dân

trong tiểu thuyết Dos, ái mộ những nhân vật mà Dos tạo dựng nên và ái mộ cả

“cuộc đời một người tử vì đạo” của Dos.

Trước những sự vật, hiện tượng Nguyễn Tuân cũng có thái độ rất rõ. Khi nghĩ về Tổ quốc mình ơng viết “Hình thể Tổ quốc ta như một người đầu đội sao

Bắc Đẩu chân đạp sóng Thái Bình Dương” (Cầu ma). Cách nhìn của Nguyễn

Tuân cho thấy, dáng điệu Tổ quốc hiện ra không khác chi một sinh thể sống nhưng tầm vóc sánh ngang cùng vũ trụ. Hay khi đứng trong bạt ngàn hoa hồng xứ Bun, ông nhận xét “Cái mà mọi người ngày nay biết cặn kẽ nhất về hoa hồng

Cagiănglức là nó là một thứ hoa khó tính như bất kì giống gì có tài ở đời này”

(Hương hồng Bun). Nguyễn Tuân không chỉ yêu quý thứ hoa đó, ơng cịn trân trọng nó, cịn hiểu nó và trao cho nó cá tính của con người – một giai nhân có tài. 3.4.3.2. Xúc cảm âm tính: mỉa mai, châm biếm

Nguyễn Tuân quan niệm, cái xấu chẳng qua là không đẹp. Cho nên, khi phanh phui cái xấu, chế nhạo những điều ngang tai trái mắt ơng cũng ln có cách nói ví von, độc đáo nhưng lại gợi những liên tưởng vô cùng phong phú và mang lại giá trị châm biếm cao.

Đầu tiên là những tên tù binh Mĩ hiện ra trước mắt người đọc “Trong bộ

áo đánh nhau ấy, mồ hơi nó vã ra như một con bệnh thốt dương” (Ở mặt trận

Hà Nội). Mới đọc tưởng như bình thường nhưng ngẫm nghĩ kĩ thấy có sự đối nghịch trong đó. Những tên tù binh Mĩ kia, vẫn trong bộ quần áo mang màu sắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiếu chiến theo cái nhãn mác tinh thần văn minh võ trang Hoa Kì ấy thế mà sự hiên ngang chẳng thấy đâu chỉ thấy mồ hôi vã ra như một con bệnh sắp chết vì hắn quá sợ hãi. Sự so sánh này không chỉ cho thấy sự nực cười bởi sự đối lập ngay trong bản thân tên tù binh Mĩ kia mà còn thấy thái độ khinh thường của tác giả đối với một kẻ cướp nước – một thằng hèn nhát. Nguyễn Tuân không chỉ

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong ký nguyễn tuân (Trang 96 - 109)