BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA PHÉP SO SÁNH TRONG KÍ NGUYỄN TUÂN

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong ký nguyễn tuân (Trang 78 - 96)

CỦA PHÉP SO SÁNH TRONG KÍ NGUYỄN TUÂN

3.1. Dẫn nhập

Các tác phẩm văn chương, suy cho cùng, đều là sự hiện thực hóa của cách cảm và cách nghĩ của tác giả đối với cuộc sống hiện thực. Các tác giả tận dụng những hiểu biết về đời sống của mình cùng vốn ngơn ngữ một cách tối ưu nhằm phản ánh được cái hiện thực mà mình cảm và mình nghĩ đó sao cho mang sức hấp dẫn nhất tới mức có thể cho người tiếp nhận.

Trong quá trình sáng tạo này, ngoài chất liệu của vốn sống và kinh nghiệm, còn cần đến sự tinh thông về “chất liệu thứ nhất” của văn chương: ngôn từ. Sự tinh thông được hiểu ở đây bao gồm vốn từ, cách sử dụng vốn từ một cách hữu hiệu và nghệ thuật và những sáng tạo về ngôn từ.

Là một tác giả có nhiều thành cơng về thể kí, Nguyễn Tn khi tạo ra các tác phẩm của mình cũng phải theo các “luật của sáng tạo” phổ quát như vậy. Tiếng Việt được tác giả huy động cho thể kí phải làm sao phản ánh được một cách trực tiếp nhất những cảm hứng riêng tư của mình đồng thời phải hữu hiệu nhất trong khi bộc lộ tính thời sự, cấp thiết mà thể kí mong muốn đưa lại cho nền văn chương người Việt. Theo cách suy nghĩ như vậy, chúng tôi nghĩ rằng, khi dùng phép so sánh (cũng như nhiều biện pháp tu từ khác nữa) để biểu lộ các ý tứ của tác phẩm, Nguyễn Tn đã có những dụng cơng nhất định nhằm tối ưu hóa, nâng cấp cho một biện pháp tu từ cho những chủ đích nghệ thuật của riêng mình. Nói khác đi, dựa trên cái nền của một biện pháp tu từ mà ai cũng biết dùng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyễn Tuân đã làm mới, tăng sức biểu hiện cho nó và nhờ vậy đã tạo nên một độc đáo về nghệ thuật ngôn từ trong hệ thống phong cách văn chương chỉ của riêng mình.

Phép so sánh trong thể kí Nguyễn Tuân giúp tác giả biểu lộ thành công những cộng sinh làm nên chất kí trong một tác phẩm. Đó là những cộng sinh giữa chất thời sự (tự sự) và chất thơ (cảm xúc trữ tình), giữa thơng tin trí tuệ và các cung bực cảm xúc, những cộng sinh vốn dĩ hiện hữu song hành trong từng mảng khác nhau của đời sống, nhưng do hạn chế về phương pháp sáng tác mà ở các thể loại văn chương khác khơng có dịp bộc lộ. Nguyễn Tuân đã nhận thức được cái ưu thế ấy của kí và đã tâm đắc với nó khi tìm nhiều cơ hội tận dụng phép so sánh cho bộc lộ điểm đặc thù này.

3.2. Khai thác khả năng mở rộng các vế trong so sánh

Hai vế so sánh hầu hết là những sự vật, hiện tượng cụ thể. Cái so sánh chủ yếu là danh từ và đi kèm theo danh từ trung tâm là thành phần mở rộng. Theo ngòi bút tác giả, những sự việc dần dần hiện ra. Ví dụ, độc giả sẽ nhìn thấy cuộc đời của những người dân biển đi mò ngọc trai. Bên cạnh những người may mắn là những người xấu số, có nhiều ngừi ra đi đã khơng trở lại. Tác giả đến Cô Tô được nghe câu chuyện người đi tìm ngọc trai và bị ám ảnh. Vì vậy, ơng viết

“Đêm đầu ấy của tôi trên đảo Cô Tô cũng như là một đêm chập chờn cái hình ảnh những người tìm ngọc, trong lịng biển” (Cơ Tơ) . Người đọc không chỉ hiểu

được câu chuyện của những người đi mị ngọc mà cịn thấy được tình cảm của tác giả ẩn sâu trong câu chữ. Ông thương cho những kẻ đi tìm ngọc trai đã khơng trở lại. Và hình ảnh “những người tìm ngọc trong lịng biển” cứ trở đi trở lại

trong ý nghĩ của Nguyễn Tuân. Có lúc Nguyễn Tuân vào họ và tưởng như mình chính là một trong những người thợ đi mị ngọc trên biển đảo Cơ Tơ.

Trong Cắm cột mốc giới tuyến, Nguyễn Tuân kể lại chuyến đi công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấy đám người ấy, người Vân Kiều lại như thấy nhà cháy vù vù, và tiếng khóc của đàn bà bị hãm hiếp, và trẻ con nó quăng vào đống lửa (Cắm cột mốc giới

tuyến). Không chỉ đơn thuần kể lại cảnh những người Vân Kiều gặp những người Pháp lại hoảng sợ mà thông qua so sánh, tác giả còn gián tiếp cho người đọc thấy cảnh tượng dã man, tàn bạo vơ nhân tính, giống ác thú của những người lính Pháp khi xưa. Đó là ngun do vì sao người dân lại co rúm người khi nhìn thấy những người lính và quan Pháp.

Theo chân tác giả sang đất nước Nga, người đọc thấy cảnh tuyết rơi, thấy tình cảm của những người con xa quê hương dành cho nhau: “Có mấy bà cụ bốc

tuyết bỏ vào tay tôi như là ở quê ta bốc từng dúm cốm vòng đầu mùa bỏ vào lòng tay mình mỗi lúc bắt đầu tháng nắng hanh vàng và có gió tết giữa trăng trịn”.

(Lêningờrát tuyết đầu mùa) Cách so sánh của Nguyễn Tuân giúp người Việt hiểu rõ hơn về hành động bình dị nhưng rất đỗi chân thành và tình cảm.

Nguyễn Tuân cũng có những trang viết về những người bạn thâm giao của mình một cách trung thực nhưng cũng chất chứa những tình cảm chân thành. Với Ngun Hồng, ơng nhận xét “Đi ra nước ngồi khơng biết mấy lần rồi, mà sao giày mũ áo ông ta trông cứ như một người Mu gích Nga trước cách mạng tháng Mười ấy. (Con người Nguyên Hồng) Bản thân nhà văn Nguyên Hồng là người

sống đơn giản, gần gũi với những con người lao động bình dân nhất trong xã hội. Có lẽ vì thế mà trang phục của ông giống họ. Nguyễn Tuân tái hiện trước mắt người đọc chân dung một Nguyên Hồng chân thực, khơng hư cấu, khơng cầu kì, khơng trau chuốt. Nguyên Hồng cũng giơng giống như một người Mu gích Nga, điều đó là đương nhiên vì ơng chính là “Gô rơ ki của Việt Nam” trong mắt

Nguyễn Tuân.

Khi đọc Thuốc của Lỗ Tấn, Nguyễn Tuân nhận viết “Truyện Thuốc cũng như những truyện khác trong tập Hò reo và Bàng hồng, mới đọc, nó như u uất bi phẫn sng nhưng thục ra nó phát động ý thức cách mạng và báo hiệu một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bình minh, cái bình minh sau mỗi lần đêm sầm tối hẳn lại” (Truyện ngắn Lỗ

Tấn). Ơng khơng những chỉ cho người đọc thấy sự tương đồng giữa truyện ngắn Thuốc và các truyện khác trong hai tập truyện Hị reo và Bàng hồng mà còn chỉ chỉ rõ cho người đọc thấy giá trị của các sáng tác truyện ngắn của Lỗ Tấn.

Nguyễn Tuân có thể so sánh “Đêm đầu ấy của tôi trên đảo Cô Tô cũng như là một đêm chập chờn cái hình ảnh những người tìm ngọc; Có mấy bà cụ bốc tuyết bỏ vào tay tơi như là ở quê ta bốc từng dúm cốm vòng đầu mùa; Đi ra nước ngồi khơng biết mấy lần rồi, mà sao giày mũ áo ông ta trông cứ như một người Mu gích Nga; Truyện Thuốc cũng như những truyện khác trong tập Hò reo và Bàng hồng, mới đọc, nó như u uất bi phẫn sng” và dừng lại như vậy

là đã đủ cung cấp thông tin cho người đọc. Và nếu chỉ dừng lại ở đó cũng khơng ai bắt bẻ nhà văn. Nhưng vốn là người có phong cách sáng tạo độc đáo, Nguyễn Tuân không dừng lại ở đó bở ơng muốn cái so sánh của mình phải độc đáo nhưng lại phải thật cụ thể. Ông đã thêm vào sau cái so sánh là những định ngữ mở rộng.Với những thành phần mở rộng như trên, Nguyễn Tuân đã làm cho đối tượng được kể hiện ra rõ ràng hơn, sinh động hơn. Việc thêm các thành phần mở rộng nhằm cụ thể hóa, đa dạng hóa cái được so sánh tạo nên những hình ảnh bổ sung, phụ trợ khiến cho câu văn dài ra, lượng ngữ nghĩa mở rộng hơn. Và nhờ thế, người đọc nắm bắt thông tin rộng rãi, sâu sắc và hình dung đối tượng miêu tả một cách lí thú, bất ngờ.

3.3. Khai thác tƣơng quan về nội dung giữa các vế 3.3.1. Xử lí tương quan hai vế kiểu cụ thể - cụ thể

Quan hệ cụ thể giữa cái được so sánh và cái so sánh là kiểu so sánh truyền thống được nhiều người ưa dùng vì nó giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh một cách dễ dàng và nhanh chóng. Những đối tượng này hầu hết đều đã được lưu giữ trong nhận thức và thuộc tri thức hiểu biết của người đọc và cho người đọc cảm giác dễ lĩnh hội. Trong kí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyễn Tuân, mối quan hệ kiểu này xuất hiện nhiều nhất. Và với vai trò để cụ thể hóa thơng điệp, kiểu quan hệ này cũng chiếm số lượng lớn 167/214 lượt, chiếm tỉ lệ 78%.

Mặc dù là kiểu so sánh truyền thống với những hình ảnh đơn giản, cụ thể nhưng giá trị thẩm mĩ mang lại cho lời văn, cho người đọc thì khơng nhỏ, thậm chí cịn thể hiện mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng trong chiều sâu của tư duy.

Ví dụ:

“Người kép khẳng khiu như một cây khô, cũng chỉ đủ là nhạc công một

phường bát âm cho nổi lên một bản hòa nhạc chết khi người ta dâng cơm cúng”

(Một đêm họp đưa ma Phụng). Hình ảnh người kép và một cây khô là hai đối

tượng thuộc hai trường khác biệt nhau về loại. Nhưng Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những nét giống nhau giữa chúng. Khi nhà văn đặt hai đối tượng đứng cạnh nhau, ta chợt nhận ra sự giống nhau đó nhưng lại phải cơng nhận là đúng. Một cây khơ khơng mang trong mình dấu hiệu của sự sống nữa, nhìn xơ xác, vơ hồn. Vì vậy, dù khơng miêu tả cụ thể, khơng cầu kì về mặt câu chữ, nhưng qua hình ảnh so sánh giàu sức gợi, hình hài gầy gị, khơ quắt, héo hon của người kép đã hiện ra rất tự nhiên. Người kép cũng là một trong những đại diện tiêu biểu cho số phận người dân nước ta trước cách mạng tháng Tám 1945.

Khi viết về những người lính thủy Nga trong một đơn vị hải quân tại cảng Ơ đét xa, Nguyễn Tn đã có những so sánh rất gần gũi với mỗi người nhưng lại tạo ra giá trị biểu đạt cao: “Ở đơn vị này, người nào cũng cao như cột buồm, tàu

bể”. (Ơ đét xa) Khi nói tới cột buồm, tàu bể, người ta thường liên tưởng tới

những con thuyền với những chuyến đi vạn dặm. Phép so sánh người nào cũng cao như cột buồm, tàu bể nhà văn đã hướng người đọc đến một suy nghĩ mới, địi hỏi con người phải có thao tác của tư duy. Người đọc không thể không nhận thấy dáng vóc tráng kiện của những chàng thủy thủ Ô đét xa: vững chãi, kiên cường, dẻo dai chống chọi với phong ba bão táp giữa trùng khơi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hay, hình ảnh cái cầu trên sơng giới tuyến qua ngịi bút của Nguyễn Tn cũng hiện ra với những nét riêng, độc đáo. Nó như mang tâm trạng, như mang trong mình nỗi đau dân tộc mà Nguyễn Tn đã nhìn thấy: “Sao mà khơng ngạc

nhiên được cho một con sơng chỉ có một nửa cái cầu với với trên dịng sơng như ống tay áo thõng anh thương binh cụt tay” (Cắm cột mốc giới tuyến). Nói đến ống tay áo thõng anh thương binh cụt tay, người đọc sẽ cảm nhận được sự hi

sinh mất mát của con người, cái giá phải trả cho công cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, đấu tranh để đòi quyền sống của con người. Qua phép so sánh, con sơng tuyến đã được nhân cách hóa. Nó như có sức sống. Nó giống như một bộ phận trên cơ thể con người. Và dường như nó cũng chịu chung số phận bi thảm của con người, cũng oằn mình chịu sự tàn phá của chiến tranh. Như vậy, từ hai sự vật vốn rất xa nhau nhưng nhà văn đã đem đến cho độc giả những khám phá mới mẻ. Khơng những thế, Nguyễn Tn cịn có những khám phá rất mộc mạc, giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường của con người. Ví dụ:

“Mườ là em gái Giàng, đơi mắt đen láy như hạt nhãn”.

(Nhật kí lên Mèo) Qua con mắt quan sát tinh tế cũng như khả năng liên tưởng chính xác của nhà văn, đơi mắt của người con gái được cụ thể hóa một cách rõ nét. Hạt nhãn có hình dáng trịn, màu đen tuyền, lóng lánh. Qua cách so sánh của tác giả, ta có thể hình dung ra đơi mắt của Mườ tròn xoe, long lanh, trong sáng, hồn nhiên nhưng cũng hằn lên trong đó xúc cảm về tình người trĩu nặng. Một hình ảnh so sánh rất bình dị nhưng gợi bao liên tưởng thú vị trong tâm thức người đọc.

Tóm lại, với một tâm hồn nhạy cảm và tài năng miêu tả độc đáo, Nguyễn

Tuân đã khám phá những hình ảnh, những sự vật, hiện tượng bình dị trong thực tế khách quan mà người khác cho là bình thường. Nhưng qua ngịi bút của nhà văn, các sự vật, hiện tượng đó như có hồn, mang trong mình sức sống, nó gợi ra nhiều điều thú vị, những nhận thức chính xác và sâu sắc. Qua kiểu so sánh cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- cụ thể của Nguyễn Tuân còn là cơ sở cho những phán đoán của tư duy, gợi lên trong suy nghĩ của người đọc những suy nghĩ mới mẻ từ những hình ảnh vốn rất đỗi quen thuộc với mỗi con người trong cuộc sống đời thường. Chính vì thế, đọc những trang viết của ơng, độc giả ln tìm thấy sự bất ngờ và độc đáo.

3.3.2. Xử lí tương quan hai vế kiểu trừu tượng - cụ thể

Con người nhận thức thế giới bắt đầu bằng trực giác. Đó là quy luật tất yếu của q trình nhận thức. Chính vì vậy, những vật có hình khối, đường nét cụ thể bao giờ cũng dễ dàng nhận biết hơn. Trong văn học, để đối tượng hiện lên thật đầy đủ, tồn diện thì con đường tốt nhất đối với mỗi nhà văn là cụ thể hóa đối tượng miêu tả. Và phép so sánh có vai trị hỗ trợ đắc lực nhất.

So sánh là để cụ thể hóa đối tượng, từ đó giúp cho người đọc hình dung rõ hơn về đối tượng được miêu tả. Với Nguyễn Tuân, ông luôn đề cao sự cụ thể hóa. Các cấu trúc so sánh trong các bài kí phần lớn mang tính cụ thể. Đây chính là một nét biểu hiện cho phong cách nghệ thuật nguyễn Tn. Hay nói cách khác, thơng qua phép so sánh, Nguyễn Tuân đã cụ thể hóa thơng điệp mà mình gửi gắm qua hình ảnh so sánh. Sự cụ thể hóa này nằm trong mối quan hệ giữa cái được so sánh và cái so sánh.

Quan hệ trừu tượng - cụ thể giữa cái được so sánh và cái so sánh là kiểu quan hệ có từ lâu và được nhiều người ưa dùng. Cái thế giới vơ hình, trừu tượng, khó nắm bắt của đối tượng được so sánh thường là những khái niệm, những đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, của những mối quan hệ trong cuộc sống… qua ngịi bút tác giả thơng qua phép so sánh tu từ mà trở thành thế giới hữu hình, có đường nét, hình khối, nội dung diễn đạt cũng vì thế mà trở nên dễ hiểu hơn, dễ cảm nhận hơn. Trong kí Nguyễn Tuân, kiểu so sánh này có số lần sử dụng khơng nhiều (47/214 lượt, chiếm tỉ lệ 22%). Tuy nhiên, cũng giống như kiểu so sánh cụ thể - cụ thể, Nguyễn Tuân vẫn tạo ra những hình ảnh so sánh độc đáo, giàu chất suy tưởng và tạo nên những câu văn mới mẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ:

Một đám nhà nho biến chất, và tâm thuật giống như cái kiểu đồng hồ bị anh chữa đồng bất lương thay đi chân kính khác, đổi đi day cót khác.

(Thời và thơ Tú Xương) Tâm thuật là một hình ảnh thuộc thế giới vơ hình. Đó là khái niệm chỉ một

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong ký nguyễn tuân (Trang 78 - 96)