Giới thiệu về Nguyễn Tuân và tác phẩm

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong ký nguyễn tuân (Trang 26 - 36)

Xuất hiện trên văn đàn vào đầu thế kỷ 20, Nguyễn Tuân là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại, một nhà văn bậc thầy, một nhân cách văn hóa mẫu mực.

Nhà văn đã cống hiến cho nước nhà một sự nghiệp văn học đồ sộ... đỉnh cao là những bài tùy bút với phong cách riêng biệt không lẫn với bất cứ cây bút nào. Ông cũng được coi là một trong ba nhà văn (cùng với Tố Hữu và Xuân Diệu) sớm có tác phẩm ngay từ những ngày đầu độc lập của dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyễn Tuân sinh ngày 10/07/1910 (mất ngày 28/07/1987 tại Hà Nội), trong một gia đình nhà nho. Quê ông ở thơn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là phường Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Thời trẻ, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi, trong đó thời gian lâu nhất là ở các tỉnh miền Trung: Khánh Hòa, Phú Yên, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Gia đình Nguyễn Tn đơng anh em, nhưng cuối cùng chỉ cịn hai anh em. Vì thế, Nguyễn Tn được bố mẹ hỏi vợ sớm. Ông lấy vợ khi chưa đầy 20 tuổi.

Ông học đến bậc trung học ở thành phố Nam Định. Ở đây, năm 1929, ông tham gia phong trào bãi khóa, bị đuổi học. Không chịu được cảnh sống nô lệ, ông đã cùng một số thanh niên tiến bộ lúc bấy giờ rủ nhau đi trốn sang Thái Lan, nhưng ông bị bắt tại Băng Cốc và bị giải về xử tại Hà Nội và bị quản thúc ở Thanh Hóa năm 1930. Lần bị bắt thứ hai tại Hà Nội, ông bị giam tại trại tập trung ở Vụ Bản, Nho Quan năm 1941.

Ở tù ra, ông làm thư kí nhà máy đèn Thanh Hóa . Trong thời gian này, ông bắt đầu viết báo, viết văn và làm phóng viên báo Đơng Tây. Hết hạn quản thúc,

ơng ra Hà Nội tiếp tục sống bằng nghề làm báo, làm văn. Ơng viết nhiều cho các báo như Đơng Tây, Nhật Tân, Hà Thành Ngọ báo, Tiểu thuyết Thứ bảy, Hà Nội

Tân văn, Tao đàn, Thanh nghị, Trung Bắc Chủ nhật... Ngồi tên thật, ơng cịn

dùng các bút danh Ngột Lơi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Thanh Thủy, Tuân, Ân

Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc. Từ năm 1937, ông thật sự đi vào nghề văn và nổi

tiếng với một loạt truyện ngắn đăng trên Tiểu thuyết Thứ bảy và Tao đàn trong

những năm 1938-1939. Những truyện ngắn này được tập hợp in trong cuốn

“Vang bóng một thời” (1940).

Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi lãng mạn thời kỳ phát triển cuối cùng. Hầu hết tác phẩm của ông đều tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trung làm nổi bật cái “tơi” của tác giả, đó là cái tài hoa, khinh bạc, muốn “nổi loạn” chống lại xã hội phong kiến, thực dân.

Cách mạng tháng Tám thành cơng, ơng hịa mình vào cuộc sống nhân dân, rũ bỏ cái “tôi”, vươn lên thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ. “Tùy bút kháng chiến” đã có cái nhìn ấm áp, tin yêu với cuộc đời mới, sự gắn bó

cảm động giữa nhà văn và quần chúng kháng chiến. Trong một số truyện như

“Những con đị danh dự”, “Thắng càn”, ơng đã thể hiện chân thực những người

lao động bình thường, giản dị, anh dũng trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ của dân tộc. Tùy bút “Sông Đà” viết về cuộc sống đổi thay đi lên chủ nghĩa xã hội ở vùng Tây Bắc. Những năm chống Mĩ cứu nước, Nguyễn Tuân có những tùy bút viết về cuộc chiến đấu anh hùng của quân dân thủ đô Hà Nội, được tập hợp trong tác phẩm “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”.

Ngồi truyện kí, ơng cịn viết tiểu luận, phê bình văn học, các chân dung văn học và dịch giới thiệu văn học nước ngồi. Ơng viết về tiếng Việt giàu và đẹp, về Truyện Kiều, về Tú Xương, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Thạch Lam, Tolstoi, Dostoievsky, Chekhov

(Nga), Lỗ Tấn (Trung Quốc)….

Với vốn hiểu biết phong phú nhiều lĩnh vực, với năng lực thẩm mĩ sắc sảo và lối viết tài hoa, những bài viết của ông đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lịng độc giả. Với Nguyễn Tn, ngơn từ khơng chỉ là chất liệu mà cịn là văn chương và nhà văn đã có ý thức “lạ hóa” nó, để tạo dấu ấn độc đáo cho mình

đồng thời lơi cuốn người đọc.

Gần 50 năm hoạt động văn học liên tục, Nguyễn Tuân đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển văn xuôi quốc ngữ Việt Nam hiện đại, với phong cách nghệ thuật độc đáo, trình độ sử dụng tiếng Việt điêu luyện. Tùy bút là sở trường và chiếm số lượng lớn nhất trong văn nghiệp của ông cũng là phần in dấu đậm nét và phong phú hơn cả cái “tôi” độc đáo của nhà văn. Tùy bút của ơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấm đượm văn hóa Đơng Tây, khơng chỉ thấu hiểu triết lí mà cịn thấm cả đạo lí, dù hấp thụ sâu sắc chủ nghĩa tự do cá nhân vẫn thấy mình nặng nợ với đất nước, với làng xóm, thấy mình có gốc rễ từ lịch sử.

Từ một cây bút tiêu biểu của văn xuôi lãng mạn tiểu tư sản thời kỳ 1939- 1945, nhà văn tự nguyện đến với cách mạng, dùng ngòi bút tham gia cuộc đấu tranh của nhân dân, dân tộc. Con đường nghệ thuật này của Nguyễn Tuân tiêu biểu cho một lớp văn nghệ sĩ Việt Nam vốn mang quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, đã chuyển mình trở thành văn nghệ sĩ cách mạng. Tồn bộ sáng tác của ông thấm đẫm tinh thần dân tộc thiết tha, nhất là những giá trị văn hóa cổ truyền.

Từ năm 1948-1958, Nguyễn Tuân là Tổng Thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Sau đó, ơng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa I và khóa II. Ơng được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996. Nguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng Việt, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà..., những nhạc điệu của các lối hát ca trù hoặc dân dã mà thiết tha, những nét đẹp rất riêng của Việt Nam. Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là "chủ nghĩa xê dịch". Lối sống tự do phóng túng của ơng khơng phù hợp với chế độ thuộc địa (hai lần bị tù).

Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông cịn am hiểu nhiều mơn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... Ơng cịn là một diễn viên kịch nói và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam. Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương. Nguyễn Tuân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nổi tiếng là người sành ăn. Với ông, ăn là một nghệ thuật, một giá trị thẩm mỹ, một sự khám phá cái ngon mà tạo hóa đã ban cho.

Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Đối với ơng, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí "khổ hạnh" và ơng đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỉ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy.

Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã từng thử qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, sở trường của Nguyễn Tuân mới được phát huy và thành công xuất sắc với tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng

một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua…

Tác phẩm của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám xoay quanh ba đề tài “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời”, và “đời sống trụy lạc”. Nguyễn Tuân đã tìm đến “chủ nghĩa xê dịch” trong tâm trạng bất mãn và

bế tắc, bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về “chủ nghĩa xê dịch”, Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lịng tha thiết gắn bó của ơng đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ơng đã ghi lại bằng một ngịi bút đầy trìu mến và tài hoa (Một chuyến đi).

Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai , Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp trong q khứ cịn “vang bóng một thời”. Ơng mơ tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với

những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã. Tất cả được thể hiệ thông qua những con người thuộc lớp nhà Nho tài tử - “tài hoa bất

đắc chí” trước thời cuộc, tuy họ đã thua cuộc nhưng không chịu đầu hàng, không

chịu làm lành với xã hội thực dân (như Huấn Cao trong Chữ người tử tù).

Nguyễn Tuân cũng hay viết về đời sống trụy lạc. Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy có một nhân vật “tơi” hoang mang bế tắc. Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phàm tục niềm khao khát một thế giới tinh khiết, thanh cao (Chiếc lư đồng mắt

cua).

Từ sau cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông chân thành đem ngịi bút của mình phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc nhưng ơng ln ln có ý thức phục vụ trên cương vị là một nhà văn, đồng thời vẫn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình. Ơng vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ơng cịn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại chúng. Nguyễn Tuân đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo, đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất. Cịn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.

Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.

Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tn có thể thâu tóm trong một chữ "ngơng”. Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của

Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật.

Trước Cách mạng tháng Tám, ơng đi tìm cái đẹp của thời xưa cịn vương sót lại và ơng gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng, ông không đối lập

giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại.

Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ơng là nhà văn của

những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, của bão, của núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sơng cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu. Cả cuộc đời cầm bút, Nguyễn Tuân trung thành với lối chơi ấy. Tùy bút là sở trường của Nguyễn Tuân và tài năng của ông cũng được phát huy cao độ ở thể văn này. Chỉ có thể văn xi tự do phóng túng này mới giúp nhà văn mặc sức phô bày những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những tài hoa, uyên bác của mình một cách tự nhiên nhất, thoải mái nhất. Tên tuổi của Nguyễn Tuân tỏa sáng với thể loại tùy bút. Trên cơ sở thống kê sự nghiệp sáng tác của nhà văn chúng tơi thấy: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự tổng cộng khoảng 1153 trang, trong khi đó tùy bút chiếm khoảng

3118 trang. Với Nguyễn Tuân, ơng viết gì cũng hướng tới tùy bút và nói như Trương Chính: “Truyện ngắn, truyện dài, phóng sự của ơng tất cả đều là những thiên tùy bút trá hình” [35, tr 84].

Tùy bút Nguyễn Tuân mang đậm chất kí, nghĩa là ghi chép sự thật và thơng tin thời sự chính xác, “một thứ bút pha du kí”. Pơlêvơi đã từng nói rằng: Một bài kí sự hay quả là một bài có đủ mọi đặc trưng của thể loại báo chí thuần túy, nó hết sức cụ thể, có thể tái hiện được sự thật chân chính. Những nhân vật tạo nên phải là những con người có thật trong cuộc sống hiện thực, những sự việc mô tả phải gắn chặt với địa điểm đúng như người ta thường nói: Kí có địa chỉ chính xác của nó. Điều này thật có lí khi thể loại kí ở nước ngồi người ta còn gọi là “văn học báo cáo”, “văn học tư liệu – nghệ thuật”. Từ việc bám sát người thật việc thật, những bài kí đều nhằm mục đích phục vụ kịp thời cho những nhu cầu hiểu biết thực tế của người đọc. Vì vậy, ta có thể thấy một đặc điểm trong những bài kí của Nguyễn Tuân là thường xuyên liệt kê, thống kê, đếm và kể số lượng một cách chính xác để khẳng định tính xác thực của đối tượng phản ánh. Nguyễn Tuân đưa vào các bài kí của mình những địa danh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những sự vật, những con người “có địa chỉ”, những số liệu chính xác, tỉ mỉ, những sự kiện có thật trong cuộc sống.

Nguyễn Tuân đến với kí như một định mệnh, song đó khơng chỉ là những trang ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe của một con người “đi để viết” một cách vô hồn, mà nó cịn là nơi để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư,… về con người và cuộc sống. Nói cách khác, bên cạnh việc phản ánh hiện thực, tác giả kí cịn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của mình một cách tự do. Và ở kí Nguyễn Tuân, những suy nghĩ, cảm xúc chủ quan của tác giả là nguyên nhân mang lại cho tác phẩm chất trữ tình đậm sắc. Trong tùy bút Hà Nội ta đánh Mĩ

giỏi, ngồi những thơng tin về các trận chiến đấu cụ thể của Hà Nội thắng Mĩ, là

những cảm xúc của nhà văn về thiên nhiên, cảnh sắc, truyền thống của Hà Nội, về tâm hồn, tính cách của con người nơi Hà thành.

Đọc những tác phẩm kí của Nguyễn Tuân, gặp những câu văn giàu hình ảnh và đậm chất trữ tình, ta thấy nhà văn đã dụng tâm tái hiện không chỉ là nhịp sống mà còn là nhịp điệu tâm hồn của chính tác giả. Phải thừa nhận rằng, để viết được những câu văn như thế, Nguyễn Tuân phải là người có khiếu quan sát, trí tưởng tượng và óc liên tưởng thẩm mĩ phong phú, độc đáo. Bởi nếu như chỉ miêu tả theo lối kể đơn thuần chắc chắn sẽ không thể tạo nên những lời văn vừa giàu chất thơ, lại vừa đa dạng về hình ảnh như thế.

Mạch văn trong kí Nguyễn Tuân tn chảy theo dịng cảm xúc hết sức thoải mái, chuyện này đan xen chuyện khác, lồng chồng chéo vào nhau khơng theo một trình tự nào và cũng khơng bị hạn chế bởi khơng gian, thời gian. Khi thì lướt rất nhanh, chỉ điểm một vài nét chấm phá, khi thì dừng lại rất lâu ở một cảnh, một sự việc rồi soi, chiếu, quan sát tỉ mỉ như muốn người đọc cùng ấn tượng và đồng khám phá với mình. Có nhiều lúc Nguyễn Tuân huy động hết tất

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong ký nguyễn tuân (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)