2.1. Cấu trúc so sánh trong kí Nguyễn Tuân 2.1.1. Mơ tả
Trong 60 bài kí được khảo sát (Tuyển tập Nguyễn Tuân, 2005, NXB Văn học), tác phẩm nào cũng sử dụng phương thức so sánh với mật độ thưa dầy khác nhau. Chúng được hiện thực hóa qua 1123 trường hợp ở 15 dạng. Sau đây là sự mô tả từng dạng cụ thể.
Dạng 1: A + x + tnss + B
Ví dụ:
Tim tơi đập thình thình như tiếng gõ cửa địi cấp cứu. (Suối quặng)
(Trong đó: A: Tim tơi
x: đập thình thình tnss: như
B: tiếng gõ cửa địi cấp cứu) Các ví dụ khác:
- Anh thanh niên Mèo đẹp như tạc tượng trên gỗ. (Nhật kí lên Mèo)
- Cây đèn biển cửa Tùng đỏ đỏ nháy nháy như là một người mất ngủ cay mắt.
(Đò tuyến)
- Hầm bem của đài phát thanh bao giờ cũng duyên dáng hơn mọi hầm bem khác.
(Bưu điện Thanh đánh Mĩ) - Cánh tuyết tan loãng như một giấc mơ nhẹ trên miếng thủy tinh trơn tru loáng lạnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Trời thu thả sương sớm tựa như một buổi thả lưới bắt chim mòng, chim két.
(Một đêm họp đưa ma Phụng)… Dạng A + x + tnss + B được sử dụng 467/1123 lượt, chiếm tỉ lệ 41,6%. Với kiểu so sánh này, tác giả đưa ra một sự vật, hiện tượng cùng với một đặc tính nhất định của nó (A + x) để so sánh với một sự vật, hiện tượng khác loại (B). Cách so sánh này dẫn người đọc tới một đặc tính nhất định, thường là tồn tại hiển nhiên ở sự vật, hiện tượng so sánh (B). Người đọc sẽ hiểu được A thông qua các đặc tính của B ở từng hồn cảnh cụ thể trong một sáng tác.
Dạng 2: A + tnss + B
Ví dụ:
Mật thám như rươi. (Thời và thơ Tú Xương)
(Trong đó: A: Mật thám tnss: như
B: rươi Các ví dụ khác:
- Lũy hoa như là một bức phù điêu trên đó chi tiết và chân dung người không chạm tỉa nhiều mà chỉ dựng lên mảng lớn...
(Lũy hoa)
- Chúng tôi nằm ép vào nhau, mà nghe mưa như tháo cống trên mái lều.
(Vẫn cái tiếng dội Cà Mau ấy)
- Có những buổi thấy mình như một con mèo rừng bỗng nhớ một mảnh giăng về sáng chênh chếch trên một đầu nhà ngoại thành.
(Chuyện nghề)
- Hoa tía như kết chỉ tơ điều, đính vào những dây tua...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Trịn trĩnh phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
(Cô Tô) Dạng A + tnss + B được sử dụng 381/1123 lượt, chiếm tỉ lệ 34%. Với kiểu so sánh này, tác giả đã đồng nhất hoặc tương tự hóa hai sự vật, hiện tượng khác loại (A và B), mặc dù chúng có rất nhiều đặc tính. Cách so sánh mở này bắt buộc người đọc phải suy ngẫm, phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng để chọn ra đặc tính nào (hoặc những đặc tính nào) là căn bản và được xem là tương đồng ở hai sự vật, hiện tượng này, để tác giả lấy đó làm căn cứ để so sánh (Đồng sáng tạo cùng tác giả).
Dạng 3: Dạng tnss + B
Ví dụ:
Hai chiếc khèn gù gù nhau vào miếng. Như hai cái nòng súng muốn gạt
nhau.
(Nhật kí lên Mèo) (Trong đó: tnss: Như
B: hai cái nịng súng muốn gạt nhau). Các ví dụ khác:
- Ơng sẵn sàng về thì đồng bào cũng sẵn sàng đón, như đón nhiều người về.
(Cắm cột mốc giới tuyến)
- Tôi vẫn cú thức, thức mãi, tâm và đầu lúc nào cũng ầm ầm, lúc lại óc ách nhịp đơi. Như lí giải ơn tồn cho một cái kè gỗ cầu tàu cỡ vừa.
(Ơđétxa)
- Nhà ngói khu này đứng cao mà nhìn, thật như bát úp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cái đêm sáo Mèo í lên ộ xuống, cái đêm xem Mèo nhảy, và đôi con mắt đăm đăm cô bé Mườ hút theo lườn dốc núi, khơng có ăn thua gì với cuộc đời gian trn của vợ chồng A Phủ.
(Đọc và xem A Phủ)
- Đốt sáng tạo trong mê sảng, cũng như sống trong mê sản.
(Đốt-x-tôi)…
Dạng tnss + B được sử dụng 137/1123 lượt, chiếm tỉ lệ 12,2%. Trong cấu trúc này, yếu tố so sánh và phương diện so sánh đã được giấu đi, trở thành khoảng trống mơ hồ. Người đọc muốn biết yếu tố so sánh ở đây là ai hay là gì và tác giả dựa vào phương diện nào để làm cơ sở so sánh thì phải đốn định căn cứ vào văn cảnh cụ thể, đó là những thành phần câu, câu, đoạn… đứng trước hoặc sau nó.
Dạng 4: A1 + tnss + B1 + A2 + tnss + B2 ...
Ví dụ:
Ngày nay người ta khơng nói đến đắt như vàng, mà người ta nói đến đắt như tinh hồng. (Hương hồng Bun) (Trong đó: A1: đắt tnss: như B1: vàng A2: đắt Tnss: như B2: tinh hồng) Các ví dụ khác:
- Đước mà người Cà Mau thấy rừng nó rậm rạp thẳng tắp thì gọi là nó như so đũa cắm trên bùn, nó như thắp nến trên sình lầy vậy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tôi cứ nghĩ Ngô Tất Tố đã như là một ơng Bụt của cái Tí - một thứ Bụt hao hao giống thứ Bụt đã vỗ về cái Tấm trong cổ tích Tấm Cám. (Tắt đèn)
- Nho sĩ, đồ nho chẳng khác gì những con nước thoái triều, mà Tây thì như con nước đang lên.
(Thời và thơ Tú Xương) - Truyện Thuốc cũng như các truyện khác trong tập Hò reo và Bàng hồng, mới đọc nó như u uất bi phẫn sng, nhưng thực ra nó phát động ý thức
cách mạng.
(Lỗ Tấn) Dạng A1 + tnss + B1 + A2 + tnss + B2 ... được sử dụng 25/1123 lượt, chiếm tỉ lệ 2,2%. Trong cấu trúc này, tác giả so sánh một sự vật hiện tượng với nhiều sự vật hiện tượng hoặc nhiều sự vật hiện tượng với một sự vật hiện tượng. Cấu trúc so sánh thứ hai (A2 + tnss + B2 ) ln có mối quan hệ mật thiết với cấu trúc thứ nhất (A1 + tnss + B1 ). Nó là sự phát triển tiếp của cấu trúc thứ nhất. Chính vì vậy, cấu trúc thứ hai có tác dụng làm rõ, mở rộng và bổ sung nghĩa cho cấu trúc thứ nhất giúp cho người đọc mở rộng trường liên tưởng của mình.
Dạng 5: (A1 + x1 + tnss1 + B1) + (A2 + x2 + tnss2 + B2)...
Ví dụ:
Con suối trơng lại thấy sâu hoắm. Nó bé như một thỏi thiếc chuốt dài, và nó ánh lạnh hệt một thỏi thiếc.
(Suối quặng) (Trong đó: A1, A2: Nó
x1: bé
x2: ánh lạnh
tnss1: như, tnss2: hệt
B1: một thỏi thiếc chuốt dài B2: một thỏi thiếc)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các ví dụ khác:
- Trên các triền núi láng giềng, nắng hanh như dây bột nghệ, và đá núi lượn chạy như xơ bồ những con sóng đời đời khơng chịu tan.
(Mỏm Lũng Cú tột Bắc)
- Phụng chết nhiều người tiếc hơn Tản Đà. Một người chết trẻ bao giờ cũng lấy được nhiều nước mắt hơn là người đứng tuổi.
(Một đêm họp đưa ma Phụng)
- Tú Xương cũng vã mồ hôi, cũng lao động như ai mỗi khi tìm vần, mỗi khi gieo chữ, nhưng không giống ai, ở chỗ lời đối của Tú Xương nghe nhiều lúc lại như là khơng đối đáp gì cả.
(Thời và thơ Tú Xương)
- Truyện ngắn Ăng Đớc Xen có những riêng biệt đặc sắc. Nó khơng nghịch ngợm hoặc đỏm dáng như truyện kể của Pe Rơn nước Pháp, nó cũng khơng kì qi huyền ảo như truyện của nhà văn lãng mạn Đức mà nó dung dị đậm ý thơ.
(Truyện ngắn Ăng Đớc Xen) Dạng (A1 + x1 + tnss1 + B1) + (A2 + x2 + tnss2 + B2)… được sử dụng 18/1123 lượt, chiếm tỉ lệ 1,6%. Cũng giống như cấu trúc A + x tnss + B, tác giả đã đưa ra một sự vật cùng với một đặc tính của nó (A + x) để so sánh với một sự vật, hiện tượng khác loại (B). Cách so sánh này của tác giả gợi dẫn cho người đọc tới một đặc tính nhất định giúp hiểu A một cách thấu đáo thơng qua đặc tính của B. Với kiểu cấu trúc ghép đôi (A1 + x1 + tnss1 + B1) + (A2 + x2 + tnss2 + B2), A1 là A2, hoặc A1 và A2 cùng liên quan tới một sự vật hiện tượng. Cách so sánh theo lối trùng điệp này của tác giả khiến người đọc hiểu đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về một sự vật, hiện tượng vì B1, B2 cùng tập trung làm nổi bật đặc tính cho một sự vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh cụ thể.
Dạng 6: A + B
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm 1972 phở chỉ có ba hào một bát, năm hào thì tươm q. Nay ở Sài Gịn phở leo thang lên 12 đồng gần đây đã bò tới cái giá 17 đồng.
(Phim Chị Dậu cùng là cảm nghĩ tất niên với bác đầu xứ Tố) (Trong đó: A: Năm 1972...thì tươm quá.
B: Nay ở Sài Gịn...cái giá 17 đồng) Các ví dụ khác:
- Ngày xưa Lưu, Nguyễn thấy hoa đào trơi ra, liền ngược dịng hoa mà tìm được Thiên Thai, khơng rõ trên lộ trình cánh đào hai người có thường xun trị chuyện với nhau khơng. Nhưng ngày nay thì suối mơ của những người địa chất thường có những phút những quãng thật là suối nhộn.
(Suối quặng)
- Người xưa trở lại vườn cũ chỉ cịn thấy có hoa đào nở thường hay động lòng về cố chủ nhân vườn. Nay qua cầu bê tông, thấy lịng bồi hồi vẽ lại ít khn mặt đáng yêu của những con người ở kíp đội làm cầu.
(Một bài thơ Đường)
- Hà Nội xưa hình như chỉ có chàng trai lập cơng lạ. Hà Nội hơm nay đã có những cơ gái thật là đảm.
(Hà Nội ta đành Mĩ giỏi)
- Trong truyện dài Những linh hồn chết của Gô Gôn cũng thấy kẻ sống
đào bới lên những nông dân đã chết rồi. Trong Tắt đèn, một linh hồn mu-dích
An Nam cũng làm nền nhạc u trầm để đệm cho một đoạn bi ca về làng cũ An Nam.
(Trước đèn, đọc đoản thiên Ngô Tất Tố) Dạng A + B được sử dụng 18/1123 lượt, chiếm tỉ lệ 1,6%. Đây là kiểu cấu trúc vắng yếu tố phương diện và yếu tố quan hệ, chỉ còn lại yếu tố được so sánh (A) và yếu tố được so sánh (B), được đặt dưới hình thức đối chọi. Chính vì vậy, sự liên kết giữa chúng khơng được hiển ngơn mà người đọc phải căn cứ vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khả năng liên tưởng của bản thân để hiểu phát ngôn. Cách so sánh này khiến người đọc phải tìm ra những đặc tính của A và B, tức là chọn ra đặc tính chung nhất của hai đối tượng. Khơng những thế, người đọc còn phải suy ngẫm để xác định quan hệ giữa A và B là quan hệ tương tự, quan hệ ngang bằng hay quan hệ hơn kém.
Dạng 7: x + tnss + B.
Ví dụ:
Và buồn như một cuộng lá trơi chỉ một mình trên cả một dịng trữ tình.
(Thời và thơ Tú Xương) (Trong đó: x: buồn
tnss: như
B: như một cuộng lá trơi) Các ví dụ khác:
- Thấy tênh tênh mà tan quạnh cả đi như người và lầu Liêu Trai sau tiếng gà gáy sáng.
(Một bài thơ Đường)
- Trên đầu tôi, nghe như tiếng lửa chạy, chốc chốc lại điểm vào những tiếng phừng phực.
(Đị tuyến)
- Có những điếu thuốc Luc ki hút chưa quá nửa chừng mà đã quăng mà đã nhìn đau đáu vào tấm bản đồ Bắc Việt Nam trước mặt, trông như một tranh vẽ trừu tượng nào.
(Chuyện một nghìn lẻ một máy bay Mĩ)
- Và cháo khói: sì sụp húp với nhau như một lũ con một gia đình kẻ khó ăn cháo canh bồi thay đồ ăn chắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dạng x + tnss + B được sử dụng 17 lượt, chiếm tỉ lệ 1,5%. Với kiểu so sánh này, A - sự vật, hiện tượng, thường là chủ thể của hành động, trạng thái được giấu đi, chỉ nêu lên một đặc tính (ví dụ như buồn). Đó là một chủ thể phiếm định được ngầm hiểu có thể là người nói, là người kia, là cả hai, hoặc ai đó... Là ai hoặc chẳng là ai cả ! Điều đó gợi cho người đọc sự cảm nhận rằng ngôn ngữ như lời tự truyện của tác giả, lại như kể chuyện đời hoặc kể chuyện của chính người nghe vậy. Tức là, người nghe có thể chỉ là nghe người khác kể chuyện của họ, hoặc nghe kể về câu chuyện của chính mình. Điều đó tạo một sự liên tưởng rộng rãi và thành cơ sở của sự đồng cảm giữa người đọc và tác giả.
Dạng 8: A + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2)
Ví dụ:
Có câu như là triết luận như là thi thoại.
(Lũy hoa) (Trong đó: A: Câu tnss1, tnss2: như là B1: triết luận B2: thi thoại) Các ví dụ khác:
- Hà Nội mình là “ải lửa”, là “tọa dộ chết”, là “khách sạn Hin tơn” nữa kia đấy.
(Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi)
- Thêm cái điệu cười Tú Xương vào, tiếng cười dân tộc như là thêm ra âm sắc, như là thêm ra nhiều đốt nhiều khớp.
(Thời và thơ Tú Xương)
- Về phở, nhớ xưa bác cũng như tơi lấy nó làm một thứ bản vị để tính tốn, như kiểu các nhà băng thế giới lấy vàng làm kim bản loại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chàng “Ngốc” cũng là một kiểu anh hùng Đông Ki Sốt, cũng là một thứ Chúa Cứu Thế, muốn cứu người ra khỏi cái biển tiền đắm người.
(Con người Xô Viết con người Nga trong một số phim Liên Xô) Dạng A + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2)… được sử dụng 14/1123 lượt, chiếm tỉ lệ 1,3%. Nếu kiểu so sánh A + tnss + B chỉ đồng nhất hoặc tương tự hóa hai sự vật khác loại, thì kiểu so sánh A + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2)… đã đưa người đọc tới những khả năng đa dạng hơn và u cầu đốn định trên cơ sở phải có sự chon lọc, liên kết nhiều đặc tính ở nhiều sự vật khác loại. Điều này khơng khác gì chúng ta đi tìm đáp án của một câu đố: Các sự vật, hiện tượng vừa giống cái này, lại vừa giống cái kia, và cả cái kia nữa..., vậy đó là cái gì ? Cách so sánh này đưa người đọc tới một chuỗi các liên tưởng.
Dạng 9: A + x + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2).
Ví dụ:
Con đường thủy lợi trơng xa xa tựa như một con đường bộ nào trắng bệch trăm ngàn như những khúc rồng rắn cuộn thừng.
(Mỏm Lũng Cú tột Bắc) (Trong đó: A: Con đường thủy lợi
x: trông xa xa
tnss1: tựa như, tnss2: như
B1: một con đường bộ nào trắng bệch trăm ngàn B2: những khúc rồng rắn cuộn thừng)
Các ví dụ khác:
- Rễ đước tỏa xuống như cây đa, như cái nơm úp to úp xuống bùn cá, như cánh tay cán bộ bám lấy đất mới và níu kéo dân chài đâu đó và các ơng tiều làm củi.
(“Hôm nào Bắc Nam đã được quan hệ bình thường, anh sẽ vơ thăm đâu trước hết”)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Có những truyện ngắn Thạch Lam, ở cái thời bấy giờ đọc xong, thấy nó đọng lại trong lịng người ta như một câu hỏi bức thiết của tác giả, như một lời trách móc kín đáo của nhân vật truyện.
(Thạch Lam)
- Xã hội nấu nung một áng khổ, buồn, cái môi trường ấy ngày một tấy lên như một nhọt bọc khổng lồ, như một ung thư gan ruột.
(Truyện ngắn Lỗ Tấn)
- Biển tiền chìm đắm những chúng sinh tiêu biểu cho lợi nhuận đê hạ như địa chủ quý tộc Tôtski, như lão tướng Epantchine, như thư kí Gania.
(Con người Xơ Viết con người Nga trong một số phim Liên Xô) Dạng A + x + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2)... được sử dụng 12/1123 lượt, chiếm tỉ lệ 1%. Cũng tương tự như cấu trúc A + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2)…, cấu trúc này là cách so sánh một sự vật hiện tượng với nhiều sự vật hiện tượng. Nhưng nếu cấu trúc A + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2)… vắng cơ sở so sánh thì Cấu trúc A + x + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2)..., tác giả đưa ra một thuộc tính được coi là chung của tất cả yếu tố được so sánh và các yếu tố so sánh.
Dạng 10: tnss + B + A + x.
Ví dụ:
Cũng như đêm thứ nhất, đêm thứ hai, cả đoàn Liên hợp đổ bộ lên bờ ngủ nhà sàn. (Cắm cột mốc giới tuyến) (Trong đó: tnss: cũng như B: đêm thứ nhất A: đêm thứ hai x: cả đoàn liên hợp...) Các ví dụ khác:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cũng như kiếp người, một góc cây rừng cũng có tuổi dậy thì và lão đại của nó.
(Đố ai quét sạch lá rừng) - Và giống như việc bắn vỡ hạt nhân nguyên tử nó tác động dây chuyền,