Nhân tố môi trƣờng kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại công ty tnhh tm ô tô xe máy thái hòa (Trang 33 - 69)

1. Lý do chọn đề tài

1.4.1.Nhân tố môi trƣờng kinh doanh

1.4.1.1. Môi tr ờ bê oài doa iệp :

Ảnh hƣởng đến các hoạt động của doanh nghiệp sau khi nghiên cứu kỹ môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp sẽ đề ra sứ mạng mục tiêu của mình.

-Khung cảnh kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu ký kinh doanh ảnh hƣởng rất lớn đến quản trị nhân sự. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc kinh tế bất ổn có chiều hƣớng đi xuống thì sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến các chính sách về nhân sự của doanh nghiệp . Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc,

cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.

-Dân số, lực lượng lao động: Tỷ lệ dân số phát triển nhanh và lớn hơn tỷ lệ phát triển kinh tế, lực lƣợng lao động hàng năm cần việc làm cao thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có chất lƣợng.

-Văn hoá- xã hội: Một nền văn hoá có nhiều đẳng cấp, nhiều nấc thang giá trị không theo kịp với đà phát triển của thời đại rõ ràng nó kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho doanh nghiệp. Điều này đi đến hậu quả là bầu không khí văn hoá trong doanh nghiệp bị ảnh hƣởng.

-Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trƣờng nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân sự. Nhân sự là cốt lõi của hoạt động quản trị. Để tồn tại và phát triển không có con đƣờng nào bằng con đƣờng quản trị nhân sự một cách có hiệu quả. Nhân sự là tài nguyên quý giá nhất vì vậy doanh nghiệp phải lo giữ gìn, duy trì và phát triển. Để thực hiện đƣợc điều này các doanh nghiệp phải có chính sách nhân sự hợp lý, phải biết l nh đạo, động viên, khen thƣởng hợp lý tạo ra một bầu không khí gắn bó trong doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải có một chế độ lƣơng ổng đủ để giữ nhân viên làm việc với mình, cải thiện môi trƣờng làm việc và cải thiện phúc lợi. Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt chính sách nhân sự thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng để lôi kéo những ngƣơì có trình độ, doanh nghiệp sẽ mất dần nhân tài. Sự ra đi của nhân viên không thuần tuý chỉ vấn đề lƣơng ổng mà là sự tổng hợp của nhiều vấn đề.

-Khoa học- kỹ thuật: Các nhà quản trị phải đào tạo nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển của khoa học- kỹ thuật. Khi khoa học-kỹ thuật thay đổi một số công việc hoặc một số kỹ năng không còn cần thiết nữa do đó doanh nghiệp phải đào tạo lại lực lƣợng lao động của mình. Sự thay đổi về khoa học đồng nghĩa với việc là cần ít ngƣời hơn nhƣng vẫn phải sản xuất ra số lƣợng sản phẩm tƣơng tự nhƣ trƣớc nhƣng có chất lƣợng hơn. Điều này có nghĩa là nhà quản trị phải sắp xếp lực lƣợng lao động dƣ thừa.

phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là một phần của môi trƣờng bên ngoài. Doanh số là một yếu tố tối quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị phải đảm bảo đƣợc rằng nhân viên của mình sẽ sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nhà quản trị phải làm cho nhân viên của mình hiểu là không có khách hàng thì không cò doanh nghiệp và họ sẽ không có cơ hội làm việc nữa. Họ phải hiểu rằng doanh thu của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến tiền lƣơng của họ. Nhiệm vụ của quản trị nhân sự là làm cho các nhân viên hiểu đƣợc điều này.

1.4.1.2. Môi tr ờ bê tro của doa iệp :

-Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp : Đây là một yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong của doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân sự.

-Chính sách chiến lược của doanh nghiệp: Một số chính sách ảnh hƣởng tới quản trị nhân sự : cung cấp cho nhân viên một nơi làm việc an toàn, khuyến khích mọi ngƣời làm việc hết khả năng của mình, trả lƣơng và đ i ngộ khuyến khích nhân viên làm việc với năng suất cao…

-Bầu không khí- văn hoá của doanh nghiệp: Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực đƣợc chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức. Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dƣỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo.

1.4.2.Nhân tố con ngƣời

Nhân tố con ngƣời ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp mỗi ngƣời lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất.

Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của ngƣời lao động cũng đƣợc nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này ảnh hƣởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả

mãn, hài lòng với công việc và phần thƣởng của họ.

Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản trị nhân sự. Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm đƣợc những thay đổi này để sao cho ngƣời lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng phụ thuộc rất lớn vào con ngƣời xét về nhiều khía cạnh khác nhau.

Tiền lƣơng là thu nhập chính của ngƣời lao động, nó tác động trực tiếp đến ngƣời lao động. Mục đích của ngƣời lao động là bán sức lao động của mình để đƣợc trả công. Vì vậy vấn đề tiền lƣơng thu hút đƣợc sự chú ý của tất cả mọi ngƣời, nó là công cụ để thu hút lao động. Muốn cho công tác quản trị nhân sự đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lƣơng phải đƣợc quan tâm một cách thích đáng.

1.4.3.Nhân tố nhà quản trị

Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đƣờng lối, phƣơng hƣớng cho sự phát triển của doanh nghiệp. điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đƣa ra các định hƣớng phù hợp cho doanh nghiệp.

Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thƣờng xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi ngƣời nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công.

Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản trị đóng vai trò là phƣơng tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm đƣợc điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học đƣợc cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra đƣợc tiếng nói chung với họ.

Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp có đem lại kết quả nhƣ mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của ngƣời lao động.

1.5. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ NHÂN SỰ

“Mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con ngƣời”. Thật vậy, quản trị

nhân sự có mặt trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào nó có mặt ở tất cả các phòng an, đơn vị. Hiệu quả của công tác quản trị nhân sự là vô cùng lớn đối với một doanh nghiệp. Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp áp dụng cho nhân viên của một doanh nghiệp để giải quyết tất cả các trƣờng hợp xảy liên quan đến công việc đó. Nếu không có quản trị nhân sự mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật. Đây là một công tác hết sức khó khăn vì nó động tới những con ngƣời cụ thể có những sở thích năng lực riêng biệt. Việc hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp nhằm tạo ra đƣợc một đội ngũ ngƣời lao động nhiệt tình hăng hái, gắn bó với doanh nghiệp .

Muốn hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp vai trò của nhà quản trị là rất quan trọng. Ngoài kiến thức và sự hiểu biết chuyên môn nhà quản trị phải là ngƣời có tƣ cách đạo đức tốt, công minh. Muốn công tác quản trị nhân sự đạt kết quả tốt nhà quản trị phải biết mình, biết ta, có thái độ công bằng nghiêm minh không để mất lòng ai.

Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự để tạo động lực cho từng ngƣời trong doanh nghiệp và kết hợp động lực của tất cả mọi ngƣời trong doanh nghiệp. Để tạo động lực cho ngƣời lao động phải tiến hành những yếu tố cơ ản tác động lên động cơ làm việc của họ: phải hợp lý hoá chỗ làm để tạo ra năng suất lao động chung cho doanh nghiệp; phải đề cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự quản cho mỗi cá nhân, mỗi nhóm công tác; mỗi ngƣời phải gắn bó với kết quả cuối cùng với công việc mà mình đ đảm nhận; phải có sự phân công lao động rõ ràng, để mọi ngƣời biết mình làm việc dƣới quyền ai và ai là ngƣời kiểm tra kết quả công việc của mình.

Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự là sắp đặt những ngƣời có trách nhiệm, có trình độ chuyên môn để làm các công việc cụ thể trong chính sách nhân sự. Là việc hình thành các quy chế làm việc, cải thiện điều kiện lao động, tạo môi trƣờng văn hoá hợp lý gắn bó mọi ngƣời trong doanh nghiệp với nhau, đồng thời thu hút đƣợc các nhân sự từ nơi khác đến, đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao tay nghề ngƣời lao động, phải làm cho mọi ngƣời luôn thƣờng trực ý nghĩ: “nếu không cố gắng sẽ bị đào thải”.

Vì vậy có thể khẳng định đƣợc rằng việc hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp là thực sự cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 2:

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH

THƢƠNG MẠI THÁI HÒA

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY : 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

Trên cơ sở nhận thấy nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa của các công ty sản xuất, công ty xây dựng, các hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, … trên địa bàn một tỉnh đang phát triển nhƣ Thanh Hóa là rất lớn. Bên cạnh đó là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp nông thôn, sự đầu tƣ cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của nhà nƣớc. Đang ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại, vận chuyển của ngƣời dân. Nắm bắt đƣợc điều đó, từ một cơ sở sửa chữa ô tô tải và kinh doanh các phụ tùng ô tô tải, ngày 26 tháng 10 năm 2006 công ty TNHH TM ô tô xe máy Thái Hòa chính thức đƣợc thành lập.

Giới thiệu công ty:

Tên giao dịch: Công ty TNHH TM ô tô xe máy Thái Hòa. Địa chỉ: Quốc lộ 1A – Hoằng Lý – Hoằng Hóa – Thanh Hóa. Điện thoại: 0373.641.739

Fax: 0373.647.383

Email: thanhhoa@veam-motor.com Hình thức pháp lý: Công ty TNHH. Mã số thuế: 2800834914

*Các giai đoạn phát triển của công ty:

- Ngày thành lập: 26/10/2006. - Các giai đoạn phát triển:

+ Từ tháng 10/2006 - 2007: Với tên gọi là công ty TNHH Thái Hòa, công ty tham gia sửa chữa và kinh doanh các loại xe tải cũ, kinh doanh các loại phụ tùng ô tô tải.

+ Từ 2007 - 3/2008: Công ty đấu mối với các nhà phân phối xe tải nhƣ Veam Motor, Faw, Vinaxuki, ô tô Giải Phóng, Cửu Long Motor để bán các loại xe của các hãng này.

+ Ngày 26/10/2009: Kỷ niệm 3 năm ngày thành lập và để thuận tiện cho việc phát triển kinh doanh của công ty sau này. Công ty TNHH Thái Hòa chính thức đổi tên thành công ty TNHH TM ô tô xe máy Thái Hòa.

+ Tháng 5/2010: Công ty đƣợc nhà máy ô tô Veam Motor thuộc tổng công ty máy và động lực Việt Nam chính thức công nhận là đại lý cấp I – 3S tại Thanh Hóa.

+ Tháng 11/2011: Công ty đƣợc tập đoàn ô tô Dong Feng – Đông Phong ủy quyền làm đại lý cho công ty trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

+ Tháng 5/ 2011: Công ty đƣợc công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên Vinaxuki ủy quyền làm đại lý cho công ty trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

+ Từ tháng 5/2011 đến nay: Công ty luôn không ngừng tìm kiếm đầu mối cung cấp các sản phẩm với giá cả hợp lý và chất lƣợng cao để bổ sung vào danh mục hàng bán của mình. Bên cạnh đó công ty luôn đƣợc Veam Motor trao giải thƣởng cho đại lý án hàng đạt số lƣợng cao nhất và doanh thu cao nhất. Với những nổ lực của mình công ty đ góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng quê hƣơng đất nƣớc ngày càng giàu đẹp hơn

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty:

Kinh doanh ô tô tải. Đóng thùng.

Sửa chữa xe ô tô.

2.1.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất của công ty

Máy móc thiết bị: Các máy móc, thiết bị của công ty phục vụ cho công tác quản trị cũng nhƣ án hàng của công ty nhƣ: Máy vi tính; àn ghế; ti vi; điện thoại; máy fax, máy in màu, tủ tài liệu, đồ dùng phục vụ cho sửa chữa, lắp rắp, …

Phƣơng tiện vận tải: Công ty có 1 chiếc xe 7 chỗ Innova, 2 chiếc xe con 4 chỗ Corola J để phục vụ cho quá trình di chuyển của nhân viên trong công ty khi phải

đi công tác xa và 1 chiếc xe chuyên dụng phục vụ cho việc sửa chữa lƣu động của công ty.

Kho tàng: Công ty TNHH TM ô tô xe máy Thái Hòa đƣợc xây dựng trên diện tích 4.365m2 bao gồm: Văn phòng làm việc, kho bãi, showroom bán và giới thiệu sản phẩm, xƣởng dịch vụ, nhà ở cho nhân viên và các công trình phụ trợ khác.

Nhìn chung, cơ sở vật chất của công ty đƣợc trang bị đầy đủ, hiện đại và phù hợp với quy mô của công ty.

2.1.4. Đặc điểm về sản phẩm của công ty

Các sản phẩm mà công ty đang kinh doanh là các sản phẩm có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Ô tô tải là sản phẩm công nghiệp phức tạp, một sản phẩm đƣợc tạo ra là sự kết hợp của hàng nghìn các chi tiết khác nhau. Mỗi chi tiết đều có những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng và đƣợc chế tạo theo phƣơng pháp riêng ở những điều kiện khác nhau nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc tính đồng bộ của sản phẩm. Chính vì vậy nó đòi hỏi cao về các dịch vụ sau bán hàng.

Các sản phẩm ô tô tải hiện nay mà công ty đang cung cấp bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dòng sản phẩm xe tải nhẹ: Gồm xe tải thùng và xe tải tự đổ có trọng lƣợng từ 2 tấn – 5 tấn.

Dòng xe tải hạng trung có tải trọng từ 5 tấn – 8 tấn.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại công ty tnhh tm ô tô xe máy thái hòa (Trang 33 - 69)