Nguyên nhân của những hạn chế trong tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện Điện Biên

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở điện biên hiện nay (Trang 46 - 49)

cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện Điện Biên

Những hạn chế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên trong quá trình tổ chức thực tiễn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nguyên nhân thuộc về khách quan, có những nguyên nhân thuộc về chủ quan. Những nguyên nhân cơ bản đó là:

- Thứ nhất, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ cấp huyện Điện Biên còn thấp. Hiện nay ở Điện Biên số cán bộ chủ chốt cấp huyện đã qua trình độ văn hóa cấp III là 91,5%, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở bậc đại học là 55,9%, trong khi đó chỉ có 59,3% đã qua chương trình bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước và quản lý kinh tế. Do đó, điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức thực tiễn của họ.

Hiện nay, về bằng cấp trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên khá cao và tương đối đồng đều, có tới 83% cán bộ đã được đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ cử nhân chính trị, cao cấp lý luận chính trị. Tuy nhiên, chủ yếu là học tại chức, thiếu hệ thống và có người học đã lâu chưa được đào tạo, bồi dưỡng lại.

Vì vậy, muốn nâng cao được hiệu quả tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên thì trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng. Mặt khác, trong công tác cán bộ, nhất là trong quy hoạch cán bộ phải có chiến lược, sách lược cụ thể về đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ. Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ theo hướng tăng cường cán bộ ở tỉnh, huyện xuống xã, phường, thị trấn, thí điểm đưa một số cán bộ ở một số phòng ban của huyện,

thị xuống phường, xã và từ phường, xã lên các phòng ban của huyện, thị (trên cơ sở có đủ điều kiện). Có như vậy thì mới phát huy được hết năng lực và hiệu quả của tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ này, nhất là năng lực cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bằng các quyết định thiết thực, đi vào đời sống của nhân dân ở cơ sở.

Hiện nay, tỉnh đã có chủ trương đổi mới phương thức, nội dung đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của hệ thống các cơ sở đào tạo từ huyện đến tỉnh, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức tỉnh. Tỉnh ủy luôn quan tâm thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy đảng và chính quyền về nâng cao trình độ tri thức, trí tuệ, lý luận và năng lực công tác, hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, đã tạo điều kiện thuận lợi và động lực to lớn thúc đẩy người cán bộ lãnh đạo quản lý, nâng cao năng lực trí tuệ, năng lực tổ chức, phẩm chất chính trị... Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên trước hết là cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Điện Biên luôn có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn để tham gia hoạch định và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Thứ hai, kết cấu hạ tầng cơ sở ở Điện Biên yếu kém đã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp huyện.

Như đã phân tích ở phần trước của luận văn, Điện Biên là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, giao thông đi lại cực kỳ khó khăn, thông tin liên lạc còn thiếu, nhất là các xã ở vùng sâu vùng xa. Còn nhiều xã chưa có điện thoại, sóng phát thanh, truyền hình; chưa có đường ôtô đến trung tâm xã. Điện Biên là một tỉnh miền núi có địa hình hiểm trở.

Những khó khăn về giao thông, liên lạc, thông tin đã ảnh hưởng không tốt đến việc nắm bắt thông tin của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên. Đồng thời những khó khăn này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tổ chức thực tiễn của họ.

- Thứ ba, do nhiều nguyên nhân khác và do chia tách tỉnh nên đội ngũ cán bộ cấp huyện Điện Biên vừa thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Mặc dù đã được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, các ban ngành trong tỉnh đối với

đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện trên mọi phương diện, những đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Điện Biên nói chung, cán bộ cấp huyện nói riêng còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Do có những hạn chế nhất định nên đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên còn thiếu khả năng dự báo các tình huống có vấn đề có thể xảy ra để chủ động, linh hoạt trong giải quyết và xử lý tình huống kịp thời. Do đó, đôi khi đội ngũ cán bộ này còn bị động, lúng túng, xử lý vấn đề chưa dứt điểm, các quyết định chưa quyết đoán, thiếu kịp thời.

- Thứ tư, công tác đánh giá, bố trí, sắp xếp cán bộ còn bất hợp lý. Do tỉnh vừa mới chia tách nên rất thiếu cán bộ, nhất là cán bộ cấp huyện, cho nên việc bố trí và sử dụng cán bộ đúng với chuyên môn, nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện còn một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện còn lúng túng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành. Khi thực tiễn đặt ra những yêu cầu mà tổ chức thực tiễn cần phải giải quyết, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đưa ra những quyết định kịp thời, đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, khi đó người cán bộ lãnh đạo, quản lý mới khẳng định được bản lĩnh, năng lực của mình trong quá trình tổ chức thực tiễn. Ngược lại, nếu người lãnh đạo, trần trừ, do dự không quyết đoán thì các quá trình tổ chức thực tiễn sẽ gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Thực tế đã chứng minh ở huyện nào khi đủ các điều kiện tổ chức thực tiễn thuận lợi mà cán bộ lãnh đạo, quản lý dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, ra quyết định quyết đoán, kịp thời thì đem lại hiệu quả rõ rệt. Ngược lại, người cán bộ lãnh đạo, quản lý mà trần trừ, do dự, không quyết đoán thì quá trình tổ chức thực tiễn sẽ rơi vào lúng túng, bế tắc, không hiệu quả (ví dụ: vấn đề giao rừng cho hộ nông dân quản lý, cấp quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp...).

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Điện Biên như: điều kiện và môi trường công tác, cơ chế, chính sách...

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Điện Biên. Trong

đó nguyên nhân căn bản nhất, trực tiếp nhất là do trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ này còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở điện biên hiện nay (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)