Thực trạng tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp huyện của Điện Biên

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở điện biên hiện nay (Trang 32 - 46)

Những điều kiện trên đồng thời cũng là những thách thức đang đặt ra cho Điện Biên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong thời kỳ tỉnh đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để tạo nên những động lực cho sự phát triển đó, không thể không có vai trò tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Điện Biên nói chung và các bộ cấp huyện Điện Biên nói riêng.

2.1.2. Thực trạng tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp huyện của Điện Biên Biên

Hiện nay, Điện Biên có số cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện và tương đương là 404 đồng chí (bao gồm các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân; Trưởng, Phó phòng và tương đương). Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý này là những người đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... ở các địa phương của Điện Biên trong suốt những năm qua.

Cho đến nay, đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên nói riêng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: trưởng thành tại cơ sở, qua quân ngũ, điều động từ dưới xuôi lên... Hầu hết họ là những người được thử thách, tôi luyện, trưởng thành qua thực tiễn cách mạng, được giáo dục khá cơ bản. Cho nên họ có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần đoàn kết tốt, cầu thị... Hiện tại đội ngũ cán bộ này đã và đang là những người đóng vai trò hết sức

quan trọng trong việc vận dụng, triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương, của tỉnh vào điều kiện thực tế của huyện mình phụ trách. Họ là lực lượng nòng cốt trong việc chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên các huyện của tỉnh.

Nhìn chung, qua khảo sát thực tế thì hầu hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên đã trải qua nhiều năm công tác ở cấp cơ sở, là những người trực tiếp lăn lộn ở cơ sở, đã từng đưa ra nhiều quyết sách, xử lý nhiều vấn đề cụ thể, nhiều tình huống xảy ra ở cơ sở. Do đó, họ đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn sôi động đó.

Họ là những người có khả năng dự đoán, phát hiện những vấn đề mới và đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề khi có tình huống xảy ra. Trong những năm qua đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên đã có những đề xuất, phương án khắc phục những khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đời sống mới; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội; chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; gắn nông nghiệp - lâm nghiệp với nông dân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất gắn với sản xuất hàng hóa... Qua thực tiễn đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có thêm kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình tổ chức thực hiện. Nhờ đó, mà những mặt của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh trật tự... ở Điện Biên ngày càng có những chuyển biến tích cực. Đồng thời, đội ngũ cán bộ này còn có khả năng vận dụng được những bài học kinh nghiệm đã được rút ra trong tổ chức thực tiễn vào các quá trình hoạt động tiếp theo. Ngoài ra, họ còn là những người rất linh hoạt trong việc vận dụng, học tập những kinh nghiệm của các địa phương Tây Bắc khác vào tổ chức, thực hiện ở địa phương mình. Qua đó mà đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở Điện Biên đã có được những kinh nghiệm tổ chức thực tiễn nhất định. Do đó, các quy trình, các khâu của tổ chức thực tiễn trên địa bàn cấp huyện Điện Biên được đội ngũ cán bộ này thực hiện ngày càng hiệu quả hơn.

* Vấn đề ra quyết định.

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên, nhìn chung đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên đã có năng lực nhất định trong quá trình ra

quyết định. Họ có khả năng nắm bắt được các vấn đề cơ bản về đường lối, chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy; sát sao các vấn đề kinh tế - xã hội của huyện, nhất là vấn đề về kinh tế - xã hội trên địa bàn mình quản lý. Trên cơ sở đó, họ đã cụ thể hóa được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thành các chủ trương, giải pháp, chương trình hành động cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán của bà con địa phương thuộc huyện mình quản lý. Như vậy, đội ngũ cán bộ này đã có khả năng nắm bắt diễn biến, thu thập và xử lý thông tin, nắm bắt được các sự việc trên địa bàn và đưa ra được những quyết định phù hợp trong quá trình lãnh đạo, quản lý.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện trong việc ra các quyết định chỉ đạo, điều hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh chủ động đưa ra phương hướng hành động là xây dựng cơ sở chính trị, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên hướng mọi hoạt động về cơ sở. Trước hết là nâng cao vai trò chất lượng phụ trách cấp huyện của các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, các ban xây dựng Đảng, các ngành nội chính trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Thực hiện phân công các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh phối hợp với huyện tư vấn, giúp đỡ các xã khó khăn, trọng tâm là công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng, an ninh... Đây là một trong những hướng quan trọng trong cuộc vận động hướng về cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở.

Trong quá trình ra quyết định, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên đã tuân thủ tương đối tốt các nguyên tắc trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Họ đã biết đánh giá đúng thực trạng cũng như thế mạnh của địa phương mình trên cơ sở thu thập và xử lý các kênh thông tin, bám sát cơ sở, phân tích điều kiện thực tế để đề ra chương trình hành động cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đây chính là quá trình cụ thể hóa chủ trương, đường lối, nghị quyết của cấp trên vào đời sống ở huyện. Nó được thể hiện ở sự quyết đoán của người lãnh đạo, quản lý thông qua tổ chức thực tiễn ở cơ sở mình như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, sử dụng tốt các nguồn vốn đầu tư... Điều này đã tạo ra không khí phấn

khởi trong thi đua sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể được biểu hiện ở một số lĩnh vực sau:

- Về phát triển kinh tế - xã hội: Trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy, chính quyền cấp huyện, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên đã xây dựng các chương trình hành động cụ thể như: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, lập dự toán phân bổ ngân sách, hướng dẫn thực hiện các chính sách xã hội... Tuy nhiên, trong quá trình ra quyết định vẫn còn biểu hiện một số hạn chế nhất định về nắm bắt, xử lý và cung cấp thông tin cho nhân dân, chưa phân tích hết tình hình cụ thể của địa phương, phong tục của người dân (ví dụ: Dự án trồng mía giống ở huyện Điện Biên; công tác giải phóng mặt bằng và đền bù ở thành phố Điện Biên Phủ, dự án xây dựng nhà ở khu tái định cư Sin Pa Phìn ở huyện Mường Nhé... đã gây ảnh hưởng lớn về kinh tế và chính trị). Bên cạnh đó cũng có những quyết định thể hiện sự đúng đắn, tính quyết đoán khá trúng của người lãnh đạo như: chuyển đổi cây trồng vật nuôi, sử dụng tốt các nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ, Dự án 327, Chương trình 500 bản đặc biệt khó khăn... Đặc biệt là một số quyết định mang tính đột phá như phát triển cánh đồng 50 triệu/ha của huyện Điện Biên, dự án nuôi tôm càng xanh, nuôi bò thịt, khai hoang ruộng nước, phát triển kinh tế trang trại.

- Về lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội: Hầu hết các huyện đã có những quyết định đúng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; xây dựng nếp sống văn hóa mới; gia đình văn hóa; giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của bà con các dân tộc; phòng chống các tệ nạn xã hội. Biện pháp thực hiện các chính sách xã hội, chăm sóc người già, gia đình thương binh, liệt sĩ... Mặc dù vậy vẫn tồn tại một số vấn đề như: Công tác phòng chống tệ nạn xã hội chưa hiệu quả (tỷ lệ nghiện hút và buôn bán ma túy vẫn tăng như ở huyện Điện Biên, Tuần Giáo, thành phố Điện Biên Phủ...), công tác hướng nghiệp cho thanh niên chưa được quan tâm, thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ vẫn còn chậm...

- Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội: Cán bộ lãnh đạo, quản lý các huyện đã đưa ra được các quyết định đảm bảo thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân, bảo đảm nghĩa vụ quân sự, xây dựng lực dự bị động viên. Các huyện đã ra các kế hoạch tổ chức xây dựng và diễn tập; kế hoạch phòng thủ khu vực hàng năm, đã thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, ngăn ngừa và chống tội phạm và các hành vi phạm pháp tên địa bàn. Song vẫn còn tình trạng tuyên truyền đạo "Vàng Chứ" trái phép xảy ra ở các huyện: Mường Lay, Điện Biên, Mường Nhé, Tủa Chùa...; nạn di cư tự do; sử dụng, buôn bán và vận chuyển ma túy vẫn còn v.v...

- Trong lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở: Cán bộ chủ chốt cấp huyện Điện Biên đã quan tâm tới công tác xây dựng chính quyền cấp cơ sở trên địa bàn mình quản lý. Nhưng nhìn chung, họ chưa ra được các quyết định thể hiện sự quan tâm sâu sát đến hệ thống chính quyền cấp cơ sở (90% cán bộ cơ sở chưa đào tạo đào tạo, bồi dưỡng). Vấn đề xây dựng và phát triển đảng viên chưa được quan tâm đúng mức; các tổ chức cơ sở đảng còn yếu. Cán bộ cấp cơ sở vừa yếu lại vừa thiếu kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là kiến thức quản lý, kỹ thuật (chăn nuôi, trồng trọt...). Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện chưa xây dựng được chương trình công tác định kỳ ở cơ sở. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và quy hoạch cán bộ còn chậm.

Nhìn chung, có thể thấy cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên đã dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách và ra quyết định. Họ đã thể hiện sự năng động, sáng tạo nhất định trong việc thích nghi với cơ chế mới. Chính vì vậy mà chủ trương xây dựng cánh đồng 50triệu/ha của huyện Điện Biên đã được đông đảo nông dân hưởng ứng và đem lại kết quả tốt, mô hình nuôi tôm càng xanh, bò thịt đã nâng cao thu nhập cho người lao động... Đặc biệt là chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và mô hình phát triển kinh tế trang trại cho các hộ gia đình theo mô hình VACR (vườn, ao, chuồng, rừng). Đây là mô hình rất phù hợp và cho thu nhập cao, toàn tỉnh có 1.300 trang trại, quy mô dưới 5 ha, có nhiều hộ gia đình thu nhập bình quân đạt hơn 100 triệu/năm, điển hình như gia đình ông Lường Văn Mấng (xã Thanh Luông - huyện Điện Biên), gia đình ông Hồng (xã

Noong Bua - thành phố Điện Biên Phủ...). Mô hình kinh tế trang trại này rất thiết thực và phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng núi Tây Bắc, nó thể hiện sự phát triển hài hòa, cân đối và đa dạng trong cơ cấu kinh tế của Điện Biên.

Qua thực tế chỉ đạo, điều hành và quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Điện Biên, nhìn chung đội ngũ cán bộ này trong tổ chức thực tiễn vẫn còn mang tính chất kinh nghiệm, khả năng tổng hợp, bao quát còn hạn chế.

Qua số liệu thống kê chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện Điện Biên hiện có 404 đồng chí, trong đó trình độ văn hóa cấp I là 6,8%, văn hóa cấp II là 19,6%, văn hóa cấp III là 79,7%. Trình độ chuyên môn: Sơ cấp là 4,95%, trung cấp là 28,7%, cao đẳng là 7,92%, đại học là 38,8%, sau đại học là 0,49% (xem phụ lục 2). Với đặc điểm của đội ngũ cán bộ cấp huyện như vậy, ít nhiều còn có những hạn chế nhất định cả về số lượng và chất lượng. Do đó, phần nào đã ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực tiễn mà trước hết và trực tiếp ảnh hưởng đến việc ra quyết định.

Qua thực tế ở cơ sở thì hầu hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên đã làm tốt vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành của mình thông qua việc triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của cấp trên vào đời sống của nhân dân ở cơ sở. Nhất là việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, nghị quyết của cấp trên thành hành động cụ thể. Cho nên, trong những năm qua, quá trình tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ này ít mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, hầu hết các quyết định đưa ra đều phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn mình phụ trách.

Chính sự bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đã đem lại hiệu quả ngay trên từng địa bàn dân cư của huyện. Điều này được thể hiện ở sự biến đổi to lớn của mọi mặt đời sống xã hội như: Kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng... Đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên như ở huyện Điện Biên, huyện Tuần Giáo, thành phố Điện Biên Phủ...

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện chưa chủ động nắm bắt thông tin, chưa nắm chắc và sâu sát cơ sở vẫn còn làm theo cảm tính,

đôi khi còn thiếu khách quan trong việc phân tích, đánh giá... Vì vậy, mà một số quyết định đề ra không sát thực tế, đưa ra những vấn đề lớn khó có khả năng thực hiện, kế hoạch đề ra thường cao hơn thực tế cho nên đã có không ít các quyết định đưa ra không phù hợp với điều kiện thực hiện, ít được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân. Cá biệt vẫn còn một số trường hợp quyết định của cán bộ lãnh đạo, quản lý còn chung chung, vô tình tạo kẽ hở trong quản lý, đây chính là những nguyên nhân dẫn đến buông lỏng quản lý gây ra tình trạng tham ô, tham nhũng... Mặt khác, khi vận dụng các quyết định văn bản hướng dẫn của cấp trên lại không tính đến điều kiện hoàn cảnh thực tế ở

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở điện biên hiện nay (Trang 32 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)