Phân tích tình hình chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TMDV Hoàng Hà (Trang 39 - 44)

7. Kết luận (c ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.2.2Phân tích tình hình chi phí

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của

công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi

nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức

cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp

nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Theo số liệu của công ty thì chi phí gồm: + Giá vốn hàng bán

+ Chi phí tài chính + Chi phí bán hàng

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp + Khoản chi phí khác.

Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ THỰC TẾ CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM ĐVT: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2008/2007 CHÊNH LỆCH 2009/2008 KHOẢN MỤC CHI PHÍ 2007 2008 2009 Tuyệt

đối % Tuyệt đối %

Giá vốn hàng bán 1.938,13 1.809,85 1.360,20 -128,28 -6,62 -449,65 -24,84 Chi phí tài chính 0,86 0,67 0,52 -0,19 -22,09 -0,15 -22,39 Chi phí bán hàng 328,35 353,65 426,26 25,30 7,71 72,61 20,53 Chi phí quản lý doanh nghiệp 618,08 641,17 682,76 23,09 3,74 41,59 6,49 Chi phí khác 0,07 0,06 0,03 -0,01 -14,29 -0,03 -50,00 Tổng chi phí 2.885,49 2.805,40 2.469,77 -80,09 -2,78 -335,63 -11,96 (Nguồn: Phòng kế toán)

Hình 3: Biểu đồ biểu hiện tình hình chi phí qua ba năm

(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua biểu đồ ta thấy, tổng chi phí biến động không đều và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2008, tổng chi phí là 2.805,40 triệu đồng giảm so với năm

2007 số tiền 80,09 triệu đồng, tương đương 2,78% và tổng chi phí năm 2009 là 2.469,77 triệu đồng đã giảm mạnh so với năm 2008 số tiền 335,63 triệu đồng, tương ứng với 11,96%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các khoản mục chi phí, trong đó giá vốn hàng bán là chiếm tỷ trọng cao nhất.

4.2.2.1 Giá vốn hàng bán

Qua bảng trên ta thấy, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của công ty. Điều đó cho thấy, giá vốn hàng bán là một chi phí

quan trọng quyết định đến lợi nhuận của công ty. Năm 2008, giá vốn hàng bán của công ty là 1.809,85 triệu đồng giảm so với năm 2007 một khoảng 128,28 triệu đồng, tương đương giảm 6,62%. Đến năm 2009 giá vốn hàng bán lại tiếp

tục giảm còn 1.360,20 triệu đồng, so với năm 2008 giá vốn giảm 449,65 triệu đồng tức là giảm 24,84%. Nguyên nhân giá vốn giảm là tuỳ thuộc vào sản lượng

tiêu thụ giảm. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là nhu cầu mua các loại thiết bị máy văn phòng nhiều

hoặc ít, nguồn hàng hóa đầu vào mà công ty mua được, nó còn phụ thuộc vào sự

2.885,49 2.805,40 2.469,77 2.200 2.300 2.400 2.500 2.600 2.700 2.800 2.900 3.000 2007 2008 2009 NĂM Triệu đồng Tổng chi phí

biến động của thị trường. Do đó, công ty cần có biện pháp kiểm soát giá vốn

hàng bán chặt chẽ như công ty cần phải tính toán thật kỹ về lượng hàng tồn kho,

giá cả mua vào và chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi

phí này tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Giá vốn hàng bán của công ty phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ, hàng hóa mua vào… để từ đó công ty có chính sách thu mua gom hàng hợp lý như mua ở đâu? Mua từ đơn vị nào? Giá cả ra sao? Tất cả nhằm vào mục đích giảm giá vốn hàng bán, đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận cho công ty. Qua phân tích trên, công ty đã kiểm soát được phần nào chi phí mua vào của các loại hàng hóa và làm cho giá vốn hàng bán giảm xuống qua các năm.

4.2.2.2 Chi phí bán hàng

Qua bảng trên ta thấy, chi phí bán hàng năm 2007 là 328,35 triệu đồng.

Sang năm 2008 chỉ tiêu này tăng lên 353,65 triệu đồng đã tăng 25,30 triệu đồng,

tức là tăng 7,71% so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009 con số này tăng mạnh đạt 426,26 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 72,61 triệu đồng tương đương tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20,53% về con số tương đối. Nguyên nhân là do:

+ Trong nền kinh tế thị trường này với nhiều đối thủ cạnh tranh thì để tồn

tại và phát triển công ty phải có biện pháp thu hút khách hàng bằng cách đẩy

mạnh việc quảng cáo, khuyến mãi, tăng cường tiếp thị,… làm cho khoản chi phí bán hàng tăng lên đáng kể.

+ Giá cả các loại hàng hóa tăng do đó lương nhân viên cũng phải tăng lên

nhằm đảm bảo mức sống cho người lao động, nhằm kích thích nhân viên làm việc năng động và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, giá xăng cũng không ngừng tăng

kéo theo sự tăng lên của chi phí bán hàng.

Tuy công ty hoạt động với mục tiêu là thu hút khách hàng nhưng công ty

cần quan tâm hơn đến khoản chi phí này, vì nếu cứ tăng mãi chi phí thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy, công ty cần có biện pháp hữu hiệu hơn để vừa có thể tăng doanh thu mà vừa tiết kiệm được chi phí.

4.2.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty Hoàng Hà bao gồm toàn bộ các

chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra nhằm duy trì việc tổ chức, điều hành và quản lý

hoạt động chung của toàn bộ doanh nghiệp như các loại chi phí điện nước, chi phí điện thoại phục vụ công tác quản lý, lương nhân viên bộ máy quản lý....

Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty có sự thay đổi theo chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể, loại chí phí này vào năm 2008 đạt 641,17 triệu đồng tăng 23,09 triệu đồng, tương đương tăng 3,74% so với năm 2007. Và năm 2009

thì chi phí quản lý này đã tăng mạnh so với năm 2008 là 41,59 triệu đồng, tương ứng tăng 6,49%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng dần qua các năm và tăng

mạnh vào năm 2009 là do:

Chi phí quản lý của công ty gồm rất nhiều phần như là chi phí cho lương

nhân viên quản lý, bảo hiểm, chi phí tiền điện nước, chi phí điện thoại,... tất cả các chi phí này đều biến động khá mạnh theo chiều hướng tăng bởi lạm phát xảy ra vào năm 2008 và đến năm 2009 vẫn còn bị ảnh hưởng. Hơn nữa, nước ta ngày càng phát triển mạnh nên người dân đòi hỏi nhiều hơn về mặt vật chất và giá cả

của các mặt hàng tiêu dùng trong xã hội cũng tăng cao, vì vậy nếu công ty muốn

nhân viên của mình làm việc năng động hơn, có hiệu quả hơn thì chắc chắn một điều là lương nhân viên phải tăng lên nhằm kích thích đội ngũ nhân viên của

công ty làm việc hăng say hơn và tốt hơn nữa, tạo cho cán bộ công nhân viên sự

gắn kết lâu dài, bền vững, kích thích khả năng lao động sáng tạo, tự chịu trách

nhiệm của từng cá nhân, nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên. Do đó, phần

chi phí về lương nhân viên của công ty đã tăng lên rất nhiều so với trước đây.

4.2.2.4 Chi phí tài chính và chi phí khác

Chi phí tài chính và chi phí khác là khoản chi phí phát sinh rất thấp bởi

Hoàng Hà là một công ty có quy mô nhỏ nên khoản chi này cũng nhỏ do ít phát sinh các hoạt động khác, nhưng nó cũng có ảnh hưởng đến tổng chi phí.

Chi phí tài chính của công ty năm 2007 là 0,86 triệu đồng, năm 2008 giảm

xuống 0,67 triệu đồng. Sang năm 2009 tiếp tục giảm còn 0,52 triệu đồng. Chứng

tỏ công ty đã có biện pháp thích hợp tiết kiệm chi phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí khác chiếm một phần rất nhỏ trong tổng chi phí. Năm 2008 khoản

triệu đồng và giảm tiếp ở năm 2009 chỉ còn 0,03 triệu đồng. Qua sự biến động

này chứng tỏ Hoàng Hà ngày càng kiểm soát tốt khoản chi phí này, góp phần làm

tăng lợi nhuận.

Tóm lại, tổng chi phí của công ty có xu hướng giảm qua mỗi năm, tất cả là nhờ vào sự kiểm soát tốt các khoản chi phí thành phần đặc biệt là giá vốn hàng bán. Nhưng bên cạnh đó, công ty cần phải xem xét lại khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sao cho phù hợp để tránh ảnh hưởng nhiều đến lợi

nhuận.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TMDV Hoàng Hà (Trang 39 - 44)