Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TMDV Hoàng Hà (Trang 32 - 35)

7. Kết luận (c ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cơ cấu hình thành nguồn vốn của công ty, tức

trong một trăm đồng nguồn vốn thì khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu đồng.

Bảng 3: TỶ LỆ TỰ TÀI TRỢ VÀ TỶ LỆ NỢ CỦA CÔNG TY TRONG BA NĂM (2007 – 2009) CHÊNH LỆCH 2008/2007 CHÊNH LỆCH 2009/2008 CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

1. Nguồn vốn chủ sở

hữu Triệu đồng 91,76 519,84 552,71 428,08 466,52 32,87 6,32

2. Nợ phải trả Triệu đồng 2.824,06 2.434,35 1.691,9

4 -389,71 -13,80 -742,41 -30,50 3. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 2.915,82 2.954,19 2.244,6

5 38,37 1,32 -709,54 -24,02

4. Tỷ lệ tự tài trợ = (1)/

(3) % 3,15 17,60 24,62 x x x x 5. Tỷ lệ nợ = (2)/ (3) % 96,85 82,40 75,38 x x x x

Qua bảng trên cho thấy, trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty thì khoản nợ phải trả chiếm một phần khá lớn và luôn lớn hơn 75%. Điều này cho thấy phần lớn tài sản của công ty là được đầu tư từ khoản nợ này.

4.1.2.1 Tỷ lệ tự tài trợ

Tỷ lệ tự tài trợ cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ

lệ này qua ba năm có xu hướng tăng. Năm 2007, tỷ lệ này là 3,15%, tức trong

một đồng vốn hoạt động có 0,0315 đồng vốn chủ sở hữu. Đến năm 2008, tỷ số

này tăng mạnh và chiếm 17,60%, ứng với một đồng vốn hoạt động có 0,176 đồng

vốn chủ sở hữu, tăng 14,45%, tương đương tăng 0,1445 đồng so với năm 2007.

Tỷ số này tiếp tục tăng lên 24,62% vào năm 2009 đã tăng 7,03%, tức trong một đồng vốn kinh doanh tăng 0,0703 đồng so với năm 2008. Tỷ lệ tự tài trợ tăng dần qua ba năm là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể, đặc biệt năm 2008 chủ

doanh nghiệp đã đầu tư thêm 500 triệu đồng vào nguồn vốn hoạt động của công

ty. Mặt khác, theo số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho thấy, tổng nguồn vốn năm 2008tăng nhẹ so với năm 2007 là 38,37 triệu đồng, tương đương với 1,32%. Trong đó, nợ phải trả giảm 389,70 triệu đồng, với tốc độ giảm 13,80% và vốn

chủ sở hữu tăng lên mạnh 428,08 triệu đồng, ứng với tăng 466,50% so với năm

2007. Nhưng đến năm 2009, tổng nguồn vốn lại giảm so với năm 2008 là 709,54 triệu đồng, ứng với giảm 24,02%. Trong đó, nợ phải trả giảm mạnh 742,41 triệu đồng, ứng với giảm 30,50% và vốn chủ sở hữu tăng nhẹ 32,87 triệu đồng, tốc độ tăng 6,32%. Do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu mạnh hơn so với sự biến động

của tổng nguồn vốn nên đã làm cho tỷ lệ tự tài trợ qua ba năm tăng lên đáng kể. Nhìn chung, tỷ lệ tự tài trợ của công ty cũng đạt tương đối. Tuy nhiên tỷ lệ này đã có sự chuyển biến tốt và tăng dần qua ba năm, cho thấy mức độ tự chủ về

tài chính của doanh nghiệp càng cao và doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa. Mặc

dầu vậy nhưng hoạt động kinh doanh của công ty vẫn chưa đạt hiệu quả cao bởi

tổng nguồn vốn hoạt động của công ty đang giảm dần qua ba năm. Điều này đòi hỏi công ty nên xem xét lại và có biện pháp điều chỉnh.

4.1.2.2 Tỷ lệ nợ

Qua bảng phân tích trên ta thấy, tỷ lệ nợ chiếm một phần lớn trong cơ cấu

nguồn vốn và có xu hướng giảm qua ba năm. Tỷ lệ nợ cao là một biểu hiện xấu

lại sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng thuận lợi hay khó khăn tùy thuộc vào khả năng sinh lời của đồng vốn sử dụng. Nếu công ty sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả thì nó sẽ sinh lời rất cao, ngược lại nếu bị rủi ro thì rất nguy hiểm.

Với tỷ lệ nợ cao như vậy thì công ty cũng có thể gặp khó khăn trong việc huy động vốn khi có nhu cầu, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng

thanh toán. Tỷ lệ nợ năm 2007 là 96,85%, tức trong một đồng vốn hoạt động có 0,9685 đồng nợ phải trả. Điều này cho thấy, nguồn vốn hoạt động của công ty

phần lớn là từ vốn vay của người khác và khoản nợ từ người cung ứng. Thể hiện

mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp rất thấp, và hoàn toàn bị ràng buộc

bởi các chủ nợ, hầu hết mọi tài sản của đơn vị được đầu tư bằng khoản nợ phải

trả. Đến năm 2008, tỷ lệ này giảm xuống 82,40% và tiếp tục giảm đến 75,38% vào năm 2009. Do khoản nợ từ bên ngoài giảm qua ba năm với tốc độ nhanh hơn

so với sự biến động của tổng nguồn vốn nên tỷ lệ này giảm khá nhanh. Chứng tỏ

doanh nghiệp ngày càng hoạt động khả quan hơn và dần dần trả được các khoản

nợ, dần dần chủ động hơn nguồn tài chính của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TMDV Hoàng Hà (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)