Đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 40 - 42)

II- Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm.

1. Đối với doanh nghiệp.

1.1 Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Hiện nay, việc các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn ISO hay TQM là khó khăn do những yêu cầu của hệ thống tiêu chuẩn này mang tính chung chung và rất khó hiểu vì nó được viết để mọi tổ chức có thể áp dụng. Do đó, các Công ty và doanh nghiệp cần dựa vào điều kiện thực tế của mình để chuyển các yêu cầu đó thành các văn bản, tài liệu quy định và hướng dẫn dễ hiểu, phù hợp áp dụng trong doanh nghiệp mình. Để mọi thành

viên trong doanh nghiệp, từ người điều hành, quản lý quá trình thực hiện đến người lao động trực tiếp có trình độ thấp có thể hiểu được và thực hiện.

Trước hết, phải xuất phát từ lãnh đạo Công ty cần thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong quản lý chất lượng sản phẩm như cam kết và cần quan tâm nhiều tới công tác đào tạo bồi dưỡng về cán bộ quản lý( trong đó có cán bộ quản lý chất lượng sản phẩm ). Tiếp đó là nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong doanh nghiệp để từ người quản lý đến người thực hiện việc sản xuất đều có ý thức về việc tạo ra một sản phẩm có chất lượng đảm bảo. Để thực hiện tốt quản lý chất lượng sản phẩm nói chung trong toàn doanh nghiệp thì ban lãnh đạo có thể thực hiện giải pháp sau trong việc khuyến khích tinh thần của người lao động. Đó là:

- Luôn luôn học hỏi các lý thuyết mới, tất cả kể từ lãnh đạo cao nhất tới mỗi cá nhân của doanh nghiệp. Tổ chức các lớp bồi dưỡng để truyền thụ các phương pháp hiện đại không chỉ về sản xuất mà cả về cách thức quản lý.

- Cần xoá bỏ sự ỷ lại đối với việc kiểm tra số lượng lớn, hạn chế đến mức thấp nhất số lượng phế phẩm trong sản xuất. Tránh việc dựa vào kinh nghiệm để phát hiện ra sản phẩm kém chất lượng.

- Cần động viên người lao động trong sản xuất để tạo ra sản phẩm tốt nhất. Tạo ra không khí hăng say làm việc, sáng tạo và dám đưa ra nhiều phương án mới về sản xuất sản phẩm để tìm ra một quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng phù hợp nhất và tiết kiệm nhất.

Việc làm này cần phải làm thường xuyên liên tục, làm thực sự. Tránh hiện tượng chỉ nói mà không làm hay chỉ làm tốt lúc đầu, chỉ thực hiện về hình thức. Nếu thực hiện tốt có thể sẽ phát huy động lực của mọi thành viên trong doanh nghiệp đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.2. Nâng cao công tác quản lý chất lượng.

Để quản lý chất lượng sản phẩm được tốt, các doanh nghiệp có thể tiến hành thực hiện quản lý chất lượng theo phương pháp quản lý theo quy trình.

Mô hình quản lý theo quá trình như sau9:

Mô hình: Chu trình quản lý theo quá trình hoạt động.

-Lập kế hoạch: dựa vào kế hoạch của toàn doanh nghiệp, Giám đốc các Xí

nghiệp sẽ lập kế hoạch và thể chế kế hoạch cụ thể cho xí nghiệp mình phụ trách ( kế hoạch tác nghiệp).

Để lập kế hoạch sản xuất có hiệu quả cần cân nhắc xem xét ba nhân tố10: 1. Lượng nhu cầu của khách hàng ( lượng hàng của khách hàng đặt cho xí nghiệp mình có thể thực hiện mà Giám đốc Công ty đã phê chuẩn chấp thuận): D

2. Năng suất ( máy móc, con người trong xí nghiệp): P 3. Lượng tồn kho cuối kỳ của xí nghiệp mình: I

Lượng tồn kho cuối kỳ có thể xác định theo công thức sau: I = i + ∑ P - ∑ D (i tồn kho đầu kỳ)

Ngoài kế hoạch sản xuất còn lập cả kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu để việc cung cấp nguyên vật liệu được kịp thời, đầy đủ cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w