- Phòng dịch vụ/ bảo trì: các vấn đề về bảo quản, vận chuyển, điều kiện môi trường.
- Thoả thuận với nhà cung ứng về phương pháp kiểm tra xác minh chất lượng nguyên vật liệu mà họ cung cấp, phương án giao nhận hàng. Phương án giải quyết trả lại nguyên vật liệu, vi phạm hợp đồng mua bán giữa hai bên.
- Thực hiện chiến lược marketing đối với nhà cung ứng nếu cần, tạo cho mình một số nhà cung cấp truyền thống để đảm bảo nguồn cung cấp cần thiết cho sản xuất.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xác định chính xác số lượng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp mình cần để sản xuất trong kỳ. Có thể sử dụng mô hình sau5:
Q = 2RS/I. Trong đó: Q : số lượng nguyên vật liệu cần mua.
R : tổng số yêu cầu hàng năm S : chi phí sản xuất
I : chi phí lưu kho • Quản lý chất lượng trong khâu sản xuất .
Quá trình sản xuất là khâu biến chất lượng sản phẩm trên thiết kế thành chất lượng sản phẩm thực tế. Một thiết kế dù hoàn hảo đến đâu nếu sản xuất làm không đúng thì chất lượng sản phẩm cũng không đạt yêu cầu đặt ra. Mục đích của quản lý chất lượng sản phẩm ở khâu này là khai thác và huy động có hiệu quả các quá trình công nghệ thiết bị và con người đã lựa chọn để sản xuất sản phẩm phù hợp với thiết kế. Các công việc cần tiến hành trong quản lý chất lượng sản phẩm ở khâu này là:
- cung cấp kịp thời đầy đủ nguyên vật liệu đúng, đủ về chất lượng, số lượng và đúng nơi cần.
- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất .
- Thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn quy trình, thủ tục mô tả việc thực hiện từng công việc.
5 Dựa vào tài liệu của Khoa: khoa học quản lý, giáo trình Khoa học quản lý tập II, TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, trang 295-332. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, trang 295-332.
- Thực hiện kiểm tra chất lượng các chi tiết, bộ phận, bán thành phẩm của từng công đoạn. Phát hiện sai sót ở mỗi giai đoạn, tìm ra nguyên nhân, khắc phục và loại bỏ các sai sót.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh các công cụ kiểm tra đo lường chất lượng sản phẩm.
- Kiểm tra, bảo dưỡng dây chuyền công nghệ sản xuất, kiểm tra tình hình kỹ thuật công nghệ và trình độ tay nghề của người lao động. - Kiểm tra 100% chất lượng sản phẩm đã hoàn chỉnh.
Ngoài ra quản lý chất lượng trong khâu này cũng cần quan tâm tới một số chỉ tiêu sau:
- Thông số kỹ thuật của chi tiết, bộ phận bán thành phẩm. - Các chỉ tiêu về công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
- Các chỉ tiêu và tổn thất do sai lầm, vi phạm kỷ luật lao động, quy trình công nghệ.
- Các chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng sản phẩm, phẩm cấp bình quân. • Quản lý chất lượng sản phẩm trong và sau bán hàng.
Trong và sau bán hàng là một khâu quan trọng tạo cầu nối giữa sản phẩm của doanh nghiệp với người tiêu dùng, khách hàng sẽ ấn tượng đầu tiên với doanh nghiệp là do khâu này tạo ra. Nếu quản lý chất lượng thực hiện khâu này tốt thì sản phẩm sẽ có sức hút với khách hàng hơn.
Thực tế hiện nay các doanh nghiệp ngoài cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm, chi phí thấp mà còn cạnh tranh với nhau thông qua dịch vụ bán hàng. Các sản phẩm cùng loại, có cùng chất lượng hoặc hơn kém nhau không đáng kể thì sản phẩm nào có dịch vụ sau bán hàng hấp dẫn và làm tốt thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng mua hơn.
Nhiệm vụ chính của quản lý chất lượng sản phẩm ở khâu này là: - Tạo danh mục sản phẩm hợp lý.
- Tổ chức mạng lưới đại lý phân phối, dịch vụ thuận lợi nhanh chóng - Hướng dẫn đầy đủ các thuộc tính, điều kiện quy trình sử dụng sản
- Nghiên cứu đề xuất những phương án bao gói, vận chuyển bốc dỡ sản phẩm. Mục đích là làm giảm chi phí phát sinh cho doanh nghiệp.
- Tổ chức bảo quản sản phẩm, khuyến mãi sản phẩm, thực hiện chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại…
- Thực hiện dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng có hiệu quả.
6. Giới thiệu sơ lược về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:20006
6.1 Kết cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000
- Các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng .
+ ISO 9001 – 1994: Hệ thống chất lượng – Mô hình để đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.
+ ISO 9002 – 1994: Hệ thống chất lượng – Mô hình để đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.
+ ISO 9003 – 1994: Hệ thống chất lượng – Mô hình để đảm bảo chất lượng trong kiểm tra và thiết kế cuối cùng.
- Các hướng dẫn chung về chất lượng .
+ ISO 9000-1: 1994: Quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn và các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng - Phần 1: Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng.
+ ISO 9000-2: 1997: Quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng - Phần 2: Hướng dẫn chung việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003.
+ ISO 9000-3: 1997: Quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng - Phần 3: Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 trong việc phát triển, cung cấp và duy trì phần mềm.
+ ISO 9000-4: 1997: Quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng - Phần 4: Hướng dẫn quản lý chương trình về độ tin cậy.
- Hướng dẫn chung về quản lý chất lượng .
6 Dựa vào tài liệu: