Công tác quản lý chất lượng sản phẩm 1 Xây dựng chính sách chất lượng

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 27 - 29)

5.1 Xây dựng chính sách chất lượng

Nhà lãnh đạo cao cấp sẽ phải thiết lập chính sách chất lượng của doanh nghiệp mình, vì chính sách chất lượng cần thiết cho các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. Chính sách chất lượng là bằng chứng về đường lối định hướng phát triển của doanh nghiệp và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn doanh nghiệp. Chính sách chất lượng cũng thể hiện sự cam kết của lãnh đạo trong việc cải tiến hệ thống quản lý chất lượng để sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng. Vì

vậy, xây dựng chính sách chất lượng cần căn cứ vào định hướng phát triển doanh nghiệp. Chính sách chất lượng còn là cơ sở cho mục tiêu chất lượng.

5.2 Xây dựng mục tiêu chất lượng

Dựa vào chính sách chất lượng của doanh nghiệp mình để xác định mục tiêu chất lượng . Mục tiêu chất lượng bao gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu dài hạn là các mục tiêu định hướng cho hành động của mọi thành viên trong doanh nghiệp, nó mang tính bao quát. Mục tiêu ngắn hạn thường được lập và xem xét hàng năm dựa vào các kết quả hoạt động kiểm soát: quá trình, thiết bị, việc quản lý các nguồn lực, nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu ngắn hạn thường là các mục tiêu rõ ràng có thể đo lường được.

5.3 Quản lý chất lượng trong đào tạo.

Quản lý chất lượng trong khâu này bao gồm việc nâng cao nhận thức của người lao động trong toàn doanh nghiệp về việc thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng nào đó. Mục đích là để mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng tham gia vào công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Thực tế cho thấy chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm chỉ thực sự có hiệu quả cao khi có sự tham gia của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Sự tham gia này cũng tạo ra một bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ nhau trong doanh nghiệp, nó tạo ra động lực lao động, sáng tạo của mọi người.

Quản lý chất lượng trong đào tạo còn là công tác nâng cao trình độ tay nghề cho mọi thành viên trong doanh nghiệp. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn, ngắn hạn cụ thể cho từng thời kỳ, từng lĩnh vực. Doanh nghiệp phải xác định nhu cầu về nguồn nhân lực trong tương lai của mình, năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động hiện có của doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng cần có chiến lược tuyển dụng lao động hợp lý phục vụ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình. Chiến lược tuyển dụng lao động hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được những lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi.

5.4 Quá trình quản lý chất lượng sản phẩm

Quá trình quản lý chất lượng được thực hiện cụ thể trong từng khâu của quá trình sản xuất: từ thiết kế sản phẩm đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường.

• Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế:

Thiết kế sản phẩm là quá trình sáng tạo ra sản phẩm dựa trên những kiến thức chuyên môn và phân tích nhu cầu của thị trường nói chung và nhu cầu của người tiêu dùng, của doanh nghiệp nói riêng. Nó bao gồm các nội dung sau4: - Phân tích, chuyển nhu cầu thị trường thành quy định chất lượng sản phẩm . - Tạo ra hình thái sơ bộ gồm các tổ hợp và bộ phận chính của sản phẩm. - Xem xét thiết kế lần đầu và sản xuất thử sản phẩm mẫu.

- Đánh giá sản phẩm mẫu.

- Xem xét thiết kế lần hai. Thay đổi thiết kế ( nếu cần), sản xuất thử nghiệm. - Hoàn chỉnh tài liệu thiết kế và xây dựng các quy định cho sản phẩm bao gồm cả phương pháp thử và chuẩn mực phù hợp. Sau đó sản xuất thử.

- Thử nghiệm và xem xét thiết kế lần cuối. - Điều chỉnh thiết kế cho sản xuất hàng loạt.

Các bộ phận chức năng phối hợp trong quản lý chất lượng sản phẩm ở khâu thiết kế:

- Phòng nghiên cứu thị trường: cung cấp thông tin về nhu cầu của khách hàng (thị trường) thông qua nghiên cứu thị trường và thông tin phản hồi của khách hàng đang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

- Phòng cung ứng: cung ứng nguyên vật liệu cần thiết (số lượng, chất lượng, chủng loại) để sản xuất thử.

- Phòng công nghệ: đưa ra tính chất của vật liệu, báo cáo thử nghiệm, độ tin cậy của các bộ phận chi tiết.

- Phòng sản xuất: khả năng sản xuất (máy móc hiện có, dung sai nên quy định, chi tiết, bộ phận nào có thể chế tạo thử được, dung sai hợp lý)

- Quản lý chất lượng: Các vấn đề chất lượng hiện có, thông số nào có thể kiểm tra tại các giai đoạn thích hợp của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w