Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu - chi nhánh hà nội (Trang 33 - 34)

Giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh Hà Nộ

3.2.5.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

• Hoàn thiện quy trình thẩm mỹ

Thẩm định dự án đầu tư là một quá trình kết hợp nhiều khâu từ thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích năng lực, tư cách, khả năng tài chính của doanh nghiệp, các nguồn thu, trả nợ của dự án,…để từ đó đi đến quyết định cho vay hay không. Xây dựng một qui trình thẩm định hợp lý, khoa học kết hợp với việc giải quyết đồng bộ, thực hiện nghiêm túc tất cả các khâu trong qui trình đó sẽ đem lại một phán quyết tín dụng đứng đắn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh cao cho ngân hàng.

Do vậy, để đạt được hiệu quả cao khi cho vay cần làm tốt công tác thẩm định khách hàng và phương án vay vốn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro cho ngân hàng. Qui trình thẩm định cần tập trung làm rõ các vấn đề chủ yếu sau:

− Khách hàng phải có đầy đủ các điều kiện vay vốn theo qui định cụ thể đối với từng loại cho vay để đảm bảo thu hồi gốc và lãi đúng hạn.

− Phương án vay vốn phải có hiệu quả, có tính khả thi.

− Hồ sơ thủ tục vay vốn phải đầy đủ hợp pháp theo chế độ quy định, nếu xảy ra tố tụng tranh chấp thì đảm bảo an toàn về pháp lý cho ngân hàng

• Tăng cường công tác thẩm định trước khi cho vay và kiểm tra giám sát trong những khâu quan trọng nhất đối với nghiệp vụ cho vay.

Việc thẩm định khách hàng là một trong những khâu quan trọng nhất đối với nghiệp vụ cho vay. Dựa trên những thông tin thu nhập được (có thể do doanh nghiệp cung cấp hoặc do cán bộ tín dụng tìm hiểu) thì cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định doanh nghiệp nhằm đưa ra những giải quyết chính xác, phòng tránh rủi ro xảy ra đối với ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên chú trọng công việc này kể từ khi doanh nghiệp nộp sồ sơ xin vay vốn đến lúc quyết định cho vay và kết thúc khi doanh nghiệp hoàn trả món vay đầy đủ cả gốc lẫn lãi.

− Trước khi cho vay: Cán bộ tín dụng cần tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, tính khả thi của dự án vay vốn… trong đó, thẩm định uy tín của doanh nghiệp phải được xem là yếu tố quan trọng. Theo lý thuyết, việc đánh giá các yếu tố cá nhân là mang tính chủ quan nhưng lại có vai trò quyết định đến hiệu quả cho vay. Nếu đánh giá sai sẽ làm giảm những doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với ngân hàng hoặc sẽ làm cho ngân hàng không có khả năng thu hồi nợ. Trong trường hợp là doanh nghiệp thường xuyên có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì công việc này dễ dàng hơn còn nếu là doanh nghiệp mới thì cán bộ tín dụng cần phải hướng dẫn cụ thể về thủ tục, phương thức cho vay, đặc biệt là khả năng trả nợ của doanh nghiệp đó.

− Trong và sau khi cho vay: Cán bộ tín dụng cần tăng cường kiểm tra, theo dõi lịch tình hình sử dụng vốn vay, xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không. Ngân hàng phải biết rõ về doanh nghiệp để có thể đưa ra những con số cho vay hợp lý và nghiên cứu kỹ tình hình tài chính của doanh nghiệp xin vay.

Ngoài ra, trước và sau khi cấp tín dụng thì ngân hàng cần phải đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu - chi nhánh hà nội (Trang 33 - 34)