Các nghiệp vụ của thị trờng chứng khoán

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán, giải pháp và định hướng nhằm phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

3. Thị trờng chứng khoán

3.7.1. Các nghiệp vụ của thị trờng chứng khoán

3.7.1.1. Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán chính là việc mua đi bán lại các loại giấy tờ có giá để kiếm lời hoặc để chuyển vốn đầu t từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác hoặc hạn chế những thiệt hại cho từng công ty, từng cá nhân. Đối với các cá nhân, các công ty nhỏ không có đại diện của mình tại sở giao dịch chứng khoán, việc mua bán chứng khoán của họ đều phải thông qua các hãng môi giới và các ngân hàng. Khách hàng có thể sử dụng 3 loại lệnh đặt mua, đặt bán và yêu cầu các nhà môi giới, ngân hàng thực hiện sau:

- Lệnh giới hạn: Theo lệnh này khách hàng đã ấn định sẵn giá cả của các giấy tờ tại một điểm hoặc trong một giới hạn khoảng nào đó. Khi bán hay mua khách hàng sử dụng lệnh giới hạn có nghĩa là họ có những thông tin khá rõ rệt các khoản chứng khoán mà họ quan tâm. Do đó họ không muốn bán với giá rẻ hơn và mua với giá đắt hơn.

- Lệnh thị trờng: Đợc sử dụng khi khách hàng không có những thông tin đầy đủ rõ rệt về giá cả các loại chứng khoán mà họ định mua hay định bán, do đó họ ra lệnh mua hay bán các chứng khoán theo giá thị trờng. Để tránh những thiệt thòi khách hàng thờng gắn hiệu lực của lệnh này trong một khoảng thời gian nhất định.

- Lệnh dừng: Là lệnh đợc sử dụng khi ngời kinh doanh chứng khoán muốn bảo vệ nó lợi nhuận đã thu đợc về mặt danh nghĩa hoặc hạn chế thua lỗ trong trờng hợp phán đoán của ngời kinh doanh không phù hợp với thị trờng.

Lệnh dừng có hai loại:

- Lệnh dừng bán: Đợc sử dụng để bảo vệ số lợi nhuận của ngời kinh doanh khi họ phán đoán giá một loại chứng khoán nào đó có xu hớng tăng lên nhng thực tế thì lại hạ xuống tới một mức nào đó.

- Lệnh dừng mua: Đợc sử dụng để hạn chế thua lỗ trong trờng hợp ngời kinh doanh thực hiện việc bán trớc mua sau. Họ phán đoán giá một loại chứng khoán nào đó sẽ hạ xuống trong tơng lai nhng thực tế thì giá của nó thì lại tăng lên. Do đó họ thực hiện lệnh này để mua vào các chứng khoán mà họ đã bán đi khi giá của nó tăng lên đến một mức nào đó.

3.7.1.2. Nghiệp vụ phát hành chứng khoán.

Nghiệp vụ phát hành chứng khoán thực chất là việc tập trung các vốn cung cấp cho khoản đầu t công cộng hoặc cho các khoản đầu t tại công ty. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong thời kỳ tiền công nghiệp, nó đã tạo ra những nguồn vốn lớn cho phép các nhà nớc t bản và các công ty mở rộng và phát triển nền sản xuất. Phát hành chứng khoán có thể đợc tiến hành theo hai phơng pháp chính là:

- Tự phát hành: Khi phát hành, tổ chức phát hành phải đảm nhiệm toàn bộ quá trình phát hành từ việc lựa chọn địa điểm, thời gian và mọi thủ tục theo quy định của phát luật.

- Phát hành ngoại lai: Khi phát hành tổ chức phát hành phải đề nghị các tổ chức ngân hàng và tín dụng trợ giúp để thúc đẩy phát triển nhanh tốc độ phát hành và khả năng tập trung vốn của ngời phát hành.

3.7.1.3. Nghiệp vụ bảo quản và quản lý chứng khoán

Nghiệp vụ bảo quản ra đời cùng với sự xuất hiện của nghề ngân hàng, đầu tiên là bảo quản tiền, kim loại, đá quý. Bắt đầu từ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, việc bảo quản chứng khoán đã trở thành nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng. Hai phơng pháp bảo quản chủ yếu là:

- Bảo quản đóng: Ngân hàng nhận bảo quản các hộp, các gói đợc niêm phong kỹ lỡng, ngân hàng không đợc biết nội dung bên trong và không đợc sử dụng vật bảo quản để kinh doanh.

- Bảo quản mở: Đợc áp dụng phổ biến đối với các loại chứng khoán. Ngân hàng biết rõ nội dung tính chất của các loại chứng khoán của khách hàng gửi. Ngân hàng đợc sử dụng các loại chứng khoán đó để kinh doanh và phải có nghĩa vụ hoàn lại các chứng khoán cùng loại chứ không nhất thiết phải hoàn lại đúng các chứng khoán mà trớc đó khách hàng đã gửi vào.

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán, giải pháp và định hướng nhằm phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w