Mô tả và khuyến cáo quy trình tái chế, tái sử dụng rác thải sinh

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố thái nguyên (Trang 83 - 89)

đang áp dụng tại Thái Nguyên

Sáng 15/4/2011, tại xã Tân Quang, Thị xã Sông Công - Thái Nguyên đã khánh thành nhà máy xử lý rác thải Sông Công. Công trình do Cty TNHH Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lực - Máy phối hợp với Bộ Xây dựng đã hoàn thiện công nghệ xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành nhiên liệu và gạch không nung - không chôn lấp (MBT - CD.08). Nhà máy xử lý rác thải Sông Công được triển khai trên khu đất tại xã Tân Quang với diện tích 2ha, với dây chuyền thiết bị công suất 50 tấn/ngày. Với ưu điểm xử lý chất thải công nghệ xanh thân thiện với môi trường, không chôn lấp, không gây ô nhiễm thứ cấp, tận thu túi nylon và kim loại để tái chế.

Hình 4.7: Khánh thành nhà máy xử lý rác thải Sông Công - Thái nguyên

Rác thải sau khi được vận chuyển vào nhà máy sẽ được phân loại: Chất thải rắn và rác hữu cơ được đưa qua tháp xử lý sinh học và tái chế thành viên nhiên liệu đốt; các vật chất vô cơ không cháy được tái chế thành gạch không nung; các vật chất cá biệt độc hại được tách ra xử lý riêng biệt. Tổng mức đầu tư xây dựng nhà máy là 35,2 tỷ đồng, trong đó vốn tài trợ của Chính phủ Đan Mạch 18,45 tỷ đồng, vốn góp của Cty TNHH Thủy lực - Máy 05,4 tỷ đồng, vốn đối ứng của địa phương 11,35 tỷ đồng. Đối với công nghệ viên đốt, theo Dự án đầu tư Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Sông Công sau khi trừ chi phí đã có lãi là 158.306 đồng/tấn. Công nghệ MBT - CD.08 sẽ được nhân rộng ra cả nước, giảm nỗi bức xúc về rác thải, cải thiện môi trường biến rác thải trở thành nguồn tài nguyên có giá trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Đặc điểm của công nghệ MBT-CD08

- Thiết bị tách lọc hoàn hảo: Phân loại riêng biệt các dòng vật chất bằng thiết bị tự động hóa - kiểm soát và định lượng rác theo ý muốn tại trung tâm điều khiển - hệ thống thiết bị dạng modun kín không phát tán và mùi, dễ dàng nâng công suất xử lý và rất ít công nhân tiếp xúc trực tiếp với rác thải.

- Phân khu chức năng rõ ràng: Khu xử lý - Khu tái chế - Khu ứng dụng & thương mại nhằm kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm hiệu quả.

Sản phẩm tận thu triệt để 100% rác đầu vào.

Hình 4.8: Mô hình mô tả công nghệ MBT-CD.08

1- Thiết bị, dây chuyền thiết bị để thực hiện công nghệ MBT-CD.08 Trong công nghệ MBT-CD.08 các thiết bị được kết nối thành dây chuyền đồng bộ liên hoàn và được chia thành 3 khu với chức năng rõ ràng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Khu xử lý:

- Tập kết rác trong nhà kín (có hệ thống thu và xử lý nước, mùi triệt để) - Thiết bị cuốn ép nạp liệu (cơ giới tự động) - Máy xé bao và định lượng công suất dây chuyền (tự động) - Tổ hợp sàng đĩa (tách loại sơ cấp tự động) - Máy xé bọc - Tổ hợp kiểm soát (thủ công & tuyển từ hai cấp tự động) - Sàng lồng phân loại (thứ cấp) - Tổ hợp máy cắt xé đa tầng (Tách kim loại & tách tuyển nilon) - Tháp ủ sinh học 2 vách và các băng tải (các thiết bị đều được thiết kế và chế tạo ở dạng modun kín) - Hệ thống camera truyền tín hiệu, nhận và sử lý thông tin từ trung tâm điều khiển để theo dõi và điều tiết mọi quá trình hoạt động của dây chuyền phân loại để không bị tắc nghẽn dây chuyền và không phát sinh ô nhiễm thứ cấp tại khu xử lý.

+ Khu tái chế:

Được kết nối thiết bị liên hoàn để tiếp nhận nguyên liệu từ chất thải đã qua xử lý (hữu cơ đã phân hủy và đồng đều kích các chất thải trơ) bao gồm:

- Máy phát trộn (phụ gia, chất khử khô, chất hấp cháy...) - Tổ hợp máy nghiền - Máy đóng rắn áp lực (định hình viên đốt) - Hầm sấy viên đốt (nếu cần) và sản phẩm cuối cùng là viên nhiên liệu đốt các loại.

Các thiết bị tái chế vô cơ (đất cát đá, bụi tro gạch, thủy tinh sành sứ, vật chất không cháy)

- Máy nghiền - Máy phối trộn - Máy đóng rắn áp lực thành sản phẩm gạch không nung (theo công nghệ truyền thông mà các địa phương đã quen

dùng) cũng được kết nối thành dây chuyền riêng ở khu tái chế này.

+ Khu ứng dụng:

Sản phẩm viên đốt tái tạo từ chất thải rắn sau khi sấy khô (hoặc phơi

khô tự nhiên) được chuyển sang khu ứng dụng để đốt nồi hơi (tận dụng nhiệt)

chạy máy phát điện. Sản phẩm viên nhiên liệu và gạch không nung cũng được bán tại khu ứng dụng này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sản phẩm viên đốt công nghiệp đã được trung tâm đo lường QUANTES 1 kiểm định khói khí thải khi đốt trong lò hơi đạt tiêu chuẩn TCVN 5939:2005. Nhiệt trị đạt 2000 - 3000 Kcal/kg.

- Sản phẩm gạch không nung đã được trung tâm đo lường QUANTES 1 kiểm điểm thôi nhiễm đạt tiêu chuẩn TCCP 867/1998/QĐ-BYT.

2- Các sản phẩm tái tạo hữu ích từ công nghệ MBT - CD.08 - Nilon (được đóng kiện và bán thương mại)

- Kim loại và các phế thải khác (được đóng kiện và bán thương mại)

- Gạch xỉ - Bán thương mại (hoặc dùng để xây dựng tường rào nhà máy)

- Viên nhiên liệu - Bán thương mại (hoặc dùng để đốt tận dụng nhiệt dân dụng hay phát điện)

Hình 4.9: Sơ đồ các thiết bị kết nối để thực hiện công nghệ MBT.CD-08

Kết luận:

Sử dụng Công nghệ MBT - CD.08 (xử lý chất thải rắn thành nhiên liệu) đáp ứng được các lợi ích sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Lợi ích về kinh tế: thu hồi các phế liệu bán tái chế như nilon, kim loại, tái tạo các dạng nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu đốt công nghiệp (từ hỗn hợp chất

thải được tách lọc và phối chế hợp lý). Dây chuyền thiết bị ngắn gọn được chế tạo

trong nước vì vậy dễ vận hành, bảo trì thuận tiện, dễ dàng nâng công suất (theo

module) và có chi phí thấp hơn nhiều so với công nghệ nhâp ngoại. Sản phẩm có

thị trường rộng tạo thu nhập cho nhà máy xử lý rác.

+ Lợi ích về môi trường, xã hội: Xử lý triệt để 100% rác thải - không chôn lấp không phát sinh ô nhiễm thứ cấp (nước rỉ rác, mùi và bụi). Với công nghệ này không phải tốn diện tích đất để chôn lấp tạo ra sự phát triển bền vững. Tạo ra công ăn việc làm cho lao động trực tiếp tại địa phương.

+ Đây là một hướng công nghệ mới trong xử lý chất thải rắn, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố thái nguyên (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)