Địa hình địa chất

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố thái nguyên (Trang 46 - 48)

Địa hình: TP.Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng gồm bốn nhóm

hình thái địa hình khác nhau như sau: - Địa hình đồng bằng:

+ Kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn với độ cao địa hình 10 - 15m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20 - 30m và phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công.

+ Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao lớn hơn. - Địa hình gò đồi được chia thành ba kiểu:

+ Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp với độ cao tuyệt đối 50 - 70m.

+ Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 100 - 125m.

+ Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy, độ cao phổ biến từ 100 - 150m.

- Địa hình núi thấp có diện tích chiếm tỉ lệ lớn, hầu như chiếm chọn vùng Đông Bắc của tỉnh. Địa hình núi thấp được cấu tạo bởi năm loại đá chính: đá vôi, đá trầm tích biến, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào và đá xâm nhập axit.

- Địa hình nhân tác ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân tạo, các hồ lớn như hồ Núi Cốc, hồ Cây Si.

- Địa chất: TP.Thái Nguyên bao gồm các loại đất chính sau:

+ Đất phù sa: diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên (DTTN), trong đó có các loại đất: đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính ít chua có diện tích 3.125.35 ha chiếm 17,65%; đất phù sa không được bồi hàng năm chua, glay yếu có diện tích 100,19 ha chiếm 0,56%; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính, ít chua có diện tích 397,84 ha chiếm 2,25%. Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu.

+ Đất bạc màu: diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng DTTN trong đó gồm các loại đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình có diện tích 1.088,68 ha chiếm 6,15%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm Feralit diện tích 59,2 ha chiếm 0,33% thích hợp với trồng lúa - màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất xám Feralit: diện tích 7,614,96 ha chiếm 43% tổng DTTN trong đó gồm các loại đất xám Feralit trên đá cát có diện tích 3.653,3 ha chiếm 20,63%; đất xám Feralit trên đá sét có diện tích 3.178,76 ha chiếm 17,95%; đất xám Feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ có diện tích 782,9 ha chiếm 4,42%. Đất này thích hợp trồng cây gây rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây hàng năm.

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố thái nguyên (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)