- Khó khăn: đường xá giữa liên các xã, phường hay thôn xóm còn nhỏ
hẹp hạn chế cho phát triển kinh tế và cho việc vận chuyển thu gom rác thải. Hơn nữa ở TP.Thái Nguyên có nhiều trường học nên số lượng học sinh, sinh viên đông nhất là lượng sinh viên; thêm và đó là lượt người tới làm ăn sinh sống cũng khá đông nên lượng rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều. Đây là một áp lực cho môi trường, nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
4.2. Đánh giá hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại các phƣờng, xã khu vực TP. Thái Nguyên
4.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên
Thái Nguyên là thành phố đô thị loại 1, là thành phố đông dân thứ 10 cả nước, thành phố lớn thứ 3 ở miền Bắc Việt Nam sau Hà Nội và Hải Phòng, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cuộc sống của người dân ngày càng được tăng cao dẫn đến nhu cầu và việc sử dụng tài nguyên ngày càng lớn kéo theo sự gia tăng lượng rác thải rắn nói chung và lượng rác thải sinh hoạt nói riêng ngày càng nhiều.
Tốc độ đô thị tăng nhanh kéo theo các nguồn phát sinh rác thải càng đa dạng cả về số lượng và thành phần. Hiện nay thành phố có thêm nhiều khu dân cư mới như: khu dân cư số 4, số 5 phường Túc Duyên, khu dân cư Apec,... hệ thống các siêu thị, chợ, khu thương mại ngày càng phát triển.
Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt rất đa dạng từ hộ gia đình, công sở, trường học, đường phố, khu thương mại, chợ... Các nguồn phát sinh có khối lượng, thành phần, tỉ lệ khác nhau mang đặc trưng của từng khu vực. Cụ thể rác thải được phát sinh từ các nguồn như sau:
- Rác từ hộ dân: Phát sinh từ các hộ gia đình, khu dân cư, khu trọ,...
thành phần rác này chủ yếu là thực phẩm, đồ hộp, túi nilon, kim loại, thủy tinh,... ngoài ra còn chứa một lượng rác thải độc hại như pin, bơm kim tiêm y tế đã qua sử dụng...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.1. Lƣợng rác thải phát sinh tại các hộ dân TP. Thái Nguyên
STT Khu vực Dân số ( ngƣời) LRBQ/ngƣời/ngày (kg/ngƣời/ngày) KLR ( Tấn/ngày) I Phía Bắc TP
1 Phường Quan Triều 7.512 0,611 4,589
2 Phường Quang Vinh 6.196 0,602 3,730
3 Phường Tân Long 5.917 0,600 3,550
4 Xã Quyết Thắng 11.684 0,501 5,853 5 Xã Đồng Bẩm 5.552 0,421 2,337 6 Xã Phúc Xuân 4.839 0,384 1,858 7 Xã Cao Ngạn 6.530 0,373 2,436 8 Xã Phúc Hà 3.561 0,342 1,218 Tổng 51.791 0,479 25,571 II Trung tâm TP
1 Phường Quang Trung 23.383 0,640 14,965
2 Phường Đồng Quang 11.369 0,650 7,390
3 Phường Phan Đình Phùng 18.533 0,710 13,158
4 Phường Hoàng Văn Thụ 17.234 0,590 10,168
5 Phường Túc Duyên 9.312 0,540 5,028
6 Phường Trưng Vương 8.078 0,640 5,169
7 Phường Gia Sàng 12.963 0,560 7,259
8 Phường Tân Lập 12.573 0,660 8,298
9 Phường Thịnh Đán 15.320 0,550 8,426
10 Phường Tân Thịnh 14.667 0,530 7,773
Tổng 143.432 0,607 87,634
III Phía Nam TP
1 Phường Cam Giá 12.417 0,580 7,202
2 Phường Phú Xá 12.044 0,610 7,347
3 Phường Tân Thành 6.434 0,570 3,667
4 Phường Trung Thành 13.938 0,590 8,223
5 Phường Hương Sơn 13.448 0,620 8,338
6 Xã Thịnh Đức 7.651 0,340 2,601 7 Xã Tích Lương 8.268 0,410 3,390 8 Xã Trúc Trìu 4.791 0,350 1,677 9 Xã Tân Cương 5.098 0,32 1,631 10 Xã Lương Sơn 11.253 0,450 5,064 Tổng 95.342 0,480 49,140
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.2. Tổng lƣợng rác thải phát sinh tại các hộ dân TP. Thái Nguyên
STT Khu vực Dân số ( ngƣời) Lƣợng rác bình quân/ngƣời/ngày (kg/ngƣời/ngày) Khối lƣợng rác ( Tấn/ngày) 1 Phía Bắc TP 51.791 0,479 25,571 2 Trung tâm TP 143.432 0,607 87,634 3 Phía Nam TP 95.342 0,480 49,140 Tổng 290.565 0,522 162,345
(KÕt qu¶ ®iÒu tra 2010)
Hình 4.2: Dân số và tổng lượng rác phát sinh khu vực TP. Thái Nguyên
Nhận xét:
Cả thành phố có lượng rác bình quân đầu người là 0,522 kg/người/ngày; Tổng lượng rác phát sinh từ các hộ dân là 162,345 tấn/ngày. Khu vực trung tâm thành phố có lượng dân cư đông nhất trong thành phố do đó khối lượng rác phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sinh là lớn nhất 87,634 tấn/ngày tương đương với lượng rác thải bình quân trên đầu người cũng lớn nhất 0,607 kg/người/ngày. Tiếp đến là khu vực phía Nam thành phố với dân số 95,342 người phát sinh lượng rác thải sinh hoạt ra môi trường 49,14 tấn mỗi ngày, lượng rác thải bình quân trên đầu người 0,480 kg/người/ngày. Khu vực phía Bắc thành phố, dân số không cao do vậy mà lượng rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày cũng không nhiều bằng các khu vực còn lại, chỉ vào khoảng 25,571 tấn rác/mỗi ngày, lượng rác thải bình quân trên đầu người 0,479 kg/người/ngày chỉ chênh lệch rất ít so với khu vực phía Nam thành phố. Trong đó:
- Lượng rác thải phát sinh từ các hộ dân trung bình của 18 phường là: 7,46 tấn/ngày; Trung bình tổng lượng rác phát sinh tính theo đầu người là: 0,603 kg/người/ngày.
- Lượng rác thải phát sinh từ các hộ dân trung bình của 10 xã là: 2,81 tấn/ngày; Trung bình tổng lượng rác phát sinh tính theo đầu người là: 0,389 kg/người/ngày.
Lượng rác phát sinh ở các phường nhìn chung lớn hơn các xã do mức sống, điều kiện kinh tế, điều kiện sinh hoạt ở các phường lớn hơn các xã. Phường Quang Trung có lượng rác phát sinh từ hộ dân lớn nhất thành phố (14,965 tấn/ngày) nhưng lượng rác phát sinh tính trên đầu người lại chỉ ở mức trung bình (0,64 kg/người/ngày). Xã Quyết Thắng có tổng lượng rác phát sinh lớn nhất trong các xã (5,853 tấn/ngày) do có lượng sinh viên rất đông của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đóng trên địa bàn.
Ngoài lượng rác phát sinh từ hộ dân thì rác thải sinh hoạt còn phát sinh từ nguồn khác như:
- Rác quét đường: phát sinh từ các hoạt động đường phố, vui chơi giải
trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do những người đi đường và những hộ dân sống dọc hai bên đường vứt ra bừa bãi. Thành phần chủ yếu của chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
là cành cây, lá cây, giấy vụn, bao gói nilon của các đồ chế biến sẵn, xác động thực vật chết, ngoài ra còn một lượng gạch, đất cát do sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp đổ ra đường. Nhưng do đặc điểm các phường, xã hầu như không có hoặc có rất ít các công trình vui chơi, giải trí công cộng, địa điểm du lịch. Mặt khác chỉ có một số quán ăn rất nhỏ. Nên lượng rác từ nguồn này là không đáng kể.
- Rác khu thương mại: Với tốc độ phát triển như hiện nay, việc mọc ra
các khu thương mại, siêu thị, khách sạn, các cửa hàng bách hóa từ lớn đến nhỏ là điều tất yếu. Trong khi đó lượng rác thải từ đây rất đa dạng về thành phần. Rác phát sinh từ các hoạt động buôn bán cả các cửa hàng bách hóa, khách sạn, siêu thị nhà hàng, cửa hàng sửa chữa, may mặc… thành phần chất thải tại khu vực này chủ yếu là giấy tại các quán photo, hàng lưu niệm,… vải vụn từ các cửa hàng may mặc, thực phẩm, rau quả, cơm canh thừa, giấy lau,… từ các quán ăn, nhà hàng ăn uống,… gỗ thủy tinh, chai lọ…ngoài ra rác thải sinh hoạt còn có một phần nhỏ chất thải mang tính độc hại. Đặc biệt ở khu vực trung tâm thành phố thì lượng rác này không nhỏ vì có hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lớn. Đây chính là điều cần quan tâm hiện nay đối với các nhà quản lý môi trường.
- Rác phát sinh từ cơ quan, công sở: Trên địa bàn TP. Thái Nguyên có
rất nhiều các cơ quan, công sở có quy mô từ nhỏ đến lớn. Rác phát sinh từ nguồn này không phải là nhỏ, và những rác này phần lớn có thể tái chế và tái sử dụng được chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, chai, lon nước,…
- Rác chợ: nguồn này phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ, thành
phần chủ yếu là rác hữu cơ như: rau, củ, quả hư hỏng, giấy gói, rơm, …
Do đó tổng lượng rác thải phát sinh tại các phường, xã TP.Thái Nguyên từ hộ dân và nguồn khác (chủ yếu từ trường học, công sở, chợ, khu thương mại) được thể hiện trong bảng dưới đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.3. Lƣợng RTPS từ các nguồn tại các phƣờng, xã khu vực TP. Thái Nguyên
STT Khu vực Từ hộ dân (tấn/ngày) Từ nguồn khác (tấn/ngày) Tổng lƣợng (tấn/ngày) I Phía Bắc TP
1 Phường Quan Triều 4,589 0,387 4,976
2 Phường Quang Vinh 3,730 0,315 4,045
3 Phường Tân Long 3,550 0,327 3,877
4 Xã Quyết Thắng 5,853 1,291 7,144 5 Xã Đồng Bẩm 2,337 0,269 2,606 6 Xã Phúc Xuân 1,858 0,258 2,116 7 Xã Cao Ngạn 2,436 0,210 2,646 8 Xã Phúc Hà 1,218 0,216 1,434 Tổng 25,571 3,273 28,844 II Trung tâm TP
1 Phường Quang Trung 14,965 3,813 18,778
2 Phường Đồng Quang 7,390 3,681 11,071
3 Phường Phan Đình Phùng 13,158 4,360 17,518
4 Phường Hoàng Văn Thụ 10,168 3,616 13,784
5 Phường Túc Duyên 5,028 1,871 6,899
6 Phường Trưng Vương 5,169 1,729 6,898
7 Phường Gia Sàng 7,259 1,415 8,674
8 Phường Tân Lập 8,298 1,320 9,618
9 Phường Thịnh Đán 8,426 1,524 9,950
10 Phường Tân Thịnh 7,773 2,561 10,334
Tổng 87,634 25,890 113,524
III Phía Nam TP
1 Phường Cam Giá 7,202 2,546 9,748
2 Phường Phú Xá 7,347 1,561 8,908
3 Phường Tân Thành 3,667 2,103 5,770
4 Phường Trung Thành 8,223 3,880 12,103
5 Phường Hương Sơn 8,338 1,471 9,809
6 Xã Thịnh Đức 2,601 0,152 2,753 7 Xã Tích Lương 3,390 0,684 4,074 8 Xã Trúc Trìu 1,677 0,302 1,979 9 Xã Tân Cương 1,631 0,834 2,465 10 Xã Lương Sơn 5,064 1,423 6,487 Tổng 49,140 14,956 64,096
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng trên ta có nhận xét:
- Lượng rác thải trung bình của 18 phường là: 9,59 tấn/ngày; - Lượng rác thải trung bình của 10 xã là: 3,37 tấn/ngày;
Nhìn chung lượng rác thải phát sinh từ các phường vẫn lớn hơn so với các xã. Điều này càng chứng tỏ rằng quá trình đô thị hóa ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh rác thải ra ngoài môi trường. Phường Quang Trung có lượng rác phát sinh lớn nhất thành phố (18,778 tấn/ngày). Xã Quyết Thắng có tổng lượng rác phát sinh lớn nhất trong các xã (7,144 tấn/ngày).
Qua đó ta tổng hợp lượng rác thải phát sinh từ các khu vực quanh thành phố và của cả thành phố qua bảng 4.4 như sau:
Bảng 4.4. Tổng lƣợng rác thải sinh hoạt khu vực TP. Thái Nguyên
STT Khu vực Từ hộ dân (tấn/ngày) Từ nguồn khác (tấn/ngày) Tổng lƣợng (tấn/ngày)
1 Phía Bắc TP 25,571 3,273 28,844
2 Trung tâm TP 87,634 25,890 113,524
3 Phía Nam TP 49,140 14,956 64,096
Tổng 162,345 44,119 206,464
(Kết quả điều tra 2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhận xét:
Qua bảng 4.4 và hình 4.3 ta có tổng lượng rác thải sinh hoạt khu vực thành phố Thái Nguyên là 206,464 tấn mỗi ngày. Trong đó từ hộ dân là lớn nhất 162,345 tấn/ngày (chiếm 78,63%) còn lại là 44,119 tấn rác phát sinh mỗi ngày từ các nguồn khác (chiếm 21,37%). Trung tâm thành phố vẫn có tổng lượng rác thải phát sinh là nhiều nhất (113,524 tấn/ngày), sau đó đến phía Nam thành phố (64,096 tấn/ngày) và phía Bắc thành phố (28,844 tấn/ngày).
Từ đó ta có thể ước tính lượng rác thải phát sinh/năm từ các khu vực quanh thành phố và cả thành phố như sau:
Bảng 4.5. Ƣớc tính lƣợng rác thải phát sinh/năm tại khu vực TP. Thái Nguyên
STT Khu vực Lƣợng rác (tấn/ngày) Lƣợng rác (tấn/tháng) Lƣợng rác (tấn/năm) 1 Phía Bắc TP 28,844 865,32 10.383,84 2 Trung tâm TP 113,524 3.405,72 40.868,64 3 Phía Nam TP 64,096 1.922,88 23.074,56 Tổng 206,464 6.193,92 74.327,04 Nhận xét:
Theo tính toán ước lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khu vực thành phố khoảng 6.193,92 tấn/tháng và 74.327,04 tấn/năm. Trong đó tổng lượng rác của trung tâm thành phố (40.868,64 tấn/năm) lớn hơn hẳn lượng rác phát sinh của cả khu vực phía bắc (10.383,84 tấn/năm) và phía nam thành phố (23.074,56 tấn/năm).
Khối lượng rác là rất lớn nhưng thành phần của chúng ra sao? Ta sẽ có phương hướng xử lý thế nào? Muốn biết câu trả lời trước tiên ta cần biết thành phần của rác thải sinh hoạt khu vực thành phố Thái Nguyên qua bảng 4.6 như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.6. Thành phần của rác thải sinh hoạt tại TP.Thái Nguyên
STT Thành phần của rác thải Đơn vị (% )
1 Rác hữu cơ 56.68
2 Sứ, thuỷ tinh, gốm 1.97
3 Kim loại 4.32
4 Giấy các loại 5.93
5 Cao su, nhựa, nilon 7.91
6 Chất khác (đất,đá, gạch vụn…) 18.78
7 Vải sợi, da 4.41
Tổng 100
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2010)
Hình 4.4.Tỷ lệ các thành phần của rác thải
Nhận xét:
Qua điều tra cho thấy rác hữu cơ chiếm tỷ lệ rất lớn 56,68%. Loại rác thải này bao gồm: cơm, rau, thức ăn thừa, thực phẩm ôi, thiu, thối, hỏng tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
các gia đình, rau quả hỏng không bán hết tại các chợ... Các loại rác khác chiếm tỷ lệ thấp hơn: Kim loại chiếm 4,32 %; Sứ, thủy tinh chiếm 1,97%; Nhựa, cao su, nilon chiếm tỉ lệ 7,91%...
Trong các thành phần nêu trên rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất lại nhanh bị phân hủy bởi vi sinh vật nên dễ gây mùi hôi thối, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường. Mặt khác, rác thải hữu cơ lại là nguồn tài nguyên quý giá cho sản xuất phân bón sử dụng trong nông nghiệp đạt hiệu quả cao mà không làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần có các biện pháp xử lý lượng rác thải chiếm tỷ lệ lớn này.
Bên cạnh đó còn có lượng nhựa, nilon...chiếm tỷ lệ thấp nhưng phần lớn lại được người dân xử lý bằng cách đốt làm ô nhiễm ra môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Qua điều tra cho thấy lượng rác thải cơ bản là ổn định nhưng cũng có sự thay đổi theo mùa và đặc biệt các mùa lễ hội, tết, rác thải thường là gia tăng cả về số lượng và chất lượng.