Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt TP.Thái Nguyên

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố thái nguyên (Trang 62 - 73)

Việc thu gom rác của TP. Thái Nguyên được thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu rác được công nhân VSMT ở các phường xã thu gom từ các hộ dân, công sở, trường học...vận chuyển đến các điểm tập kết rác. Sau đó tại các điểm tập kết này xe ô tô của công ty Môi trường đô thị sẽ đến vận chuyển vào bãi rác Đá Mài (giai đoạn 2).

* Giai đoạn 1: Giai đoạn vận chuyển từ hộ dân tới nơi tập kết rác

Qua thực tế điều tra số lượng xe thu gom vận chuyển rác bằng xe đẩy tay tại các phường, xã và ước tính lượng rác thể hiện ở bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.7. Ước tính KLR thu gom từ các phường, xã TP.Thái Nguyên

STT Tên phƣờng, xã

Ƣớc tính khối lƣợng rác thải/ ngày Khối lƣợng tính theo xe/ngày Khối lƣợng của 1 xe( tấn) KLR (tấn/ngày) I Phía Bắc TP

1 Phường Quan Triều 21 0,2 4,2

2 Phường Quang Vinh 18 0,2 3,6

3 Phường Tân Long 16 0,2 3,2

4 Xã Quyết Thắng 32 0,2 6,4 5 Xã Đồng Bẩm 7 0,2 1,4 6 Xã Phúc Xuân 2 0,2 0,4 7 Xã Cao Ngạn 0 0 0 8 Xã Phúc Hà 0 0 0 Tổng 96 19,2 II Trung tâm TP

1 Phường Quang Trung 82 0,2 16,4

2 Phường Đồng Quang 51 0,2 10,2

3 Phường Phan Đình Phùng 70 0,2 14

4 Phường Hoàng Văn Thụ 56 0,2 11,2

5 Phường Túc Duyên 28 0,2 5,6

6 Phường Trưng Vương 29 0,2 5,8

7 Phường Gia Sàng 36 0,2 7,2

8 Phường Tân Lập 41 0,2 8,2

9 Phường Thịnh Đán 42 0,2 8,4

10 Phường Tân Thịnh 45 0,2 9

Tổng 480 96

III Phía Nam TP

1 Phường Cam Giá 27 0,2 5,4

2 Phường Phú Xá 30 0,2 6

3 Phường Tân Thành 26 0,2 5,2

4 Phường Trung Thành 40 0,2 8

5 Phường Hương Sơn 30 0,2 6

7 Xã Tích Lương 9 0,2 1,8 8 Xã Tân Cương 4 0,2 0,8 9 Xã Lương Sơn 10 0,2 2 10 Xã Thịnh Đức 0 0 0 11 Xã Phúc Trìu 0 0 0 Tổng 176 35,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung tình hình thu gom rác thải tại các xã, phường trong thành phố đều hoạt động rất hiệu quả và hết công suất. Rác thải được thu gom từ các nguồn khác nhau như hộ gia đình, chợ, rác quét đường, khu thương mại,... bằng xe đẩy và chuyển về bãi rác tập trung để chuyển lên xe ô tô chở rác. Quy trình được vận hành rất nhịp nhàng và đồng bộ.

Tổng lượng rác thải sinh hoạt được thu gom tại các khu vực quanh TP. Thái Nguyên qua bảng 4.8:

Bảng 4.8. Ƣớc tính KLR đƣợc thu gom tại TP.Thái Nguyên

STT Khu vực

Ƣớc tính khối lƣợng rác thải/ ngày Khối lƣợng tính theo xe/ngày Khối lƣợng của 1 xe( tấn) KLR ( tấn/ngày ) 1 Phía Bắc TP 96 0,2 19,2 2 Trung tâm TP 480 0,2 96 3 Phía Nam TP 176 0,2 35,2 Tổng 752 150,4 Nhận xét:

Qua thực tế điều tra cho thấy, tổng lượng rác thải thu gom được là 150,4 tấn rác/ngày vào khoảng 752 xe đẩy tay/ngày. Phường Quang Trung và Phan Đình Phùng có số lượng rác lớn nhất thành phố hiện nay, trong khi đó vẫn còn có các xã chưa có đội VSMT như: Xã Cao Ngạn, Xã Phúc Hà, Xã Thịnh Đức, xã Phúc Trìu do các xã phần lớn phát triển từ sản xuất nông nghiệp, giao thông đi lại khá khó khăn.

* Giai đoạn 2: Công ty môi trường tới thu gom và vận chuyển tới nơi xử lý chung của thành phố. Từ đây rác được vận chuyển đến bãi rác Đá Mài để xử lý. Lượng rác này có thể chênh lệch so với lượng rác từ hộ dân chuyển đến nơi tập kết. Tuy nhiên để biết được con số chính xác ta sẽ tìm hiểu qua số liệu điều tra dưới bảng 4.9 dưới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.9. Lƣợng RT thu gom tại các phƣờng, xã khu vực TP. Thái Nguyên

STT Tên phƣờng, xã Ƣớc tính khối lƣợng rác thải

Tấn/ngày Tấn/tháng Tấn/năm I Phía Bắc TP

1 Phường Quan Triều 4,14 124,2 1.490,4

2 Phường Quang Vinh 3,47 104,1 1.249,2

3 Phường Tân Long 3,18 95,4 1.144,8

4 Xã Quyết Thắng 6,38 191,4 2.296,8 5 Xã Đồng Bẩm 1,36 40,8 489,6 6 Xã Phúc Xuân 0,38 11,4 136,8 7 Xã Cao Ngạn 0 0 0 8 Xã Phúc Hà 0 0 0 Tổng 18,91 567,3 6.807,6 II Trung tâm TP

1 Phường Quang Trung 16,5 495 5.940

2 Phường Đồng Quang 10,1 303 3.636

3 Phường Phan Đình Phùng 13,92 417,6 5.011,2

4 Phường Hoàng Văn Thụ 11,13 333,9 4.006,8

5 Phường Túc Duyên 5,64 169,2 2.030,4

6 Phường Trưng Vương 5,78 173,4 2.080,8

7 Phường Gia Sàng 7,15 214,5 2,574

8 Phường Tân Lập 8,16 244,8 2.937,6

9 Phường Thịnh Đán 8,34 250,2 3.002,4

10 Phường Tân Thịnh 8,6 258 3.096

Tổng 95,32 2.859,6 34.315,2

III Phía Nam TP

1 Phường Cam Giá 5,36 160,8 1.929,6

2 Phường Phú Xá 5,98 179,4 2.152,8

3 Phường Tân Thành 5,17 155,1 1.861,2

4 Phường Trung Thành 8,1 243 2.916

5 Phường Hương Sơn 5,96 177 2.124

6 Xã Tích Lương 1,78 53,4 640,8 7 Xã Tân Cương 0,75 22,5 270 8 Xã Lương Sơn 1,95 58,5 702 9 Xã Thịnh Đức 0 0 0 10 Xã Phúc Trìu 0 0 0 Tổng 35,05 1.051,5 12.618

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ bảng 4.9 ta có thể tổng hợp được lượng rác thải được đưa đến bãi rác Đá Mài - TP. Thái Nguyên như sau:

Bảng 4.10. Tổng lƣợng RT đƣợc thu gom tại TP. Thái Nguyên

STT Khu vực Ƣớc tính khối lƣợng rác thải

Tấn/ngày Tấn/tháng Tấn/năm 1 Phía Bắc TP 18,91 567,3 6.807,6 2 Trung tâm TP 95,32 2.859,6 34.315,2 3 Phía Nam TP 35,05 1.051,5 12.618 Tổng 149,28 4.478,4 53.740,8 Nhận xét:

Tổng lượng rác thải của cả thành phố là 206,464 tấn rác mỗi ngày, trong khi đó lượng rác thải được thu gom qua xe đẩy tay từ công nhân môi trường đến bãi rác tập trung là 150,4 tấn/ngày. Mặt khác, khối lượng rác thải được thu gom khu vực TP. Thái Nguyên là 149,28 tấn/ngày ước tính khoảng 4.478,4 tấn/tháng và khoảng 53.740,8 tấn/năm. Hiện tại vẫn còn 2 xã ở khu Bắc (xã Cao Ngạn, xã Phúc Hà) và 2 xã ở khu Nam thành phố (xã Thịnh Đức, xã Phúc Trìu) là không thu gom được do nhiều điều kiện về địa hình và kinh tế.

Lượng rác được thu gom ở trung tâm thành phố là nhiều hơn hẳn so với các khu vực còn lại. So với lượng rác từ nhà dân mang đến khu tập kết là chênh lệch không nhiều. Trong quá trình vận chuyển, lượng rác để vài ngày mới được mang đi,... nên cũng giảm đi là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là chúng ta đã mang đi xử lý được bao nhiêu phần trăm lượng rác thực tế phát sinh hằng ngày, lượng rác còn lại là bao nhiêu. Ta sẽ nghiên cứu chúng qua bảng 4.11 sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.11. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt TP. Thái Nguyên

STT Khu vực Lƣợng rác phát sinh (tấn/ngày) Lƣợng rác thu gom(tấn/ngày) Tỷ lệ (%) 1 Phía Bắc TP 28,844 18,910 65,560 2 Trung tâm TP 113,524 95,320 83,960 3 Phía Nam TP 64,096 35,050 54,680 Tổng 206,464 149,280 72,300

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Hình 4.5: Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt khu vực TP. Thái Nguyên

4.2.2.2. Hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt tại TP.Thái Nguyên

* Phân loại và tái chế

Hiện nay, rác thải sinh hoạt tại TPTN hầu như chưa được phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn rồi chuyển đến bãi rác Đá Mài chôn lấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2004 - 2005, lượng rác thải sinh hoạt được thu gom tái chế còn thấp chỉ đạt 16,9% tổng lượng thu gom. Lượng này, chủ yếu do những người nhặt rác, những hộ gia đình tái chế rác thải nhỏ và một số cơ sở lớn hơn hoạt động. Thành phố Thái Nguyên có 63 hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực tái chế rác thải. Trong đó có 52 hộ kinh doanh tái chế kim loại và 11 hộ khác tiến hành tái chế các phế thải có liên quan đến giấy, rác thải plastic, lốp xe tải... trong đó các phường, xã cũng có nhiều hộ thu mua tái chế phế liệu.

Hiện nay, tồn tại các kiểu thu gom rác tái chế:

- Thu mua tại nhà: Các hộ gia đình thu gom những loại rác có thể tái chế được như giấy, kim loại, quạt, ti vi, tủ lạnh hỏng... và bán cho những người mua ve chai, đồng nát.

- Thu gom tại các điểm tập kết rác, các đống rác lộ thiên hoặc trong thùng rác: Hàng ngày, một số người nhặt rác đến các nơi này để thu gom tất cả các loại rác có thể tái chế được.

- Thu gom trong thời gian làm việc: khi đi thu gom rác tại các hộ gia đình, trên đường phố, các công nhân thường treo những túi ở bên cạnh xe đẩy tay của mình để đựng rác tái chế.

- Thu gom tại bãi rác: Những người nhặt rác đến bãi rác bới rác để tìm kiếm, thu gom những loại rác tái chế như dây điện, kim loại, đồ nhựa, giấy vụn,... còn sót lại.

* Tái sử dụng: Tái sử dụng là sử dụng lại nhiều lần mà không bị thay đổi hình dạng vật lí của sản phẩm, có thể sử dụng lại với cùng mục đích hoặc mục đích tương tự. Thường thấy trong đời sống hiện nay, các phường, xã vẫn tái sử dụng các sản phẩm như các chai nước ngọt, nước cất y tế, hộp sữa,... vẫn được sử dụng đựng hạt khô, hạt giống trong nhà; các chai như chai bia,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chai nước,... bằng thuỷ tinh sau khi sử dụng phải trả lại chai cho nhà sản xuất để họ khử trùng làm sạch và tiếp tục đưa vào đóng chai mới. Tái sử dụng nhằm kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, giảm thiểu chất thải, giảm áp lực về nguyên liệu và năng lượng, đồng thời bảo vệ môi trường. Vì vậy nên khuyến khích các hình thức mang tính chất tái chế trong khu vực.

* Xử lý

Hiện nay, tất cả rác thải thu gom được đưa đến bãi xử lí CTR Đá Mài, xã Tân Cương, TPTN. Ban điều hành khu xử lí CTR Tân Cương được sự chỉ đạo trực tiếp của Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên bao gồm:

Hình 4.6: Sơ đồ ban điều hành khu xử lý CTR Tân Cương

Bộ phận quản lí gồm 7 người có: 1 trưởng ban, 3 người ở bãi chôn lấp rác, 2 người vận hành kĩ thuật, trạm xử lí nước và hệ thống cấp nước và 1 bảo vệ.

Quy hoạch tổng thể bãi rác như sau: gồm có 5 bãi chôn lấp được bố trí tại thung lũng khu 1 (gồm bãi chôn lấp số 1, 2, 3), và khu 2 gồm (bãi chôn lấp 4, 5). Hiện nay, rác thải đang được chôn lấp tại bãi chôn lấp số 1, có diện tích là 1,75ha, độ sâu chôn lấp trung bình từ 12 - 14m.

Ban giám đốc Phòng tài vụ Phòng kế toán Đội quản lí điều hành bãi chôn lấp rác Phòng kỹ thuật chức hành Phòng tổ chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quy trình kỹ thuật chôn lấp như sau:

+ Đất tự nhiên san phẳng, đầm nén chặt theo độ dốc bãi 1%

+ Rải vải địa kỹ thuật mã hiệu HSD.050 dày 1mm cho toàn bãi và rãnh thu nước thải, vải chống thấm được rải lên thành cao 2 m, xung quanh có bao cát giữ.

+ Đổ lớp đất pha sét đầm chặt dày 200 m

+ Rải lớp sỏi, đá răm dày 150mm để thoát nước thải xuống rãnh thu. + Rác thải thu gom trên địa bàn được chở bằng xe chuyên dụng vào bãi rác. Mỗi chuyến rác thải chở đến bãi rác được đăng kí tại phòng bảo vệ, nơi bảo vệ tiếp nhận và kiểm tra (số xe, khối lượng, chất lượng rác, loại rác,...)

+ Xe được vận chuyển và đổ rác vào bãi theo hướng dẫn của cán bộ vận hành bãi. Sau khi đổ rác, xe được rửa sạch trước khi ra khỏi bãi.

+ Rác chôn lấp được phun thuốc diệt côn trùng: 0,00041 lít/1 tấn rác. Sử dụng vôi bột: 0,00026 tấn/1 tấn rác. Sử dụng chế phẩm EM thứ cấp: 0,1 lít/tấn rác phun rắc trực tiếp đều vào rác tươi sau khi rác đã được san gạt thành lớp có chiều dày theo qui định.

Toàn bộ rác chôn lấp được đổ thành từng lớp riêng rẽ. Độ dày mỗi lớp không quá 60cm, giữa các lớp được ngăn cách với nhau bằng lớp đất phủ.

Chất thải sau khi được chấp nhận chôn lấp được san đều đầm nén chặt (bằng xe ủi, đầm nén từ 6 đến 8 lần, đảm bảo tỉ trọng chất thải tối thiểu sau đầm nén 0,52 - 0,8 tấn/m3) và ô tô có thể dễ dàng đi lại trên bãi.

+ Lớp đất trung gian trên bề mặt rác khi rác đã được đầm nén chặt, chiều dày lớp đất phủ từ 10 - 15cm. Đất phủ phải có thành phần hạt sét >30%, đủ ẩm để dễ đầm nén. Lớp đất phủ được trải đều khắp và kín lớp chất thải.

+ Rác được phủ đất kín sau 24 tiếng vận hành.

+ Phun thuốc diệt ruồi, muỗi: khi phát sinh ruồi muỗi, bằng các loại hoá chất diệt ruồi, muỗi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế cho phép.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Khu vực dân cư xung quanh trong phạm vi 1000m được thường xuyên kiểm tra và phun thuốc.

Sản phẩm của quá trình phân huỷ rác có thành phần là nước gọi là nước rỉ rác. Nước này tích tụ tại bãi được đưa về khu xử lí nước rác bằng phương pháp tự chảy qua hố ga thu nước rác, hệ thống van và đường ống dẫn. Bãi chôn lấp đóng vai trò như một hồ điều hoà nhằm điều tiết nước ổn định cho hệ thống xử lí. (Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu xử lí chất thải rắn - Thành phố Thái Nguyên, 2001) [32].

Lượng rác đã thu gom được xử lý theo quy trình kể trên. Bên cạnh đó còn một phần lớn (5.688 tấn/năm, chiếm khoảng 55%) chưa được thu gom, người dân có các hình thức xử lý khác nhau, có thể là chôn lấp tại vườn nhà, tự đốt hoặc đổ ra khu đất trống, sông, suối, đường đi,... Qua điều tra 300 hộ dân có 17% chôn lấp tại vườn nhà, 21% tự đốt (đốt theo hình thức thủ công), 12% đổ ra khu đất trống, khoảng 5% áp dụng hình thức xử lý khác. Điều này cho thấy một lượng rất lớn rác thường tự đốt và đổ bừa bãi, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Vì thế có thể nói rằng tỷ lệ thu gom ở đây chưa cao, cần tăng lượng thu gom hơn nữa và đưa ra biện pháp xử lý hợp vệ sinh.

4.2.2.3. Lệ phí thu gom

Căn cứ vào Quyết định số 1672/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Thái Nguyên về việc điều chỉnh, bổ sung mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và thị trấn các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay phí VSMT phần lớn còn thấp. Mỗi khẩu chỉ phải đóng 2.000đ/tháng, cơ quan QLNN cao nhất cũng chỉ 100.000đ/tháng,... Vậy thì hiệu quả sử dụng chúng có cao không? Điều này cần các nhà quản lý đề xuất phương án phí VSMT phù hợp hơn để có thể sử dụng phí này hiệu quả cho công tác quản lý môi trường trong tỉnh trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.12. Mức thu phí vệ sinh trên địa bàn TP. Thái Nguyên

TT Chi tiêu ĐVT Mức thu (đồng)

1 Hộ gia đình Khẩu/tháng 2.000

2 Hộ kinh doanh buôn bán dịch vụ nhỏ có

mức thu nhập thấp.

Hộ/tháng 20.000

3 Hộ sản xuất nhỏ tại gia đình (sản xuất

bánh phở, bún, giò chả ...), cắt tóc, gội đầu.

Hộ/ tháng 20.000

4 Cửa hàng kinh doanh (tùy thuộc mức

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố thái nguyên (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)