Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ ngay từ đầu năm công ty nên lập kế hoạch sữa chữa lớn TSCĐ từ đó trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ theo tỷ lệ nhất định.
Hàng tháng kế toán tiến hành trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ ở nơi sản xuất theo kế hoạch kế toán ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 335: Chi phí phải trả. Chi phí thực tế sửa chữa lớn kế toán ghi:
Nợ TK 2413: Sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho sản xuất Có TK 111.112, 152, 334…
Khi sửa chữa lớn hoàn thành kết chuyển chi phí sữa chữa lớn thực tế phát sinh ghi: Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Có TK 2413: Sửa chữa lớn TSCĐ
Nến số chi phí sữa chữa lớn TSCĐ thực tế lớn hơn số trích trước kế toán ghi: Nợ TK 627: Phần chi phí thực tế lớn hơn trích trước
Có TK 335: Chi phí phải trả
Nếu chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế nhỏ hơn số trích trước kế toán ghi Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Có TK 627: Phần chi phí thực tế nhỏ hơn trích trước.
Hiện nay công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng do đặc tính của công ty sản xuất theo đơn đặt hàng. Như vậy khi không có đơn hàng để sản xuất công ty vẫn phải tiến hành tính khấu hao. Công ty nên thay đổi phương pháp tính khấu hao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty theo em công ty nên chuyển phương pháp khấu hao đường thẳng thành phương pháp tính khấu hao theo sản lượng. Phương pháp khấu hao theo sản lượng đã khắc phục một phần khấu hao theo đường thẳng đó là tài sản khi sử dụng mới tính khấu hao. Mức trích khấu hao này tỷ lệ thuận với sản lượng. Cách tính khấu hao này có định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh khắc phục hao mòn vô hình thì doanh nghiệp phải tăng ca tăng năng suất lao động.
phương pháp tính khấu hao theo sản lượng.
Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm
= Nguyên giá TSCĐ
Sản lượng theo công thức thiết kế
Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ =
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng X
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Công ty nên có sự kết hợp của kế toán quản trị trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trên thực tế những thông tin về chi phí rất hữu hiệu cho nhà quản trị vì nó không những phản ánh tình hình kinh doanh của công ty mà còn giúp cho nhà quản trị nhìn nhận các vấn đề khác như tại khâu nào có thể tiết kiệm chi phí, tiết kiệm bằng cách nào, giá thành thực tế của từng sản phẩm..
Mặt khác công ty nên hoàn thành hệ thống báo cáo nội bộ về quản trị chi phí và giá thành. Trên cơ sở hệ thống sổ sách kế toán hiện có của công ty, công ty nên lập ra một hệ thống sổ sách riêng nhằm tập hợp toàn bộ các thông tin nội bộ doanh nghiệp, phân loại các thông tin này thành từng mảng của quản trị chi phí giá thành. Từ đó lập ra các báo cáo quản trị cung cấp những thông tin cho việc ra quyết định, xây dựng kế hoạch, kiểm tra đánh giá chi phí…