Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại nhtm cp dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long (Trang 27 - 41)

2.2.1.1 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện vay vốn và hồ sơ vay vốn

- Đối với khách hàng đến vay lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.

- Đối với khách hàng đã có quan hệ vay vốn với ngân hàng từ trước: cán bộ tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.

Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được cán bộ tín dụng báo cáo lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay).

Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng và tuỳ thuộc từng phương thức cho vay mà Gp-bank có những yêu cầu đối với một bộ hồ sơ vay vốn khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, một bộ hồ sơ vay vốn của Gp-bank gồm các giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị vay vốn (theo đúng mẫu quy định của Gp-bank)

- Hồ sơ pháp lý của đối tượng vay vốn. Giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh do cơ quan có đủ thẩm quyền cấp (đối với đối tượng vay vốn là DN). - Hồ sơ tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích thu, chi tài chính … của kỳ gần nhất so với ngày xin vay và được lập theo đúng chuẩn mực kế toán kiểm toán.

- Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn: Phương án sản xuất kinh doanh (đối với hồ sơ xin vay phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh).

TSDB nợ vay.

2.2.1.2 Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư của khách hàng vay vốn nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư đó, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xẩy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay

Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra công chúng hoặc qua các kênh thông tin khác.

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý.

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm tiền vay.

- Kiểm tra mục đích vay vốn có phù hợp với đăng ký kinh doanh, phù hợp với quy định pháp luật.

- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư

- Thực hiện phân tích ngành, phân tích khách hàng

Đối với khách hàng là DN, cán bộ tín dụng phân tích, kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính, phân tích tình hình hoạt động và quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng.

Khách hàng phải thoả mãn yêu cầu không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trong vòng sáu tháng tại Gp-bank mới được vay mới hoặc vay bổ sung tại Gp-bank.

- Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt

Cán bộ tín dụng tiến hành tính toán lãi và các khoản lợi ích cụ thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt.

- Thẩm định tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo.

- Cán bộ tín dụng tiến hành chấm điểm xếp hạng tín dụng cho khách hàng để đưa vào báo cáo thẩm định cho vay theo quy định của ngân hàng Gp-bank.

Đối với những khoản vay chi nhánh trình lên Hội sở: Báo cáo thẩm định tại Chi nhánh phải đảm bảo chi tiết, đầy đủ tất cả nội dung có liên quan.

Tại Hội sở, việc thẩm định mang tính kiểm tra, thẩm định lại kết quả đã thẩm định của CN, lại được thực hiện chủ yếu trên hồ sơ vay vốn và các thông tin, báo cáo của CN cho nên Báo cáo thẩm định không cần chi tiết tất cả các nội dung như đã thực hiện tại các CN, nếu thống nhất với phương pháp và kết quả tính toán của CN thì không nhất thiết phải tính toán lại.

2.2.1.3 Tái thẩm định khoản vay

Tổng giám đốc Gp-bank quy định giá trị khoản vay phải được tái thẩm định theo từng thời kỳ.

Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại khách hàng và toàn bộ hồ sơ vay vốn một cách độc lập.

2.2.1.4 Xác định phương thức và nhu cầu cho vay

Tuỳ theo yêu cầu vay vốn của khách hàng, kết quả thẩm định khách hàng và quan hệ với khách hàng mà ngân hàng quyết định phương thức cho vay.

2.2.1.5 Phê duyệt khoản vay

Các bước phê duyệt khoản vay bao gồm:

Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, cán bộ tín dụng lập Báo cáo thẩm định kiêm Tờ trình cho vay theo mẫu của Gp-bank kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng.

Trên cơ sở Tờ trình của cán bộ tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, trưởng phòng tín dụng kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào Tờ trình và trình lãnh đạo.

Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định của Gp-bank.

Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định hoặc tái thẩm định và trưởng phòng tín dụng, khoản vay sẽ được Ban lãnh đạo phê duyệt:

2.2.1.6 Ký kết hợp đồng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm

Khi khoản vay được phê duyệt, Gp-bank và khách hàng vay sẽ lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có).

Các bước như sau:

- Soạn thảo nội dung hợp đồng.

- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. - Giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay.

- Các giấy tờ cần kiểm tra sau khi ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

- Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. - Lưu giữ hồ sơ tín dụng.

2.2.1.7 Giải ngân

Sau khi đã duyệt cho vay, ngân hàng mở cho mỗi khách hàng vay một tài khoản cho vay tại Gp-bank để hạch toán tiền cho vay và thu nợ (nếu khách hàng vay chưa có tài khoản cho vay).

Căn cứ vào hợp đồng tín dụng và tiến độ thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng (có phát sinh nhu cầu vốn thực tế) ngân hàng phát tiền vay. Đối với khách hàng vay luân chuyển trong phạm vi hạn mức tín dụng đã xác định, từng lần vay vốn khách hàng đi vay phải gửi đến cho ngân hàng các chứng từ hàng hóa, các giấy tờ thanh toán hay hợp đồng kinh tế và trên cơ sở đó ngân hàng cho vay đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng trong khả năng nguồn vốn cho phép.

Ngân hàng cho vay có thể phát tiền cho khách vay theo các cách:

- Tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp vật tư, hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng.

- Trường hợp khách hàng vay đã dùng nguồn vốn khác để trả cho người cung cấp hoặc nếu người cung cấp không có tài khoản tại ngân hàng thì chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng.

2.2.1.8 Kiểm tra, giám sát khoản vay

Gp-bank quy định việc kiểm tra, giám sát được tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tuỳ theo độ an toàn của khoản vay.

2.2.1.9 Thu nợ

- Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng có thể trả nợ trước hạn và phải chủ động trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Khách hàng không trả được nợ đến hạn, ngân hàng có thể xử lý theo bốn trường hợp sau:

- Do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản giải trình xin gia hạn, ngân hàng có thể xét cho gia hạn. Theo quy định quy chế cho vay hiện hành thời hạn được gia hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng cần gia hạn nợ. Riêng đối với trường hợp khó khăn do Nhà nước thay đổi chủ trương chính sách hoặc nguyên nhân bất khả kháng thì thời hạn tối đa không quá 12 tháng.

- Do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trần cùng loại cho vay.

- Nếu không có các thỏa thuận trên thì ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ. Việc chuyển nhượng, bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.

- Nếu ba trường hợp trên hai bên không thỏa thuận để giải quyết được, ngân hàng sẽ khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng.

2.2.1.10 Thanh lý hợp đồng tín dụng

- Tất toán khoản vay

Khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ tín dụng tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất toán khoản vay.

Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng.

Trường hợp bên vay yêu cầu, cán bộ tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát và trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý.

2.2.1.11 Giải chấp tài sản bảo đảm

- Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố. - Xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố.

- Cán bộ tín dụng lập biên bản giao trả tài sản bảo đảm nợ vay trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát, trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký duyệt.

2.2.2 Hình thức cho vay

Để dễ dàng quản lý cũng như tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các hình thức cho vay, Gp-bank cũng như nhiều NHTM khác chia các hình thức cho vay thành hai nhóm theo đối tượng khách hàng: nhóm các hình thức cho vay đối với khách hàng là cá nhân và nhóm các hình thức cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

2.2.2.1 Các hình thức cho vay phân loại theo đối tượng khách hàng

Cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

Các hình thức cho vay đối với khách hàng là DN và các tổ chức kinh tế khác mà Gp-bank cung cấp tại thời điểm hiện tại bao gồm: Tài trợ vốn lưu động; Hạn mức tín dụng ngắn hạn; Cho vay mở rộng phát triển SXKD.

Trong các hình thức trên, chỉ có hình thức cho vay mở rộng phát triển SXKD và tài trợ dự án là những hình thức cho vay trung và dài hạn. Những hình thức cho vay này thường có thời hạn trên một năm nhằm tài trợ cho những phương án SXKD và dự án đầu tư đáp ứng được điều kiện vay vốn của Gp-bank. Còn lại các hình thức tài trợ vốn lưu động, hạn mức tín dụng ngắn hạn, tài trợ xuất khẩu đều là những hình thức cho vay ngắn hạn.

thường hồ sơ vay vốn có những yêu cầu khác so với khách hàng là cá nhân. Do đó yêu cầu đối với khâu thẩm định hồ sơ vay vốn cũng có những điểm khác biệt.

Ta xét bảng sau:

Bảng 2.3. Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 Tỉ trọng Tốc độ tăng 2011 Tỉ trọng

Khách hàng doanh nghiệp 3,968,483 73.18% 347.70% 1,141,367 47.27% Khách hàng cá nhân 1,454,771 26.82% 114.24% 1,273,385 52.73% Tổng dư nợ 5,423,254 100.00% 224.59% 2,414,752 100.00%

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2012)

Ta có thể nhận thấy tỉ trọng cho vay khách hàng DN của ngân hàng là khá lớn và có xu hướng tăng lên cả về dư nợ và tỉ trọng.

Điều này được giải thích bởi tình hình kinh tế nước ta trong năm 2011. Thời gian này các ngân hàng thương mại rất khó mở rộng hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay các doanh nghiệp vì lãi suất cho vay bị đẩy lên quá cao khiến các doanh nghiệp không thể vay vốn của ngân hàng, làm dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng thấp.

Tuy nhiên đến năm 2012 khi lãi xuất có xu hướng giảm, thêm vào đó Gp-bank cũng nới rộng điều kiện cho vay và rút ngắn thời gian xử lý khoản vay thì dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đã tăng mạnh. Dư nợ cho vay đối tượng khách hàng DN năm 2012 tăng tới 347.7% so với năm 2011, đẩy tỉ trọng dư nợ của nhóm khách hàng này lên tới 73.18% trên tổng dư nợ.

Đối tượng khách hàng vay vốn là DN chiếm tỉ trọng lớn nhất vẫn là các DN thương mại, sản xuất và chế biến.

Bảng 2.4. Dư nợ theo ngành kinh tế

Đơn vị: triệu đồng

Nông nghiệp và lâm nghiệp 9,691 0.2% 58,343 2.4% Thương mại, sản xuất, chế biến 2,414,462 44.5% 1,231,486 51.0%

Xây dựng 687,130 12.7% 72,399 3.0%

Kho bãi, vận tải và thông tin liên lạc 51,439 0.9% 52,849 2.2% Cá nhân và các ngành nghề khác 2,260,532 41.7% 999,675 41.4% Tổng dư nợ 5,423,254 100.0% 2,414,752 100.0%

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2012)

Dư nợ cho vay ngành thương mại, sản xuất và chế biến năm 2012 giảm về tỉ trọng so với năm 2011 nhưng vẫn đạt 44.5% tổng dư nợ. Các DNthương mại vẫn là đối tượng khách hàng quan trọng bởi nhu cầu vay vốn của những DN này có thể không lớn nhưng thường xuyên và liên tục, chủ yếu bổ sung vốn lưu động và phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Hình thức cho vay chính đối với khách hàng DN chiếm tỉ trọng dư nợ lớn của ngân hàng là cho vay tài trợ vốn lưu động, cho vay mở rộng SXKD và cho vay hạn mức tín dụng ngắn hạn. Gp-bank cung cấp những hình thức cho vay này kết hợp với những tiện ích kèm theo như tư vấn tài chính, tư vấn phương án vay vốn thích hợp với tình hình kinh doanh và khả năng tài chính của từng khách hàng, TSDB tiền vay linh hoạt, tạo điều kiện để khách hàng có thể vay vốn dễ dàng và tiện lợi. Thời gian xử lý khoản vay đối với hình thức cho vay tài trợ vốn lưu động không quá năm ngày làm việc.

Cho vay đối với khách hàng là cá nhân

Thời gian đầu bước vào hoạt động, hoạt động cho vay đối tượng khách hàng là cá nhân của Gp-bank không được chú trọng. Ngân hàng tập trung vào phát triển cho vay khách hàng DN với những điều kiện đảm bảo rõ ràng, khả năng trả nợ thực tế cao và là các DN làm ăn tốt, bước đầu xây dựng những khách hàng chiến lược cho mình. Hoạt động cho vay khách hàng là cá nhân mới chỉ được quan tâm từ năm 2012 với sự mở rộng số lượng hình thức cho vay.

Số lượng hình thức cho vay đối với khách hàng là các cá nhân cũng phong phú hơn so với hình thức cho vay các DN và các tổ chức kinh tế khác.

- Cho vay SXKD ngắn hạn;

Đặc điểm: Khách hàng có thể vay tối đa 12 tháng với mức vay tối đa là 85% nhu cầu vốn.Lãi suất vay được áp dụng theo biểu lãi suất cho vay ngắn hạn của Gp-bank. Phương thức trả nợ: trả lãi hàng tháng, trả gốc cuối kỳ.

Đối tượng và điều kiện vay vốn: Khách hàng phải có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại tỉnh hoặc thành phố nơi có Trụ sở của ngân hàng Gp- bank, là các cá nhân hay hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, liên tục tối thiểu 6 tháng và phải có vốn tự có tham gia vào phương án kinh doanh. Khách hàng phải có TSDB theo quy định của Gp-bank.

Hồ sơ cần thiết: Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của Gp-bank);

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại nhtm cp dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long (Trang 27 - 41)