Chúng ta đã giả định từ đầu rằng chỉ có một yếu tố hệ thống tác động tới lợi suất của cổ phiếu. Giả định này có thể đã quá đơn giản hóa. Có nhiều yếu tố có thể tác động tới lợi suất cổ phiếu: chu kỳ kinh doanh, tỷ lệ lạm phát, giá dầu,… Có thể nói rằng, việc phải gánh chịu một hay tất cả những yếu tố này sẽ tác động lên độ rủi ro được nhận thức của một cổ phiếu và lợi suất dự tính thích hợp của chúng. Ta có thể
Giả sử ta khái quát hóa mô hình một yếu tố được thể hiện thành một mô hình có hai yếu tố:
( )i f iM ( )M f iE ( )E f
E r = +r β E r −r +β E r −r
Một danh mục bất kỳ được đa dạng hóa tốt với các beta là βiM và βiE nếu muốn
loại bỏ các cơ hội Abitrage. Cuối cùng, sự mở rộng SML đa yếu tố tới các tài sản riêng lẻ chính là APT một yếu tố. SML đa yếu tố đối với một nền kinh tế có nhiều nguồn rủi ro.
APT tổng quát phải đúng với các tài sản riêng lẻ cũng như trong trường hợp một yếu tố. Một CAPM đa yếu tố, với những giả định bổ sung, áp dụng cho bất kỳ và tất cả những tài sản riêng lẻ. Như chúng ta đã thấy, kết quả sẽ là một phương trình thị trường chứng khoán (một SML đa chiều) giống như phương trình của APT đa yếu tố.
APT hàm ý cùng một quan hệ lợi suất dự tính beta giống như của CAPM nhưng không đòi hỏi rằng tất cả các nhà đầu tư phải là những người tối ưu hóa bình quân phương sai. Giá của tính khái quát này là APT không đảm bảo được mối quan hệ này cho tất cả các chứng khoán ở tất cả mọi thời điểm. Một APT đa yếu tố khái quát hóa mô hình một yếu tố để xử lý nhiều nguồn rủi ro hệ thống.