III. Bất động sản
BẢNG 2.24: HỆ SỐ TỶ SUẤT SINH LỜI MỘT SỐ CÔNG TY CÙNG NGÀNH NĂM
NGÀNH NĂM 2012
Chỉ tiêu Công ty CPCKMạo Khê
Công ty CPCK lắp máy Lilama Công ty CPCK điện lực 1.Vòng quay toàn bộ vốn 2 0,7 0,99
2.Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên doanh thu (ROS) 0,0195 0,0176 0,0128
3.Tỷ suất lợi nhuận kinh
tế của tài sản (ROAE) 0,0483 0,0161 1,3152
4.Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên VKD (ROA) 0,039 0,0142 0,0127
5.Tỷ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu (ROE) 0,1989 0,0408 0,0843
(Nguồn: Số liệu từ trang web cophieu68.com)
So sánh với 2 công ty cùng ngành có quy mô vốn lớn hơn, nhìn chung các hệ số tỷ suất của công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê ở mức trung bình. Vòng quay vốn của công ty đạt cao hơn so với 2 công ty còn lại cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn của công ty cao hơn. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu cũng tương đối cao. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA) của 3 công ty đều chưa cao, cần xem xét các biện pháp có hiệu quả để nâng cao các tỷ suất sinh lời.
2.2.5.Những kết quả đạt được và một số tồn tại trong việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê
Tạo nguồn và sử dụng vốn là hai mặt đối lấp nhưng thống nhất tồn tại trong bất kỳ một tổ chức kinh tế nào, việc tạo nguồn và sử dụng vốn vừa là những hoạt động thường xuyên, hàng ngày của các nhà quản trị nhưng đồng thời lại mang tính chất chiến lược lâu dài. Nguồn vốn của doanh nghiệp được tạo ra như thế nào? Vốn được sử dụng vào đâu? Những câu hỏi như vậy thường là vấn đề nan giải đối với những nhà quản lý tài chính. Mặt khác đây
cũng là đối tượng được nhiều người quan tâm. Qua xem xét, phân tích tình hình VKD tại công ty những năm qua em thấy bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế sau:
2.2.5.1.Những kết quả đạt được
Kết quả sản xuất kinh doanh: Năm 2012 ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đã không ngừng nâng cao ý thức trách nhiêm, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, công ty đã linh hoạt cơ cấu vốn tuy không làm lợi nhuận nâng cao so với năm trước nhưng cũng đáng khích lệ
Công tác tổ chức huy động vốn: Dù đứng trước thời kì khó khăn nhưng công ty đã huy động được lượng vốn để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó công ty đã chiếm dụng 1 lượng vốn tiết kiệm chi phí. Ngoài ra thì công ty tạo được uy tín đối với khách hàng và người cho vay, cũng như đối với nhà nước.
Các hệ số phản ảnh khả năng thanh toán như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và thanh toán nhanh ở mức độ an toàn. Không còn các khoản vay quá hạn.
Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện sản xuất lâu dài
Tạo uy tín trên thị trường, mở rộng thị phần, phát triển công ty. Ngoài ra còn tạo uy tín với công nhân viên công ty khi thu nhập bình quân đầu người vẫn tăng trong thời kỳ khó khăn
Bên cạnh đó không có TSCĐ không cần dùng và chưa cần dùng, tạo điều kiện khai thác triệt để năng lực của TSCĐ vào hoạt động chế tạo, sửa chữa phù hợp tình hình hoạt động hiện nay.
Trong năm 2012, công ty đã cố gắng trong việc thu hồi các khoản nợ, từ đó làm cho các khoản phải thu giảm so với đầu năm, lượng vốn bị chiếm dụng nhỏ hơn ượng vốn công ty chiếm dụng được.
2.2.5.2.Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tích đạt được, tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục:
Công tác quản lý các khoản phải thu: Số vốn lưu động ứ đọng trong các khách hàng còn lớn..
Công tác quản lý hàng tồn kho chưa tốt: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn. Số vòng quay hàng tồn kho còn nhỏ và lại có xu hướng giảm đi ứng với số ngày một vòng quay tăng lên từ đó làm cho rủi ro tài chính cao, ứ đọng vốn lớn, tốn kém chi phí tồn trữ hàng tồn kho. Đây là vấn đề cấp thiết công ty cần xem xét và sớm giải quyết.
Công tác quản lý vốn bằng tiền: Hệ số khả năng thanh toán tức thời rất thấp. Nguyên nhân là vì lượng tiền mặt tồn quỹ quá ít, thậm chí ở mức đang lo ngại. Trong khi nợ ngắn hạn lớn gấp nhiều lần.
Công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác, không giúp công ty đa dạng hóa được rủi ro và không đem lại cho công ty khoản thu nhập từ đầu tư ngoài hoạt động sản xuất.
Chưa quan tâm công tác xác định nhu cầu VLĐ
Định hướng đầu tư TSCĐ chưa tốt, mặc dù đầu tư thêm TSCĐ nhưng lại không tiến hành lập kế hoạch khấu hao TSCĐ. Do đó, công ty không thấy được nhu cầu tăng giảm VCĐ năm kế hoạch, khả năng về tài chính để đáp ứng nhu cầu đó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tóm lại, nhìn nhận một cách tổng quát ta thấy rằng: Hiệu quả sử dụng VKD của công ty năm 2012 chưa đạt kết quả cao. Mặc dù còn một số điểm chưa thật hợp lý trong công tác quản lý, sử dụng VLĐ, ví dụ: dự trữ vốn bằng tiền chưa thật phù hợp làm khả năng thanh toán của công ty bị hạn chế, hàng tồn kho nhiều. Việc đầu tư TSCĐ chưa khai thác hết năng lực sản xuất để thu lợi nhuận. Nhưng tài chính của công ty vẫn ở mức an toàn và ổn định. Việc tăng quy mô vốn trong thời kỳ kinh tế khó khăn là tín hiệu tốt nhưng khai thác và tận dụng triệt để nguồn vốn này vẫn chưa tốt, chưa đem lại doanh thu và lợi nhuận như mong đợi.
Trên đây là những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh ở công ty. Từ thực tế này, công ty cần phải nhìn nhận lại tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình sử dụng VKD nói riêng để
tìm ra các biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng VKD, mang lại lợi nhuận càng cao.
CHƯƠNG 3