III. Bất động sản
BẢNG 2.21: NGUYÊN GIÁ, TRÍCH KHẤU HAO VÀ GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TSCĐ NĂM
(ĐVT: đồng)
Loại TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn Hệ số hao mòn(%) Giá trị còn lại %Giá trị cònlại (%) 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2012 2011 2012 - Nhà cửa, vật kiến trúc 17.180.198.500 17.355.563.955 8.454.255.940 10.239.023.421 49,21 59,00 8.725.942.560 7.116.540.534 50,7 9 41,00 - Máy móc thiết bị 21.996.158.561 24.646.174.887 14.562.191.361 16.518.399.241 66,20 67,02 7.433.967.200 8.127.775.646 33,8 0 32,98 - Phương tiện vận tải 3.264.373.714 3.507.644.677 2.984.235.881 2.520.039.036 91,42 71,84 280.137.833 987.605.641 8,58 28,16 - Thiết bị,dụng cụ quản lý 2.253.144.033 2.223.546.323 912.904.109 1.122.464.619 40,52 50,48 1.340.239.924 1.101.081.704 59,48 49,52 Tổng cộng 44.693.874.808 47.732.929.842 26.913.587.291 30.399.926.317 60,22 63,69 17.780.287.517 17.333.003.525 39,7 8 36,31
Qua bảng 2.21: Nguyên giá, trích khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ năm 2012 ta thấy tình hình nguyên giá, khấu hao được phản ảnh đầy đủ. Có thể nhận thấy đến cuối năm 2012 các TSCĐ hao mòn khá nhiều, hệ số hao mòn cao là 63,69%. Như vậy TSCĐ hữu hình của công ty còn chưa đổi mới, cải tiến. Cụ thể:
Đối với Nhà cửa, vật kiến trúc: Hệ số hao mòn của bộ phận này tăng từ 49,21% lên 59%. Do đặc điểm riêng của loại tài sản này ít bị ảnh hưởng bởi khoa học kỹ thuật và không tham gia trực tiếp làm tăng khả năng sinh lời của đồng vốn nên trong danh mục đầu tư có thể chưa cần đầu tư nhiều cho loại tài sản này. Do vậy trong năm vừa qua công ty đã đầu tư ít vào xây mới, sửa chữa nhà cửa, trong khi đó vẫn phải tính khấu hao nên giá trị còn lại của loại tài sản này đã giảm còn 41% so với đầu năm là 50,79% chủ yếu là do công tác trích khấu hao.
Đối với Máy móc, thiết bị: Bộ phận này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng TSCĐ. Năm 2012 hệ số hao mòn là 67,02% tăng 0,82% so với năm 2011. Mặc dù trong năm công ty đã đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị với số tiền 2.884.540.046 đồng song đồng thời hệ số hao mòn tăng nên ta chưa thể đánh giá được năng lực sản xuất của TSCĐ cũ và TSCĐ mới vì do khả năng tài chính của công ty chưa đỷ để có thể đầu tư thay thế đồng loạt các loại TSCĐ cũ nên khi sản xuất phải kết hợp cả hai loại tài sản này. Vì vậy, công ty cần có biện pháp đẩy nhanh việc khấu hao máy móc, thiết bị; thanh lý máy móc thiết bị cũ không cần dùng. Giá trị còn lại của máy móc thiết bị không cao, chỉ có 32,98% giảm 0,82% so với năm 2011 nên công ty cần đổi mới thiết bị hiện đại tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Phương tiện vận tải bị hao mòn mạnh nhất, hệ số hao mòn cuối năm là 71,48%; đầu năm là 91,42%; tuy hệ số giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị hao mòn các TSCĐ. Năm 2012 nguyên giá bộ phận này tăng
2.520.039.036 đồng, giá trị còn lại là 987.605.641 đồng. Hầu hết các phương tiện vận tải đã cũ kỹ lạc hậu nhưng vẫn sử dụng vì nhu cầu đầu tư vốn vào máy móc rất lớn trong khi nguồn vốn của công ty lại có hạn.
Thiết bị, dụng cụ quản lý tuy không chiếm tỷ trọng hao mòn lớn nhưng với tỷ lệ hao mòn tăng từ 40,52% lên 50,48% và thiết bị, dụng cụ quản lý là loại tài sản cần thiết cho việc quản lý, là những tài sản có tốc độ hao mòn lớn nên việc không chú trọng đầu tư sẽ làm giảm nguyên giá (thực tế nguyên giá giảm 29.597.710 đồng với tỷ lệ 1,31%) tăng giá trị hao mòn, công ty cần sử dụng phương pháp khấu hao nhanh, giảm vốn ở thiết bị quản lý hoặc có thể thay thế, thanh lý thiết bị cũ hỏng.
Xét chung toàn bộ TSCĐ trong năm 2012 TSCĐ hữu hình của công ty đã bị hao mòn đáng kể, tất cả bộ phận trong TSCĐ hữu hình đều có hệ số hao mòn trên 50%, trong khi đó giá trị còn lại chưa cao. Với điều kiện của công ty, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là hai loại tài sản chủ yếu và quyết định tới chất lượng, giá thành sản phẩm nên trong thời gian tới công ty cần đầu tư thêm vào hai loại tài sản này nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. Ngoài ta, công ty nên áp dụng các biện pháp nhất định để bảo quản TSCĐ như: kiểm kê, đánh giá trình trạng TSCĐ, mở sổ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tiến hành sửa chữa. Bên cạnh đó, công ty có thể thanh lý hoặc nhương bán những tài sản đã lạc hậu nhằm mục đích thu hồn vốn, tạo điều kiện mua sắm mới TSCĐ, từ đó đáp ứng cao hơn nhu cầu sản xuất.
Tình hình quản lý và sử dụng quỹ khấu hao
Khấu hao TSCĐ là biện pháp kinh tế nhằm thu hồi vốn. Việc xác định một cách chính xác số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ là căn cứ quan trọng, từ đó công ty biết được tình trạng kỹ thuật của TSCĐ và điều chỉnh cơ cấu TSCĐ cũng như cơ cấu đầu tư ở từng thời điểm cho hợp lý. Vì vậy, quản lý tốt công tác khấu hao TSCĐ cũng là yếu tố góp phần nâng cao
theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Số năm khấu hao của các loại tài sản cố định hữu hình như sau:
Loại Tài sản cố định Số năm
- Nhà cửa vật kiến trúc 6-25
- Máy móc, thiết bị 5-12
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6-10
- Thiết bị văn phòng 3-8
Thời gian khấu hao đã được áp dụng theo quy định 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 nên mỗi năm TSCĐ được khấu hao theo tỷ lệ cố định. Công ty áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng nên tỷ lệ này được xác định bằng nghịch đảo của số năm sử dụng TSCĐ. Do đó, việc trích khấu hao tuân theo tỷ lệ này cho đến khi khấu hao hết, nếu sau khi khấu hao hế mà tài sản vẫn còn năng lực sản xuất thì sẽ tiến hành sản xuất tiếp, nếu như không đủ năng lực sản xuất thì chuyển sang TSCĐ chờ thanh lý.
Trong năm 2012, quỹ khấu hao là 30.399.926.317 (đồng) tăng so với năm 2011 là 3.486.339.026 (đồng), với việc trích lập quỹ khấu hao công ty đã tận dùng nguồn tiền để trả một phần lãi vay ngân hàng, bảo dưỡng sửa chữa một số trang thiết bị máy móc.
Như vậy, nếu quản lý và sử dụng tốt nguồn quỹ khấu hao có thể sẽ giúp công ty thêm một khoản tiền đáp ứng nhu cầu vốn.
2.2.3.2.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
Vốn cố định là một phạm trù kinh tế hàng hóa, là một trong hai quyết định sản xuất lưu thông hàng hóa. Đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, thì điều kiện đầu tiên để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh là phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Sau khi có vốn doanh nghiệp lại phải quan tâm tới việc sử dụng đồng vốn mình bỏ ra sao cho hiệu quả, nhằm đạt được mức lợi nhuận cao nhất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vì thế việc quản lý và sử dụng hiệu quả VCĐ là điều cần thiết.