Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái rừng phục hồi

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc, tái sinh ở trạng thái rừng phục hồi iia, iib tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 62 - 90)

a. Đối với trạng thái rừng IIa:

Từ số liệu điều tra trên 75 ô dạng bản thống kê đƣợc số cây gỗ tái sinh theo 4 cấp chiều cao kết quả ở bảng .

Bảng 4.17: Tổng hợp mật độ cây tái sinh theo chiều cao tại các khu vực nghiên cứu ở trạng thái IIa

Khu vực nghiên cứu

(Xã)

N/ha

Số cây tái sinh theo cấp chiều cao <0.5 m 0.5-1 m >1m

Cao Kỳ 3.584 1.048 2.097 439

Nhƣ Cố 3.504 1.187 1.898 419

Nông Hạ 3.456 1.054 1.998 404

Từ bảng 4.17 cho thấy mật độ cây tái sinh biến động từ 3.456 cây/ha đến 3.584 cây/ha. Mật độ cây tái sinh ở các khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao 0.5 – 1 m, biến động từ 1.898 đến 2.097 cây/ha, mật độ cây tái sinh thấp nhất ở cấp chiều cao >1m (404 đến 439 cây/ha).

b. Đối với trạng thái rừng IIb:

Tƣ̀ số liệu điều tra trên các ô dạng bản thống kê đƣợc số cây gỗ tái sinh theo 4 cấp chiều cao kết quả ở bảng 4.18:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.18: Tổng hợp phân bố cây tái sinh theo chiều cao ở các khu vực nghiên cứu

Khu vực

NC (xã) N/ha

Số cây tái sinh theo cấp chiều cao <0.5 m 0.5-1 m >1m

Cao Kỳ 4.640 703 1.904 2.033

Nhƣ Cố 3.840 815 1.763 1.262

Nông Hạ 5.440 1.174 2.225 2.041

Quabảng 4.18 cho thấy mật độ cây tái sinh vẫn tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao > 1m với mật độ từ 1.763 – 2.225 cây/ha và ở cấp chiều cao >1m với mật độ cây tái sinh 1.262 – 2.041 cây/ha, mật độ thấp nhất là ở cấp chiều cao <0.5 m đạt từ 703 cây/ha đến 1.174 cây/ha.

Vậy tƣ̀ kết quả nghiên cƣ́u 2 khu vƣ̣c trên chƣ́ng tỏ thời gian phục hồi rừng càng dài thì mật độ cây tái sinh có chiều cao >1m càng lớn. Khi thời gian phục hồi tăng thì mật độ cây tái sinh có chiều cao từ 1m sẽ lớn hơn ở các giai đoạn tuổi nhỏ, tuy nhiên sự biến động này không theo quy luật rõ ràng ở tất cả các giai đoạn rừng phục hồi. Bởi vì khi giai đoạn tuổi tăng lên thì các loài cây luôn có xu hƣớng vƣơn cao để lấy ánh sáng, yếu tố cản trở tái sinh không phải chủ yếu là cây bụi, thảm tƣơi nữa nên thời gian này cần chú ý tỉa thƣa, loại bỏ dây leo, cây cong queo, sâu bệnh, cây có giá trị kinh tế thấp để cải thiện điều kiện ánh sáng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sinh.

4.2.5 Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang trạng thái rừng phục hồi

a. Đối với trạng thái rừng IIa:

Qua điều tra hiện trạng cây tái sinh trên các địa điểm nghiên cứu, thu đƣợc số liệu tổng hợp dạng phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang, thể hiện ở bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.19: Phân bố cây tái sinh tại các khu vực nghiên cứu ở trạng thái IIa Khu vực NC (xã) Trạng thái N/ha rMật độ cây tái sinh/m2 n Số lần đo (>=30) U Kiểu phân bố

Cao Kỳ IIa 3.584 0.45 0.36 30 - 5.36 Phân bố cụm Nhƣ Cố IIa 3.504 0.35 0.35 30 - 6.14 Phân bố cụm Nông Hạ IIa 3.456 0.67 0.35 30 - 2.22 Phân bố cụm

Qua bảng số liệu thu thập đƣợc nhƣ trên, tại xã Cao Kỳ với số lần đo ngẫu nhiên là 30 lần với giá trị r = 0.45 có U = - 5.36 < -1.96 nên phân bố cây tái sinh trạng thái IIa dạng phân bố cụm, ở Xã Nhƣ Cố với số lần đo ngẫu nhiên là 30 lần với giá trị r = 0.35 có U = - 6.14< -1.96 nên phân bố cây tái sinh trạng thái IIa dạng phân bố cụm, ở xã Nông Hạ với số lần đo ngẫu nhiên là 30 lần với giá trị r = 0.35 có U = - 2.22< -1.96 nên phân bố cây tái sinh trạng thái IIa dạng phân bố cụm.

b. Đối với trạng thái IIb:

Qua điều tra hiện trạng cây tái sinh trên các địa điểm nghiên cứu, thu đƣợc số liệu tổng hợp dạng phân bố cây tái sinh, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.20: Phân bố cây tái sinh tại các khu vực nghiên cứu ở trạng thái IIb Khu vực NC (Xã) Trạng thái N/ha rMật độ cây tái sinh/m2 n Số lần đo (>=30) U Kiểu phân bố

Cao Kỳ IIb 4640 0.85 0.46 30 1.64 Phân bố ngẫu nhiên Nhƣ Cố IIb 3840 0.75 0.38 30 - 0.74 Phân bố ngẫu nhiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng số liệu 4.20 thu thập đƣợc nhƣ trên, tại khu vực nhiên cứu xã Cao Kỳ với số lần đo ngẫu nhiên r = 0.85 có U = 1.64 nên tại khu vực nghiên cứu rừng trạng thái IIb ở đây có kiểu phân bố cây tái sinh dạng: Phân bố ngẫu nhiên, cũng với phƣơng pháp xác định U của những khu vực nghiên cứu xã Nhƣ Cố với số lần đo ngẫu nhiên r = 0.75 có U = - 0.74 , tổng thể cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu này có dạng phân bố ngẫu nhiên.

Tại khu vực nghiên cứu xã Nông Hạ có r = 0.54 có U = - 2.75 nên tổng thể cây tái sinh ở đây có dạng phân bố cụm.

4.3. Ảnh hƣởng của một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên

4.3.1. Ảnh hƣởng nhân tố cây bụi và thảm tƣơi đến tái sinh tự nhiên

a. Đối với trạng thái IIa:

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cây bụi, thảm tƣơi và lớp thảm mục đề tài tổng hợp một số chỉ tiêu nghiên cứu tái sinh nhƣ mật độ, tỷ lệ cây triển vọng và chất lƣợng cây tái sinh theo các cấp độ sinh trƣởng khác nhau của lớp cây bụi, thảm tƣơi ở từng khu vực nghiên cứu.

Mặc dù lớp cây bụi, thảm tƣơi chịu ảnh mạnh mẽ của độ tàn che nhƣng chúng lại là nhân tố có ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng và phát triển của cây tái sinh, đặc biệt là sự cạnh tranh về dinh dƣỡng và ánh sáng dƣới tán rừng. nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi độ tàn che của rừng giảm thì cây bụi, thảm tƣơi phát triển thuận lợi cho những cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ, nhƣng chúng sẽ là trở ngại khi cây tái sinh lớn lên. Tỷ lệ cây triển vọng không cao do tốc độ sinh trƣởng và phát triển của cây bụi, thảm tƣơi thƣờng nhanh hơn, sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn và dần dần sẽ lấn át cây tái sinh. Ảnh hƣởng của cây bụi, thảm tƣơi đến tái sinh tự nhiên tại các khu vực nghiên cứu đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.21 Ảnh hƣởng của cây bụi, thảm tƣơi đến tái sinh tự nhiên ở các khu vực nghiên cứu rừng phục hồi trạng thái IIa

Đặc điểm Cao Kỳ Nhƣ Cố Nông Hạ

Cây Bụi

Loài cây chủ yếu Mua, Mâm xôi, Nứa,…

Vú bò, Đỏ ngọn, Ba chạc, Mua,…

Bồ cu vẽ, Lau, Mâm xôi,… N/ha(cây bụi) 11.200 9.600 10.400

HTB (m) 0.85 0.9 0.75 Độ che phủ (%) 21.15 14.98 19.06

Thảm tƣơi

Loài phổ biến Guột, Cỏ lào, Chít, Cỏ rác,… Sa nhân, Chít, Bòng bong,… chuột, Guột, Cỏ Dƣơng xỉ tai rác, Cỏ lào Độ nhiều Cop 2 Cop 1 Cop 1

HTB (m) 0.35 0.45 0.40 Độ che phủ (%) 15.31 12.09 13.23 Tái sinh Mật độ (N/ha) 2.940 2.770 2.990 Số cây triển vọng 821 1.042 1.022 Tỷ lệ cây triển vọng (%) 27.93 37.62 34.18 Qua bảng 4.21 ta thấy:

Tầng cây bụi ở đây khá phát triển gồm các loài: Mua, Mâm xôi, Nứa, Bồ cu vẽ, Lau, …mật độ biến động từ 9.600 – 11.200 cây/ha (bụi hoặc cây), chiều cao biến động từ 0.75 – 0.90m nên những cây tái sinh lớn hơn 1m, gọi là cây triển vọng. Độ che phủ của cây bụi biến động từ 14.98 – 21.15%, có xu hƣớng tăng nhanh khi độ tàn che của tầng cây tán trên giảm. Tham gia vào tầng cây bụi ở các khu vực nghiên cứu rừng phục hồi trạng thái IIa tại Chợ Mới chủ yếu là những loài ƣa sáng nhƣ: Nứa, Lau, Đỏ ngọn, Mua,…điều đó chứng tỏ tầng cây cao bị tác động mạnh, có những khoảng trống lớn trên tán rừng đặc biệt ở khu vực nghiên cứu thuộc xã Cao Kỳ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tầng thảm tƣơi nói riêng đối với khu vực nghiên cứu xã Cao Kỳ chủ yếu có các loài: Guột, Cỏ lào, Chít, Cỏ rác,…có độ che phủ 15.31% độ nhiều đƣợc xếp vào Cop 2. Độ che phủ bình quân của trạng thái rừng phục hồi IIa trong khoản biến động từ: 12.09 – 15.31%, chiều cao trung bình của tầng thảm tƣơi biến động từ 0.35 – 0.45m. Vì vậy những cây tái sinh có chiều cao nhỏ hơn 0,45m coi nhƣ chúng bị ức chế hoàn toàn bởi tầng thảm tƣơi và cây bụi. Trung bình trung độ che phủ của tầng thảm tƣơi là 13.54%.

Với những đặc điểm nhƣ trên tầng cây bụi, thảm tƣơi đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến lớp cây tái sinh của các loài cây trong khu vực nghiên cứu. Dễ dàng nhận thấy, khi độ tàn che của rừng tăng lên, độ che phủ của cây bụi, thảm tƣơi giảm nhanh, mật độ cây tái sinh tăng nhƣng tỷ lệ cây triển vọng lại giảm. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, để quá trình tái sinh rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu rừng phục hồi trạng thái IIa đạt hiệu quả cao, cần thiết phải có biên pháp điều chỉnh hợp lý độ tàn che cũng nhƣ độ che phủ của rừng, đặc biệt tại những khu vực bị tác động mạnh.

b. Đối với trạng thái IIb:

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cây bụi, thảm tƣơi và lớp thảm mục đề tài tổng hợp một số chỉ tiêu nghiên cứu tái sinh nhƣ mật độ, tỷ lệ cây triển vọng và chất lƣợng cây tái sinh theo các cấp độ sinh trƣởng khác nhau của lớp cây bụi, thảm tƣơi ở từng khu vực nghiên cứu, cho thấy về thành phần loài cây bụi, thảm tƣơi có nhiều điểm gần giống nhƣ thành phần loài cây bụi, thảm tƣơi tại khu vực nghiên cứu rừng phục hồi ở trạng thái IIa.

Ở trạng thái nghiên cứu rừng phục hồi IIb, có sự thay đổi khác biệt hơn so với trạng thái IIa ở chỗ dƣới cùng của thảm thực vật đã hình thành lớp thảm mục mỏng do sự tích lũy theo thời gian của các tầng cây trên diện tích hình thành. Lớp thảm mục này có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng tái sinh của nhiều loài cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mặc dù lớp cây bụi, thảm tƣơi chịu ảnh mạnh mẽ của độ tàn che nhƣng chúng lại là nhân tố có ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng và phát triển của cây tái sinh, đặc biệt là sự cạnh tranh về dinh dƣỡng và ánh sáng dƣới tán rừng. nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi độ tàn che của rừng giảm thì cây bụi, thảm tƣơi phát triển thuận lợi cho những cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ, nhƣng chúng sẽ là trở ngại khi cây tái sinh lớn lên. Tỷ lệ cây triển vọng không cao do tốc độ sinh trƣởng và phát triển của cây bụi, thảm tƣơi thƣờng nhanh hơn, sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn và dần dần sẽ lấn át cây tái sinh. Ảnh hƣởng của cây bụi, thảm tƣơi đến tái sinh tự nhiên tại các khu vực nghiên cứu đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.22 Ảnh hƣởng của cây bụi, thảm tƣơi đến tái sinh tự nhiên ở các khu vực nghiên cứu rừng phục hồi trạng thái IIb

Đặc điểm Cao Kỳ Nhƣ Cố Nông Hạ

Cây Bụi

Loài cây chủ yếu Mâm xôi, Vú bò, Mua, Lau,...

Đỏ ngọn, Lau, Ba trạc, Nứa,...

Mua, Mâm xôi, Bồ cu vẽ,... N/ha(cây bụi) 7.600 8.020 7.780 HTB (m) 0.85 1.25 0.70 Độ che phủ (%) 12.09 14.34 12.21

Thảm tƣơi

Loài phổ biến Chít, Sa nhân, Dƣơng xỉ,... Guột, cỏ rác, Bòng bong, Sa nhân,...

Guột, Cỏ lào, Chít, Bòng bong,... Độ nhiều Cop 1 Cop 1 Cop 1

HTB (m) 0.30 0.55 0.40 Độ che phủ (%) 9.76 11.84 10.32 Tái sinh Mật độ (N/ha) 4.640 3.840 5.440 Số cây triển vọng 1.740 1.120 1.910 Tỷ lệ cây triển vọng (%) 37.50 29.16 35.11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 4.22 ta thấy:

Tầng cây bụi ở đây khá phát triển gồm các loài: Mâm xôi, Vú bò, Mua, Lau, Đỏ ngọn, Lau, Ba trạc, Nứa,…mật độ biến động từ 7.600 – 8.020 cây/ha (bụi hoặc cây), chiều cao biến động từ 0.70 – 1.25m nên những cây tái sinh lớn hơn 1m, gọi là cây triển vọng. Độ che phủ của cây bụi biến động từ 12.09 – 14.34%, có xu hƣớng tăng nhanh khi độ tàn che của tầng cây tán trên giảm. Tham gia vào tầng cây bụi ở các khu vực nghiên cứu rừng phục hồi trạng thái Iib tại Chợ Mới chủ yếu là những loài ƣa sáng nhƣ: Bòng bong, Ba trạc, Lau,…điều đó chứng tỏ tầng cây cao bị tác động mạnh, có những khoảng trống lớn trên tán rừng đặc biệt ở khu vực nghiên cứu thuộc xã Nhƣ Cố.

Tầng thảm tƣơi nói riêng đối với khu vực nghiên cứu xã Nông Hạ chủ yếu có các loài: Guột, Cỏ lào, Chít, Bòng bong,…có độ che phủ 10.32% độ nhiều đƣợc xếp vào Cop 1. Độ che phủ bình quân của trạng thái rừng phục hồi IIb trong khoảng biến động từ: 9.76 – 11.84%, chiều cao trung bình của tầng thảm tƣơi biến động từ 0.30 – 0.55m. Vì vậy những cây tái sinh có chiều cao nhỏ hơn 0,55m coi nhƣ chúng bị ức chế hoàn toàn bởi tầng thảm tƣơi và cây bụi. Trung bình trung độ che phủ của tầng thảm tƣơi là 10.64%.

Mật độ cây tái sinh cũng có những biến động đáng kể, biến động trong khoảng 3.840 – 5.440 cây/ha, tỷ lệ cây triển vọng trong số những cây tái sinh chiếm trung bình khoảng: 33.92%

Với những đặc điểm nhƣ trên tầng cây bụi, thảm tƣơi đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến lớp cây tái sinh của các loài cây trong khu vực nghiên cứu. Dễ dàng nhận thấy, khi độ tàn che của rừng tăng lên, độ che phủ của cây bụi, thảm tƣơi giảm nhanh, mật độ cây tái sinh tăng nhƣng tỷ lệ cây triển vọng lại giảm. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, để quá trình tái sinh rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu rừng phục hồi trạng thái IIb đạt hiệu quả cao, cần thiết phải có biên pháp điều chỉnh hợp lý độ tàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

che cũng nhƣ độ che phủ của rừng, đặc biệt tại những khu vực bị tác động mạnh.

4.3.2. Ảnh hƣởng nhân tố con ngƣời đến tái sinh tự nhiên

Trong quá trình điều tra thu thập số liệu phục vụ cho đề tài, tiến hành phỏng vấn ngƣời dân sinh sống trong và gần khu vực nghiên cứu và những ngƣời có mức ảnh hƣởng đến diện tích rừng mà đề tài đang nghiên cứu:

Với tập quán ca nh tác ngƣời dân c oi rừng là tài sản chung, mạnh ai ngƣời ấy khai thác, ít vận dụng tiến bộ khoa học trong công tác trồng trọt, tăng gia sản xuất nông lâm nghiệp. Một bộ phận ngƣời dân sống trong và giáp ranh khu vực rừng lấy nguồn thu nhập chính từ việc khai thác tài nguyên rừng: gỗ, lâm sản ngoài gỗ , củi ... phục vụ cuộc sống làm mất đi những loài cây mẹ có giá trị về mặt đa dạng loài, giá trị kinh tế, chất lƣợng cây mẹ, làm ảnh hƣởng đến độ tàn che của diện tích đất rừng, gây ra hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi trên khu vực. Điều đó đƣợc thể hiện qua các bảng tổng hợp sau:

Bảng 4.23 Tổng hợp những tác động chủ yếu của con ngƣời vào rừng phục hồi STT Tác động Tổng số phiếu điều tra Số phiếu trả lời Tỷ lệ (%)

1 Khai thác gỗ trái phép 60 17 28.33

2 Khai thác củi 60 60 100

3 Chăn thả gia súc 60 60 100

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc, tái sinh ở trạng thái rừng phục hồi iia, iib tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 62 - 90)