Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh ở trạng thái rừng phục hồi

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc, tái sinh ở trạng thái rừng phục hồi iia, iib tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 59 - 62)

a. Đối với trạng thái IIa:

Chất lƣợng cây tái sinh là kết quả tổng hợp nhƣ̃ng tác động qua lại giƣ̃a cây rƣ̀ng với nhau và giƣ̃a cây rƣ̀ng với điều kiện hoàn cảnh. Năng lƣ̣c tái sinh đƣợc đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ , phẩm chất, nguồn gốc và số cây có triển vọng. Năng lƣ̣c tái sinh phản ánh mƣ́c độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trƣởng của cây mạ, cây con. Điều kiện hoàn cảnh rƣ̀ng có tác động rất lớn ở giai đoạn này , vì vậy căn cƣ́ vào các kết quả nghiên cƣ́u về khả năng tái sinh ở các giai đoạn tuổi của rừng phục hồi, đề xuất đƣợc các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh.

Trên cơ sở số liệu thu thập trong quá trình điều tra chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh đƣợc tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.15: Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh trạng thái IIa tại khu vực nghiên cứu Khu vực NC N/ha Tỷ lệ chất lƣợng (%) Nguồn gốc Tốt TB Xấu Hạt % Chồi % Cao Kỳ 3.584 54.25 37.69 8.06 2.950 82.31 634 17.69 Nhƣ Cố 3.504 47.71 51.02 1.27 2.720 77.62 784 22.38 Nông Hạ 3.456 58.76 36.64 4.60 2.958 85.62 498 14.38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ bảng 4.15 ở trên, chúng ta thấy rằng năng lực tái sinh của rừng phục hồi trạng thái IIa là rất chậm, mật độ tái sinh ở tất cả các khu vực nghiên cứu biến động trong khoảng 3.456 – 3.584 cây. Do canh tác rừng bị tác động mạnh qua nhiều thời gian, không có định hƣớng chăm sóc và diện tích rừng ở trạng thái IIa nằm trên đất dốc làm cho đất trở nên thoái hoá, tầng đất mặt bị xói mòn rửa trôi, đất bị phơi trống trong thời gian dài.

Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt biến động từ 77.62% đến 85.62%. Điều đó chứng tỏ các loài cây gỗ chủ yếu là tái sinh từ hạt, chỉ một phần nhỏ có nguồn gốc từ chồi. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tƣơng lai. Vì trong cùng một loài cây thì cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh chồi.

Phẩm chất cây tái sinh: Tỷ lệ cây tốt biến động từ 47.71% đến 58.76%, cây trung bình từ 36.64% đến 51.02% và cây xấu từ 1.27 đến 8.06%. Nhƣ vậy, ta thấy rằng phần lớn cây tái sinh có chất lƣợng tốt và trung bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng sau khi rừng bi ảnh hƣởng xấu từ quá trình tác động tiêu cực của con ngƣời. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dƣỡng cây tái sinh mục đích (Lim xẹt, Kháo xanh, Trám trắng,...) nhằm nâng cao chất lƣợng rừng, phù hợp mục tiêu kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phòng hộ kết hợp kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Đối với trạng thái IIb:

Bảng 4.16: Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh trạng thái IIb tại các khu vực nghiên cứu Khu vực NC N/ha Tỷ lệ chất lƣợng (%) Nguồn gốc Tốt TB Xấu Hạt % Chồi % Cao Kỳ 4.640 64.21 28.65 7.14 3.960 85.34 680 14.66 Nhƣ Cố 3.840 56.19 33.06 10.75 2.750 71.61 1090 28.39 Nông Hạ 5.440 58.96 30.24 10.80 4.460 81.99 980 18.01 Từ bảng 4.16 ở trên, chúng ta thấy rằng năng lực tái sinh của rừng phục hồi trạng thái IIb đã có tiến triển hơn nhiều so với khu vực nghiên cứu trạng thái rừng phục hồi IIa, mật độ tái sinh ở tất cả các khu vực nghiên cứu từ 3.840 – 5.440cây.

Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt biến động từ 71.61% đến 85.34%. Điều đó chứng tỏ các loài cây gỗ chủ yếu là tái sinh từ hạt, chỉ một phần nhỏ có nguồn gốc từ chồi. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tƣơng lai. Vì trong cùng một loài cây thì cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh chồi.

Phẩm chất cây tái sinh: Tỷ lệ cây tốt biến động từ 56.19% đến 64.21%, cây trung bình từ 28.65% đến 33.06% và cây xấu từ 7.14 đến 10.80%. Nhƣ vậy, ta thấy rằng phần lớn cây tái sinh có chất lƣợng tốt và trung bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng sau khi rừng bi ảnh hƣởng xấu từ quá trình tác động tiêu cực của con ngƣời. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dƣỡng cây tái sinh mục đích (Trám trắng, Trám đen, Kháo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Muồng xanh...) nhằm nâng cao chất lƣợng rừng, phù hợp mục tiêu kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phòng hộ kết hợp kinh tế.

Phần lớn cây chồi là cây tiên phong ƣa sáng nên trong quá trình phát triển chúng dần dần bị đào thải, do đó vai trò của chúng cũng giảm dần. Để hạn chế những ảnh hƣởng này và phát huy vai trò của chúng cần phải tiến hành các giải pháp lâm sinh thích hợp trong từng giai đoạn nhƣ chặt tỉa và chăm sóc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc, tái sinh ở trạng thái rừng phục hồi iia, iib tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 59 - 62)