Mục đích của đề tài là thông qua kết quả nghiên cứu cấu trúc hiện tại của rừng làm cơ sở đề xuất các biện pháp kĩ thuật lâm sinh nhằm phục hồi và nâng cao chất lượng rừng.
Các giải pháp tác động và rừng nhằm thỏa mãn các mục tiêu của con người, bảo tồn nguồn gen đặc biệt là các loài thực vật có giá trị, bảo tồn đa dạng sinh học.
Đa số các trạng thái rừng đều phân bố ở gần khu vực dân cư và khu di tích chùa Hương tích. Vì vậy, muốn rừng mang lại giá trị kinh tế mà vẫn đảm bảo các chức năng phòng hộ và sinh thái của rừng đảm bảo cảnh quan thiên nhiên cho khu du lịch chùa Hương tích, thì cần phải tiến hành quy hoạch: Những diện tích nào cần được bảo vệ, những diện tích nào thì được chuyển đổi.
Từ các kết quả nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và hiện trạng phát triển tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp kĩ thuật sau:
* Nhóm các giải pháp lâm sinh
Thống kê toàn bộ diện tích rừng cần tiến hành bảo vệ và thống kê được hiện trạng rừng tại khu vực.
Xây dựng được kết cấu hợp lý về mật độ, đường kính, chiều cao, tuồi thông qua việc: Duy trì cấu trúc rừng hiện tại bằng nhiều loài cây khác tuổi và nhiều tầng, chấp nhận một thế hệ gồm nhiều loài cây có chất lượng kém song song tồn tại với những loài cây có chất lượng tốt. Chúng được xem là những lớp cây dự trữ vừa thể hiện chức năng cung cấp nguồn giống vừa tạo hoàn cảnh thuận lợi cho tái sinh tự nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tăng cường công tác tuần tra, theo dõi khu vực quản lý để nắm được khu vực có loài cây có giá trị. Từ đó có thể bảo vệ cây mẹ của những loài cây có giá trị kinh tế cao và là cây đặc trưng của khu vực như Sưa, Sếu, Săng lẻ… Hạn chế hiện tượng khai thác gỗ củi của người dân sống xung quanh rừng gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, ảnh hưởng đến khả năng tái sinh tự nhiên, làm giảm sút số lượng cây có đường kính nhỏ, ảnh hưởng đến kết cấu của rừng như: Kết cấu về tuổi, đường kính, tổ thành loài cây.
Xây dựng các ô tiêu chuẩn định vị, theo dõi sinh trưởng, diễn thế rừng, để đánh giá khả năng sinh trưởng và phục hồi rừng trong tương lai đồng thời nắm được khả năng sinh trưởng, phục hồi của rừng. Từ đó có biện pháp cụ thể tác động vào rừng để đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với các khu vực được phép tác động như khu vực phục hồi sinh thái, tham quan du lịch có thể áp dụng một sô biện pháp kĩ thuật lâm sinh như sau:
Xác định danh mục các loài dây leo, cây bụi quý hiếm có giá trị khoa học cao, trên cơ sở đó tiến hành phát bỏ dây leo, cây bụi của những loài kém giá trị. Để có thể vừa tạo không gian sinh trưởng hợp lý cho những loài cây
gỗ tồn tại và phát vừa có thể bảo tồn được những loài dây leo, cây bụi có giá trị.
Tuy mật độ tầng cây gỗ ở hai trạng thái là không lớn, nhứng số cây, số loài tập chung phổ biến ở những cấp đường kính nhỏ. Cần điều chỉnh tổ thành và mật độ thông qua tỉa thưa, loại bỏ những cây phẩm chất kém của các loài cây tạp như: Trâm, Trẩn, Dung dè, Dâu da đất…mở rộng không gian dinh dưỡng và ánh sáng cho cây tái sinh tầng dưới phát triển, giảm sự cạnh tranh giữa các loài cây kém giá trị và loài cây mục đích. Việc điều chỉnh cấu trúc quần thể tạo rừng hỗn loài, nhiều tầng, nhiều thế hệ kế tiếp với những loài cây có giá trị kinh tế cao và đa dạng loài trong tương lai.
Đối với tầng cây tái sinh có triển vọng của các loài cây chiếm tỷ lệ nhỏ. Ở trạng thái IIB, tỉ lệ cây tái sinh có triển vọng là 22.4 – 33.3%, trong khi đó ở trạng thái IIIA1, tỉ lệ cây tái sinh có triển vọng chiếm 20.0 - 37,8%). Cần điều tiết tổ thành cây tái sinh thông quy việc nuôi dương loài cây tái sinh có triển vọng đặc biệt là những loài cây tái sinh có giá trị kinh tế và đa dạng sinh học như: Sưa, Sếu, Xoan ta…đồng thời loại bỏ những loài cây ít có giá trị như: Bứa, Nái ông, Dâu da đất…để chúng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển các loài cây tái sinh mục đích. Kết quả điều tra tái sinh cho thấy cây tái sinh thuộc lớp cây tái sinh có triển vọng chiếm tỷ lệ thấp nên cần hết sức chú ý bảo vệ, phát triển cây tái sinh của những loài cây mục đích. Đảm bảo cho rừng có thời gian để phục hồi, đặc biệt không được khai thác trái phép, không được có những tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi của rừng. Ngoài ra cần bổ sung cây bản địa hoặc những cây có giá trị và có đặc điểm sinh thái học phù hợp với điều kiện lập địa tại khu vực. Tất cả các công việc trên đây đều được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật lâm sinh và phải được quản lý chặt chẽ.
Cần tiến hành trồng bổ sung những loài cây có giá trị ở những nơi có địa hình ít dốc như những loài cây: Trám, Xoan ta, Sưa, Trai,… để đảm bảo
Qua điều tra cho thấy dưới tán rừng ở hai trạng thái có nhiều loài cây cho lâm sản ngoài gỗ như: Rau sắng, Củ mài, và một số loài cây khác. Đây là những loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao về thực phẩm, thích hợp với điều kiện nơi đây nên có thể kết hợp chăm sóc và trồng dưới tán để khai thác tăng thêm thu nhập cho người dân.
Do đặc điểm rừng tại khu vực là rừng thứ sinh nghèo kiệt, cho nên những biện pháp kĩ thuật lâm sinh tác động vào rừng chủ yếu là những biện pháp nhằm phục hồi và phát triển rừng, bổ sung những loài cây có giá trị. * Nhóm những giải pháp về mặt chính sách, xã hội
Chính sách về giao đất, giao rừng: Ban quản lý cần thực hiện chính sách giao đất giao rừng đến người dân. Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá cụ thể để đảm bảo công tác giao đất giao rừng được hiệu quả, rừng được phục hồi nhanh và ổn định.
Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu rõ giá trị của rừng và lợi nhuận thu được từ rừng để họ tham gia bảo vệ rừng một cách tích cực.
PHẦN 5