Kết quả tính toán các đặc trưng mẫu được ghi vào bảng 4.2
Bảng 4.2: Các đặc trưng mẫu về đường kính
TTR OTC N (cây/ha) D1.3(cm) S 2 S S% Sk Ek IIIA 1 01 500 14.74 66.54 8.16 55.34 1.90 5.87 02 480 15.59 75.40 8.68 54.46 0.79 -0.02 03 460 17.09 76.72 8.76 51.25 0.86 -0.06 IIB 04 380 15.50 53.78 7.33 47.31 0.94 1.24 05 490 13.52 44.60 6.68 49.38 1.02 0.89 06 310 13.75 54.98 7.41 53.92 0.94 -0.29
Qua bảng 4.2 cho thấy, ở các trạng thái rừng khác nhau thì các đặc trưng mẫu của D1.3 cũng có sự sai khác.
+ Đường kính trung bình của trạng thái IIB thấp, dao động từ 13.52cm đến 15.5cm, trong khi đó với trạng thái IIIA1 đã có thời gian phục hồi đường kính trung bình ở mức khá, dao động từ 14.7 đến 17.09cm.
+ Hệ số biến động về đường kính D1.3 (S%): Ở cả hai trạng thái là tương đối lớn, ở trạng thái IIB hệ số biến động biến đổi từ 47.31 -53.92%, trạng thái IIIA1 hệ số biến động biến đổi từ 51.25- 54.46%, nguyên nhân hệ số biến động của cả hai trạng thái lớn như thế là do kết quả của việc khai thác chọn thô của người dân. Việc khai thác chỉ chú ý đến những cây có đường kính lớn, chiều cao lớn, thân thẳng, không sâu bệnh, còn với các cây khác tuy đã đạt đường kính khai thác nhưng cong queo, sâu bệnh thì được chừa lại.
+ Độ lệch ở các ô tiêu chuẩn trong các trạng thái lớn hơn 0 (Sk > 0), chứng tỏ đỉnh đường cong phân bố đều lệch trái. Phần lớn cây rừng tập trung ở đường kính nhỏ, đường kính càng lớn thì số cây càng ít đi, từ đó có thể khẳng định rằng rừng đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển.
+ Độ nhọn ở các ô tiêu chuẩn 01, 04, 05 đều lớn hơn 0 (Ek > 0), điều đó cho thấy các phân bố thực nghiệm có đỉnh nhọn hơn so với phân bố chuẩn còn ở các ô tiêu chuẩn 02, 03, 06 nhỏ hơn 0 (Sk<0) cho thấy phân bố thực nghiệm bẹt hơn so với phân bố chuẩn.