Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển rừng tại Khu rừng đặc dụng Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 33)

Tổ thành là chỉ tiêu dung để đánh giá mức đôi đa dạng sinh học, tính ổn định tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Trong điều tra lâm phần, để biểu thị tổ thành rừng người ta sử dụng công thức tổ thành cho cả hai đối tượng tầng cây cao và tầng cây tái sinh. Về bản chất công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hệ giữa các loài cây trong một quần xã thực vật và mối quan hệ giữa quần xã thực vật với điều kiện ngoại cảnh.

Để biểu thị mức độ tham gia của loài cây trong lâm phần, người ta sử dụng công thức tổ thành. Tổ thành loài cây có rất nhiều cách tính như: Tổ thành tính theo số cây, tổ thành tính theo tiết diện ngang, tổ thành tính theo trữ lượng. Tác giả sử dụng chỉ số IV% tính theo công thức (3.1) làm chỉ tiêu biểu thị hệ số tổ thành.

Kết quả xác định tổ thành theo công thức (3.1) cho từng ô tiêu chuẩn cho từng trạng thái rừng được nêu ở bảng 4.1, trong đó tôi chỉ nêu những loài cây có tổ thành ≥ 2%.

Bảng 4.1: Công thức tổ thành tầng cây cao tính theo IV% TTR ÔTC Số loài N/ha (Cây) Công thức tổ thành IIIA1 1 22 500 22.16Sde + 16.51S + 8.99Ddđ + 7.82Su + 6.39B + 6.3G + 4.93Bloi + 3.69Bd + 3.32Sgao + 3.18Sta + 16.87LK ( 12 loài)

2 26 480

15.84Sưa +12.45Sda +9.71De +8.06Si + 7.44Vtr + 5.36Đa +4.48Mn + 4.22Rr +4.1Ssô +3.85Stia + 2.72Bb + 2.21Dr + 19.61LK (14 loài 3 22 460 16.37Sl + 11.99Xt + 9.74Go + 8.58Đ + 7.2Tr + 6.25Sau + 6.01Bbet + 4.56V + 3.89Ôga + 3.51G + 3.36Ddđ + 2.15Vtr + 2.13Vg + 2.05Tram + 2.04Tsao +10.11LK (7 loài) IIB 4 15 380 12.22Xt + 11.87Sa + 11.32Ôga + 10.26Dd + 7.81L + 7.72Hb + 7.23Hh + 6.83Ed + 5.44N + 4.95G + 4.76Bb + 3.3Sau + 2.52Or + 2.08Dv + 1.69Bb 5 20 490 21.27Thm + 17.63Sa + 12.86S + 6.93Sop + 6.45Or + 5.36Mn + 4.22No + 3.66Str + 3.49Go +3.32Lm + 2.03Rrang + 12.76LK (8 loài) 6 17 310 37.08G + 13.06Xt + 8.19Su + 6.73Dv + 4.73Sg + 4.53Dr + 2.92Vtr + 2.62Td + 2.56S + 2.49Pl + 2.42N + 2.38M + 2.33Lm + 2.1Go + 2.04Ddđ + 3.82LK (2 loài )

a. Trạng thái IIB

Số liệu điều tra cho thấy mật độ tầng cây cao dao động từ 310- 490 cây/ha, số loài dao động từ 15- 20 loài.

Ô tiêu chuẩn 04: Có 15 loài, có 14 loài có hệ số tổ thành lớn hơn 2% chiếm 98.41%, 1 loài có hệ số tổ thành nhỏ hơn 2% chiếm 1.69%, có 9 loài có chỉ số quan trọng IV% >5% như các loài Xoan ta chiếm (12.22%), Sảng (11.87%), Ổ gà (12.32%), Dâm dủi (10.26%), Lát hoa (7.81%), Hồng bì (7.72%), Hoa hòe (7.23%), Ế đề (6.83%), Nhãn (5.44%).

Ô tiêu chuẩn 05: Có 20 loài, 11 loài có hệ số tổ thành lớn hơn 2% chiếm 87.24%, 9 loài có hệ số tổ thành nhỏ hơn 2% chiếm 12.76%, có 6 loài có chỉ số quan trọng IV%>5% như các loài Thừng mực chiếm tỉ lệ cao nhất (21.27%), Sảng (17.63%), Sếu (12.86%), Sộp (6.93%), Ô rô (6.45%), Mần nái (5.36%).

Ô tiêu chuẩn 06: Có 17 loài, 15 loài có hệ số tổ thành lớn hơn 2% chiếm 96.17%, 2 loài có hệ số tổ thành nhỏ hơn 2% chiếm 3.83%, 4 loài ưu thế có chỉ số IV%>5% gồm: Gạo (37.08%), Xoan ta (13.36%), Sung (8/19%), Dò vàng (6.73%).

Đa số loài cây chủ yếu ở trạng thái IIb là những loài cây ưa sáng. Đặc điểm này phù hợp với đặc điểm chung của trạng thái IIb theo hệ thống phân loại của Loetschau.

b. Trạng thái IIIA1

Mật độ tầng cây cao biến động từ 460 - 500 cây/ha với số lượng loài tương đối cao, dao động từ 22 - 26 loài.

Ô tiêu chuẩn 01: Có 22 loài, trong đó có 10 loài có hệ số tổ thành lớn hơn 2% chiếm 83.13%, có 12 loài có hệ số tổ thành nhỏ hơn 2% chiếm 16.87%. Trong đó có năm loài có độ quan trọng lớn hơn 5% chiếm 68.18%, đó là các loài như Sung dè là loài cây có hệ số tổ thành cao nhất (22.16%), Sếu (16.51%), Dâu da đất (8.99%), Sữa (7.82%), Bưởi ta (6.39%), Gạo

Ô tiêu chuẩn 02: Có 26 loài, có 12 loài có hệ số tổ thành lớn hơn 2% chiếm 80.59%, có 14 loài có hệ số tổ thành nhỏ hơn 2% chiếm 19.61%. Trong đó có 6 loài có chỉ số quan trọng IV%>5% bao gồm: Sưa (15.84%), Sơn đằng (12.45%), Dẻ gai (9.71%), Si (8.06), Vạng trứng (7.44), Đa (5.36%).

Ô tiêu chuẩn 03: Có 22 loài, có 15 loài có hệ số tổ thành lớn hơn 2% chiếm 89.89%, có 7 loài có hệ số tổ thành nhỏ hơn 2% chiếm 10.11%, 7 loài ưu thế có chỉ số quan trọng IV% >5% gồm có Sang lẻ (16.37%), Xoan ta (11.99%), Gốm (9.75%), Đề (8.58%), Trẩn (7.2%), Sấu (6.26%), Ba bét (6.02%).

Từ kết quả xác định hệ số tổ thành ở biểu 4.1 trên cho thấy: Số loài ghi được là 79 loài trong đó: Trạng thái rừng IIIA1 có số lượng loài là 55 loài, trạng thái rừng IIB có số lượng loài là 40 loài. Hầu hết các cây tham gia vào công thức tổ thành cả hai trang thái IIB, IIIA1 chủ yếu là cây gỗ tạp, loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển rừng tại Khu rừng đặc dụng Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w