Tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành tầng cây cao của các lâm phần trong tương lai, nó là chỉ tiêu phản ánh mức độ phù hợp của lâm phần với mục đích kinh doanh. Qua công thức tổ thành cây tái sinh, người ta có thể điểu chỉnh công thức tổ thành sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh đồng thời xác lập các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để hoàn thành tái sinh rừng trước khi chúng tham gia tạo lập nên hệ sinh thái rừng. Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh được ghi trong bảng 4.13:
Bảng 4.14: Công thức tổ thành cây tái sinh theo số cây
TTR ÔTC Số loài N/ha (Cây) Công thức tổ thành IIIA1 1 10 5920 2.16Ddđ + 1.76S + 1.49Sde + 1.08R + 0.81B + 0.81Đa+ 0.68Bd + 0.54Go + 0.67LK (3 loài) 2 15 5440 1.47Sda + 1.32Mclt + 1.18B + 1.03Su + 1.03Dc + 0.74Thc + 0.59Xt + 2.65LK (8 loài) 3 15 5600 3.29Tr + 1.43Sl + 1.00Go + 0.71B + 0.71Tram + 0.57Ôga + 2.29LK ( 9 loài) IIB 4 9 4400
2.36Ôga + 2.18Ed + 1.27Dd + 0.91Sa + 0.91Sau + 0.73Hb + 0.73Mc + 0.55Bb + 0.36Rrang 5 14 6320 2.66B + 1.27Sa + 1.14Thm + 1.01Ôro + 0.76Go + 0.63Lm + 0.51No + 0.51S + 1.52LK ( 6 loài) 6 17 5360 1.94Dv + 1.79Bl + 1.19Sg + 1.19Sxe + 0.60Xt + 0.60Đa + 2.69LK (10 loài)
Qua số liệu và công thức tổ thành tầng cây tái sinh ở bảng 4.14 ta nhận thấy: Cả hai trạng thái rừng đã trải qua khai thác nhưng đang ở giai đoạn phục hồi, mật độ tái sinh ở mức trung bình.
- Trạng thái IIB: Mật độ tái sinh dao động từ 4400 – 6320 cây/ha, số loài tham gia vào tổ thành cây tái sinh là 35 loài trong đó có 21 loài có hệ số tổ thành lớn hơn 0.5, trong đó ô tiêu chuẩn 04 có 8 loài, ô tiêu chuẩn 05 có 8 loài và ô tiêu chuẩn 06 có 6 loài.
- Trạng thái IIIA1: Mật độ tái sinh dao động từ 5440 – 5920 cây/ha, số loài tham gia vào công thức tổ thành là 37 loài. Số lượng loài có hệ số tổ thành lớn hơn 0.5 theo các ô tiêu chuẩn như sau: Ô tiêu chuẩn 01 có 8 loài, ô tiêu chuẩn 02 có 7 loài, ô tiêu chuẩn 03 có 6 loài.
Như vậy, các trạng thái rừng ở khu nghiên cứu đã bị khai thác dẫn tới những loài cây có giá trị giảm, thành phần loài ít. Rừng tự nhiên ở đây chủ yếu là rừng phục hồi với vai trò phòng hộ nên việc trồng bổ sung các loài cây vừa có giá trị kinh tế vừa đảm bảo chức năng phòng hộ là cần thiết để trong tương lai tạo ra một lâm phần có kết cấu ổn định, đa dạng về thành phần loài, đáp ứng mục tiêu phòng hộ lâu dài tạo cảnh quan thiên nhiên phong phú về số và chất lượng loài.